Ghi hóa đơn cho chi phí lắp đặt năm 2024

Trường hợp nào hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá là điều khiến không ít người băn khoăn. Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

Trường hợp nào hóa đơn không cần đơn vị tính, số lượng, đơn giá?

Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây theo quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá. Cụ thể:

- Tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá;

- Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng;

- Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế;

- Hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quốc phòng an ninh phục vụ hoạt động quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ;

- Và riêng hóa đơn của doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý là hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa hai bên và theo bảng kê tổng hợp: Không phải có đơn giá.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp trên hóa điện tử đều phải ghi đầy đủ đơn vị tính, số lượng, đơn giá của hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp nào hóa đơn không cần đơn vị tính, số lượng, đơn giá? [Ảnh minh họa]

Hóa đơn dịch vụ chỉ ghi tổng tiền, không ghi số lượng, đơn giá được không?

Hóa đơn dịch vụ không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính [theo điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020]. Theo đó,

- Đơn vị tính: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, người bán xác định tên đơn vị tính của hàng hóa thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị tính là đơn vị đo lường [ví dụ như: tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2 , m...].

Còn đối với dịch vụ thì không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” trên hóa đơn mà đơn vị tính được xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.

- Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên.

Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.

Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày.. .tháng...năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.

Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày.. .tháng...năm”.

- Đơn giá hàng hóa, dịch vụ: Ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên. Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.

Như vậy, hóa đơn điện tử cung cấp dịch vụ không cần có tiêu thức đơn vị tính. Còn đối với tiêu thức số lượng, đơn giá thì cũng không nhất thiết phải có đối với các dịch vụ sử dụng bảng kê.

Là chủ sở hữu của một công ty xây dựng, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tổ chức và trích xuất các thông tin thanh toán cần thiết để được thanh toán theo yêu cầu và khi cần thiết. Các nhà quản lý dự án xây dựng sẽ có những thách thức liên quan đến quá trình lập hóa đơn xây dựng. Một số khía cạnh như thời hạn thanh toán, chi phí gián tiếp hoặc chi phí dự án có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ của dự án.

Do đó, cần phải lựa chọn các phương pháp lập hóa đơn xây dựng hoàn hảo cho kế toán xây dựng của bạn. Hôm nay Hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ hướng dẫn lập hóa đơn xây dựng cho các nhà thầu, cùng tìm hiểu chi tiết tại bài chia sẻ này nhé

Nội dung bài viết

1. Hóa đơn xây dựng là gì?

Hóa đơn là một tài liệu mà nhà thầu, nhà thầu phụ hoặc nhà cung cấp gửi cho khách hàng của họ khi nợ tiền thanh toán cho công việc đã thực hiện. Hóa đơn xác lập nghĩa vụ thanh toán, do đó tạo ra một khoản phải thu. Về cơ bản, đó là một biên bản thỏa thuận mua bán. Lập hóa đơn là thứ giữ cho dòng tiền luân chuyển.

Một hóa đơn xây dựng điển hình sẽ bao gồm:

  • Ngày lập hóa đơn
  • Tên và địa chỉ của cả hai bên
  • Mô tả hàng hóa và dịch vụ
  • Giá cả và số lượng của những hàng hóa và dịch vụ đó
  • Các điều khoản thanh toán

Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp xây dựng xử lý hóa đơn của họ theo cách khác nhau, cộng với thông tin liên quan trên hóa đơn sẽ thay đổi khá nhiều tùy thuộc vào công việc đang được thực hiện.

\>>>> Xem ngay: 8 điểm lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử năm 2022

2. Quy định về thời điểm xuất hóa đơn xây dựng

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, KHÔNG phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

  • Trường hợp giao hàng nhiều lần/ bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần Người bán phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng
  • Trường hợp DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà để bán, chuyển nhượng có thu tiền theo tiến độ thi công dự án hoặc đã thoả thuận theo hợp đồng thì ngày thu tiền được xem là ngày lập hoá đơn.

Trên mỗi hoá đơn cần có đầy đủ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế VAT, thuế suất và số thuế GTGT.

Lưu ý:

– DN xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao.

\=> Phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao.

Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.

– Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì

\=> Lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.

\=> Như vậy: Các khoản tạm ứng không được xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131

\>>>> Có thể bạn quan tâm: Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng

3. Hướng dẫn lập hóa đơn xây dựng

3.1 Xuất hóa đơn xây dựng cho công trình cuốn chiếu

Công trình xây dựng cuốn chiếu là công trình nghiệm thu theo giai đoạn hoàn thiện, hay làm đến đâu nghiệm thu đến đó. Theo vậy, khi hoàn thành đến phân đoạn nào thì sẽ nghiệm thu giai đoạn đó và xuất hoá đơn luôn, cụ thể:

  1. Giai đoạn làm móng công trình

Sau khi đổ xong móng cho công trình, đơn vị xây dựng hay kế toán xây dựng lập biên bản nghiệm thu giai đoạn làm móng..Bộ giấy tờ bao gồm:

  • Xác nhận khối lượng
  • Bảng quyết toán khối lượng
  1. Giai đoạn xây thô công trình

Với giai đoạn này, kế toán xây lắp cần có những giấy tờ sau:

  • Biên bản nghiệm thu
  • Biên bản xác nhận khối lượng công trình
  • Bảng quyết toán khối lượng công trình
  1. Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình

Hoàn thành công trình xong, kế toán xây dựng phải tổng kết lại giai đoạn trước đó và lập biên bản tổng hợp gồm các giấy tờ:

  • Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình được đưa vào sử dụng
  • Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành,
  • Bảng quyết toán khối lượng công trình.

Sau đó kế toán xuất hóa đơn GTGT cho phần còn lại và thanh toán hợp đồng.

3.2 Xuất hoá đơn xây dựng đối với công trình hoàn thành đại cục

Khác biệt với công trình cuốn chiếu, công trình hoàn thành đại cục là một hình thức hoàn thiện công trình xây dựng hết mới tiến hành nghiệm thu và thanh toán giá trị.

Theo đó, kế toán chỉ cần lập và xuất hoá đơn vào thời điểm bàn giao công trình, các giấy tờ cần có khi nghiệm thu khi kết thúc công trình gồm:

  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đã đưa vào sử dụng;
  • Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công việc;
  • Bảng quyết toán khối lượng công trình;

Trên đây, EasyInvoice đã hướng dẫn bạn lập hóa đơn xây dựng, hy vọng thông tin trên hữu ích cho Quý doanh nghiệp. Chúc Quý doanh nghiệp luôn thành công.

SoftDreams cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, quá trình lập hóa đơn của bạn sẽ không tốn nhiều thời gian và bạn sẽ ít sai sót hơn khi có hóa đơn điện tử. Hơn nữa, việc lưu hồ sơ các giao dịch đã thanh toán và chưa thanh toán sẽ dễ dàng hơn rất nhiều

Trong quá trình tìm hiểu, sử dụng hóa đơn điện tử EasyInvoice các bạn gặp vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

Chi phí lắp đặt thuế suất bao nhiêu?

thi công trọn gói bao gồm vật tư, thiết bị, nhân công trong phụ lục hợp đồng có chi tiết loại hàng hóa, vật tư có loại thì thuế suất 8% và có loại thuế suất 10%. Theo hướng dẫn tại công văn 7460/BTC-TCT ngày 29/07/2022, thì dịch vụ xây dựng lắp đặt được giảm thuế suất còn 8%.

Xuất hóa đơn chi phí lắp đặt thuế suất bao nhiêu?

- Đối với dịch vụ xây dựng, lắp đặt và cung cấp các hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, trạm biến áp không thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP: Công ty lập hóa đơn GTGT với mức thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định.

Khi nào xuất hóa đơn trong xây dựng?

1. Quy định về thời điểm xuất hóa đơn xây dựng. Theo thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: “Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, KHÔNG phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Thi công nội thất áp dụng thuế suất bao nhiêu?

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty trực tiếp ký hợp đồng nhận thi công xây dựng công trình mới có kèm theo trang trí nội thất thì hoạt động trang trí nội thất được áp dụng chung thuế suất thuế GTGT với hoạt động xây dựng là 5%.

Chủ Đề