Gan nằm vị trí nào trên cơ thể năm 2024

Gan là cơ quan nội tạng có kích thước lớn và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Dưới đây sẽ là những thông tin về giải phẫu gan, chức năng của gan và cách phân thùy gan.

1. Vị trí và chức năng của gan

Gan có màu đỏ sậm. Vị trí của gan là ở ngay dưới cơ hoành và nằm bên phải của ổ bụng. Gan nặng từ 1,4 đến 1,6kg nhưng nếu tính cả lượng máu mà gan chứa thì trọng lượng của gan có thể từ 2,3 đến 2,4kg. Trung bình, bề ngang của gan dài 28cm, bề trước sau rộng khoảng 20 cm và độ cao khoảng 8cm.

Hình ảnh mặt hoành của gan

Gan đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng bao gồm:

- Là cơ quan dự trữ các protein, glycogen, lipid, sắt, các loại vitamin. Bên cạnh đó, gan còn tích trữ sắt từ hemoglobin để tạo ra các hồng cầu mới.

- Chức năng chuyển hóa thức ăn thành những chất cần thiết, đảm bảo cho sự sống và sự phát triển của cơ thể.

- Chuyển hóa carbohydrate để đảm bảo duy trì mức đường máu ổn định.

- Chuyển hóa chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

- Chuyển hóa protein với mục đích phá vỡ protein để tiêu hóa.

- Chức năng tổng hợp của gan:

+ Tổng hợp protein: Những tế bào gan có nhiệm vụ sản xuất khoảng 50% lượng protein trong cơ thể. Chính vì thế, gan có khả năng tái sinh rất cao. Khi cắt bỏ gan, gan có thể tự tái tạo.

+ Tổng hợp các yếu tố trong quá trình đông máu.

+ Tổng hợp angiotensinogen đảm bảo ổn định huyết áp.

+ Tổng hợp albumin, từ đó duy trì áp lực máu và phòng tránh nguy cơ rò rỉ mạch máu.

- Gan sản xuất mật: Trung bình gan sản xuất ra khoảng 0,5 lít mật mỗi ngày. Tác dụng của mật là giúp ruột non phân giải cũng như hấp thụ chất béo và vitamin. Mật chính là chất lỏng có màu xanh với những thành phần chính như muối mật, sắc tố mật, bilirubin, cholesterol, các chất điện giải và nước.

- Các chức năng khác: Ngoài những chức năng kể trên, gan còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng khác trong cơ thể bao gồm:

+ Lọc và loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể, chẳng hạn như một số loại hormone, các loại thuốc hay những chất độc hại trong rượu.

+ Chuyển hóa các thành phần trong thuốc giúp chúng có tác dụng nhanh chóng đối với cơ thể.

+ Gan chính là nơi tạo hồng cầu chính của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, tủy xương sẽ thực hiện nhiệm vụ này.

+ Gan cũng là một bộ phận quan trọng của hệ miễn dịch, góp phần ngăn chặn những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào gan.

+ Duy trì sự cân bằng hormone trong cơ thể.

2. Phân thùy gan theo những cách nào?

Phân chia thùy gan hay phân thùy gan có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sau:

Hình ảnh mặt tạng của gan

- Phân thùy gan theo các mốc giải phẫu:

+ Mặt trên của gan được phân chia thành 2 thùy đó là thùy phải và trái.

+ Mặt dưới của gan được chia làm 4 thùy bao gồm: Thùy phải, thùy trái, thùy vuông và thùy đuôi.

- Phân thùy gan dựa vào hệ thống tĩnh mạch gan theo Goldsmith và Woodburne:

+ Tĩnh mạch trên gan giữa được chia làm 2 phần, bao gồm một phần bên phải và một phần bên trái.

+ Tĩnh mạch trên gan phải chia gan làm 2 phân thùy đó là phần trước và sau.

+ Tĩnh mạch trên gan trái chia gan làm 2 phân thùy là phần giữa và bên.

+ Thùy đuôi độc lập.

Phân chia thùy gan theo Couinaud

- Phân thùy gan theo Couinaud: Gan sẽ được chia thành 8 hạ phân thùy. Trong đó:

+ Các nhánh tĩnh mạch gan sẽ chia ra thành thùy gan phải và thùy gan trái.

+ 5 phân thùy gồm đuôi, bên, giữa, trước và sau.

