Bài tập về định luượng hóa vô cơ năm 2024

Tìm kiếm tài liệu cần thiết cho công việc giảng dạy: giáo án, hình ảnh, clip, các văn bản hành chính khác. Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy Hóa học, chia sẻ nguồn tài nguyên với các học sinh và đồng nghiệp khác.

Chương 1. Hóa học và đo lường

Nội dung 1: Tính toán các phép tính và ghi kết quả với số chữ số có nghĩa đúng

Bài 1. Có bao nhiêu chữ số có nghĩa trong các kết quả đo sau

  1. 73.0000 g b. 0.0503 kg
  1. 6.300 cm d. 0.80090 m
  1. 5.10 x10-7 m f. 2.010 s

Bài 2. Có bao nhiêu chữ số có nghĩa trong các kết quả đo sau. Trường hợp nào có số chữ số có

nghĩa không xác định được? Giải thích?

[a] 450; [b] 98.6; [c] 0.0033; [d] 902.10; [e] 0.02173; [f] 7000; [g] 7.02; [h] 67,000,000

Bài 3. Biểu diễn các kết quả đo sau với BỐN chữ số có nghĩa

[a] 3984.6; [b] 422.04; [c] 186,000; [d] 33,900; [e] 6.321x104 [f]. 5.0472x104

Bài 4. Tính toán các phép tính sau và ghi kết quả với số chử số có nghĩa đúng

  1. [8.71 x 0.301]/0.031
  1. 0.71 + 92.2
  1. 934 x 0.00435 + 107
  1. [847.89 - 847.73]x14673

Bài 5. Tính toán các phép tính sau và ghi kết quả với số chử số có nghĩa đúng

  1. [0.025×0.0035]/[2.16×10-2 ] =
  1. 62.356/[0.000456×6.422×10-3] =
  1. [8.21×104×1.3×10-3]/[0.00236× 4.071×10-2] =
  1. 12.06x1022 + 11.32x1042 - 11.26x1032 \=
  1. 0.236 + 128.55 - 102.1 =
  1. [1.302×103 + 952.7]/[1.57×102 - 12.22] =

Bài 6. Tính toán các phép tính sau và ghi kết quả với số chử số có nghĩa đúng

  1. 0.71+92.2
  1. 934x0.00435 + 107
  1. [847.89 - 847.73]x14673

Bài 7. Tính toán các phép tính sau và ghi kết quả với số chử số có nghĩa đúng

  1. 8.937 - 8.930
  1. 8.937 + 8.930
  1. 0.00015x54.6 + 1.002

Giới thiệu một số bài tập ôn tập dành cho môn Hóa nước, đây là học phần bắt buộc cho ngành: Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật công trình biển, Cấp thoát nước; và là học phần tự chọn cho ngành: Thủy văn

Bài 1. Để xác định độ axit tổng [độ axit P] của một mẫu nước mặt có pH = 7,85, người ta đem chuẩn độ 100 mL một mẫu nước đó bằng dung dịch NaOH 0,1N với chỉ thị PP thì hết 1,05 mL NaOH. Xác định độ axit tổng của mẫu nước đó.

Bài 2. Cho một mẫu nước thải sản xuất có pH = 3,70. Chuẩn độ 50 mL mẫu nước đó bằng dung dịch NaOH 0,1N để xác định độ axit của nước. Nếu chỉ dùng chỉ thị MO thì hết 3,4 mL, nếu chỉ dùng chỉ thị PP thì hết 8,3 mL. Hãy giải thích quá trình chuẩn độ và tính độ axit tổng, độ axit vô cơ của mẫu nước theo mЭg/L và mgCaCO3/L.

Bài 3. Chuẩn độ 100 mL mẫu nước tự nhiên bằng dung dịch HCl 0,05N. Lúc đầu chuẩn với chỉ thị PP thì hết 15 mL, sau đó chuẩn tiếp với chỉ thị MO thì hết 10 mL HCl nữa. Hãy giải thích quá trình chuẩn độ và tính độ kiềm toàn phần, độ kiề m hiđroxit, độ kiềm cacbonat, độ kiềm bicacbonat, độ kiềm P, độ kiềm M của mẫu nước trên theo mЭg/L và mgCaCO3/L.

Bài 4. Lấy 100 mL nước mẫu vào bình nón, nhỏ vào 3 giọt PP, lắc đều thấy dung dịch không có màu. Nhanh chóng chuẩn bằng dung dịch NaOH 0,02N cho tới khi mẫu nước chuyển sang màu hồng thì thấy hết 5 mL dung dịch chuẩn. Hãy giải thích quá trình chuẩn độ và tính hàm lượng CO2 tự do có trong mẫu [theo mg/L].

Bài 5. Cho 4 g bột CaCO3 vào 500 ml nước mẫu đựng trong bình kín. Sau 5 ngày, hút 100 mL phần nước trong trong bình này chuyển vào bình nón, thêm 3 giọt MO. Dùng HCl 0,05N chuẩn đến khi dung dịch có màu hồng thấy hết 5 mL dung dịch chuẩn. Hãy giải thích quá trình chuẩn độ và xác định hàm lượng CO2 xâm thực [mg/L], biết khi chuẩn 100 mL nước mẫu không có CaCO3 thì hết 3,5 mL HCl.

Bài 6. Phân tích một mẫu nước cho kết quả như sau:

[Na+] = 20 mg/L [Cl-] = 40 mg/L

[K+] = 30 mg/L [HCO3-] = 67 mg/L

[Ca2+] = 6 mg/L [SO42-] = 5 mg/L

[Mg2+] = 10mg/L [NO3-] = 10 mg/L

Tính độ cứng cacbonat, độ cứng phicacbonat và độ cứng tổng cộng của mẫu nước theo đơn vị mgCaCO3/L?

Bài 7. Để xác định hàm lượng tổng chất rắn [TS] của một mẫu nước, người ta tiến hành thí nghiệm sau. Làm khô cốc trong tủ sấy ở 105oC trong 1giờ rồi chuyển sang bình hút ẩm để nguội, cân cốc trên cân phân tích, được khối lượng bì m1 = 50,3363 mg. Mẫu được lắc đều rồi lấy 100 mL vào cốc đã cân. Đem cô nước trên bếp điện tới gần cạn rồi chuyển vào tủ sấy, tiếp tục sấy ở 105oC cho tới khô hẳn, chuyển v bào bình hút ẩm cho nguội. Cân được khối lượng m2 = 61,7513 mg. Tính hàm lượng tổng chất rắn [TS] trong mẫu.

Bài 8. Xác định tổng chất rắn bay hơi [TVS]. Thực hiện các bước như phần xác định TS. Nung cốc trong lò nung ở 550±50oC [1 giờ] rồi làm nguội trong bình hút ẩm. Kết quả thu được m1 = 50,3363 mg và m2 = 53,1427 mg. [Chú ý: nung mẫu đến khối lượng không đổi bằng cách cân khối lượng m2 rồi lặp lại chu kỳ nung, để nguội và cân cho đến khi thu được khối lượng không đổi – khối lượng giảm đi 4% khối lượng lần cân trước đó là được]. Tính TVS của mẫu.

Bài 9. Xác định tổng chất rắn hòa tan [TDS]. Lọc 100 mL mẫu nước đã lắc đều. Tiến hành sấy mẫu và cân như phần xác định TS. Các kết quả thu được: m1 = 50,3363mg; m2 = 61,4110mg. Tính TDS và TSS của mẫu nước.

Chủ Đề