- Phân chia thuỳ gan theo Giáo Sư Tôn thất Tùng:

Gan bao gồm 2 thùy trái và phải, cùng với đó là 5 phân thuỳ [trước, sau, giữa, bên và lưng]. Trong đó, phân thuỳ lưng là thuỳ đuôi hay chính là hạ phân thuỳ I. Gan gồm có 6 hạ phân thuỳ. Đó là II, III, V, VI, VII, VIII và phân thùy giữa chính là phân thùy IV, hay cũng có thể gọi là thùy vuông. So với cách phân thùy gan của Couinaud, cách phân chia thùy gan của GS. Tôn Thất Tùng mang tính ứng dụng cao hơn trong phẫu thuật cắt gan.

Có thể nói rằng, việc phân thùy gan chính là yếu tố quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra các phác đồ điều trị gan hiệu quả.

3. Những mẹo nhỏ giúp bạn bảo vệ lá gan

Để bảo vệ sức khỏe gan, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây:

- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, bạn nên duy trì một trọng lượng hợp lý để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Lưu ý, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì nên thực hiện giảm cân một cách khoa học, lành mạnh.

Ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe gan

- Chế độ ăn cân đối, đảm bảo dinh dưỡng: Nên ưu tiên các loại thức ăn giàu chất xơ, nhiều vitamin, các chất béo từ dầu thực vật. Đồng thời, hạn chế ăn các loại carbohydrat đã qua chế biến, đường, các loại thịt đỏ,... Lưu ý, uống đủ nước để bảo đảm cho các hoạt động chuyển hóa và đào thải độc tố của cơ thể.

- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, phòng tránh nguy cơ gan nhiễm mỡ.

- Tránh tiếp xúc với các loại độc tố, không nên ăn những thực phẩm đã bị nấm mốc hoặc thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao.

- Hạn chế uống bia rượu.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm virus, đặc biệt là virus viêm gan HBV, HCV.

- Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh.

- Thường xuyên rửa tay để phòng ngừa lây nhiễm bệnh, đặc biệt là phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus gây viêm gan.

- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.

- Tiêm phòng viêm gan.

- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường về gan để kịp thời xử trí bệnh, phòng tránh nguy cơ biến chứng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đặc điểm của gan, chức năng gan, cách phân chia thùy gan và những mẹo nhỏ giúp bạn bảo vệ sức khỏe lá gan. Để tìm hiểu thêm thông tin hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Gan nằm ở đau trọng cơ thể con người?

Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người, nằm dưới lồng ngực, bên phải dạ dày, giữa ổ bụng và phía trên túi mật. Khối lượng thường dao động trong khoảng từ 1,4 – 1,8kg [đối với nam] hoặc 1,2 – 1,4kg [đối với nữ], tuỳ thuộc vào từng người.26 thg 9, 2023nullGan nằm ở vị trí nào? Cấu tạo và chức năng ganhoanmy.com › gannull

Gan nằm ở đau trên cơ thể?

Gan nằm bên nào? Gan nằm ở bên phải ổ bụng và tiếp giáp với nhiều cơ quan khác trong cơ thể: phía trước bên phải giáp với dạ dày, phía sau bên phải giáp với thận phải, phía dưới giáp với ruột non cùng ruột già. Mặt dưới của gan có túi mật.nullGan nằm ở vị trí nào trong cơ thể người? - Vinmecwww.vinmec.com › co-the-nguoi › gan-133null

Gan thận nằm ở đau?

Gan nằm ở phía bên phải của ổ bụng. Nó tiếp giáp với nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Phía trước và bên phải của gan tiếp xúc với dạ dày, phía sau và bên phải tiếp giáp với thận phải, phía dưới tiếp xúc với ruột non và ruột già.30 thg 8, 2023nullGan nằm ở vị trí nào trong cơ thể người? - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › Góc sức khỏe › Tin tức sức khỏenull

Gan có bao nhiêu mật?

Gan có 2 mặt: Mặt hoành lồi và mặt tạng phẳng. Ranh giới phía sau không rõ, phía trước là bờ sắc gọi là bờ dưới. Tùy thuộc vào từng tạng người mà hình thể ngoài của gan có thể thay đổi đôi chút so với bình thường.nullMột số điểm về giải phẫu và phân chia thùy gan - Vinmecwww.vinmec.com › mot-so-diem-ve-giai-phau-va-phan-chia-thuy-gannull

Chủ Đề