Gà đốt ô thum ở đâu ngon

Cho vào chảo sả bào sợi, 10 lá chanh tươi, 2 củ tỏi, 500ml dầu ăn, cho gà và nội tạng gà lên trên, đậy nắp lại. Sau đó bắc chảo lên bếp, bật lửa chiên với lửa nhỏ trong 15 phút.

Tiếp đến, bạn tăng lửa vừa chiên thêm 5 phút nữa rồi mở nắp, vớt tim, gan, mề gà ra.

Vớt sả bào ra, sau đó tiến hành trở mặt gà và chiên thêm 3 phút nữa cho gà vàng đều, bạn tắt bếp, vớt gà ra và thưởng thức nhé!

Mách nhỏ: Để gà chiên vàng đều, trong lúc chiên bạn dùng muỗng chan đều dầu nóng lên khắp mình gà nhé!

Page 2

Cho vào chảo sả bào sợi, 10 lá chanh tươi, 2 củ tỏi, 500ml dầu ăn, cho gà và nội tạng gà lên trên, đậy nắp lại. Sau đó bắc chảo lên bếp, bật lửa chiên với lửa nhỏ trong 15 phút.

Tiếp đến, bạn tăng lửa vừa chiên thêm 5 phút nữa rồi mở nắp, vớt tim, gan, mề gà ra.

Vớt sả bào ra, sau đó tiến hành trở mặt gà và chiên thêm 3 phút nữa cho gà vàng đều, bạn tắt bếp, vớt gà ra và thưởng thức nhé!

Mách nhỏ: Để gà chiên vàng đều, trong lúc chiên bạn dùng muỗng chan đều dầu nóng lên khắp mình gà nhé!

Gà đốt lá chúc Ô Thum là đặc sản riêng có của An Giang

Gà đốt lá chúc Ô Thum có nhiều nhất ở Hồ Ô Thum, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi này thu hút rất đông khách du lịch ghé thăm, phần là bởi vì khung cảnh tuyệt đẹp, phần là bởi món gà đốt lá chúc Ô Thum trứ danh. Món ăn này nổi tiếng bởi hương vị khác lạ, và cách chế biển rất đặc biệt không đâu có. Chính vì vậy, mà khi đã đến với Hồ Ô Thum thì nhất định người ta phải tìm và thưởng thức món gà trứ danh này.

Món gà đốt ở Ô Thum quyến rũ thực khách bởi vị ngon đặc trưng

Để làm món gà đốt lá chúc Ô Thum, người ta phải chọn nguyên liệu rất kỹ lưỡng.Gà để làm món ăn này phải là gà đồi, giống gà ta mà mỗi con chỉ có trọng lượng từ 1,3kg đến 1.8kg, loại gà này tuy nhỏ nhưng thịt rất chắc và ngọt. Đặc biệt, người ta không làm sẵn gà để bán cho thực khách, mà khi khách gọi thì gà mới được thịt, tẩm ướp và chế biến. Chính vì vậy thịt gà luôn tươi ngon, ngọt nước.

Gà để làm gà đốt phải là giống gà đồi, chắc thịt

Thực khách muốn thưởng thức gà đốt lá chúc Ô Thum, thì phải chờ đợi tối thiểu 40 phút để đầu bếp thực hiện các công đoạn chế biến. Ăn gà đốt lá chúc Ô Thum, thực khách cần phải kiên nhẫn chờ đợi nhưng khi món ăn lên, hương vị đậm đà, thơm ngon của món ăn sẽ bù đắp lại công chờ đợi một cách xứng đáng.

Lá chúc, nguyên liệu không thể thiếu của món gà đốt Ô Thum

Điều tạo nên vị ngon của món gà đốt lá chúc Ô Thum, không chỉ nằm ở nguyên liệu mà còn nằm ở bí quyết chế biến riêng của người dân tại đây. Ngoài các gia vị thường thấy như muối, sả, ớt, tỏi thì một loại gia vị đặc biệt cho món ăn này đó chính là lá chúc, người ta sẽ ướp gà với loại lá này để tạo vị ngon đặc trưng.

Gà được chế biến với bí quyết riêng

Gà đốt lá chúc Ô Thum chuẩn vị sau khi đốt sẽ được lót một lớp lá sả, lá chúc cho thêm dầu, rồi đốt tiếp từ 15-20 phút để da vàng giòn. Lửa đốt gà phải đốt lửa thật to, sau đó nhỏ dần để thịt gà chín đều. Gà đốt khi lên mâm sẽ có một lớp da giòn, màu vàng xuộm, vị ngọt đậm đà và đặc biệt là cái mùi thơm đặc trưng không lẫn đi đâu được.

Thực khách sẽ ăn gà với nước chấm và một dĩa gỏi rau

Khi thưởng thức gà đốt lá chúc Ô Thum, thực khách sẽ được chuẩn bị một cái kéo để tự cắt thịt và một dĩa gỏi rau ăn kèm. Món này ăn không cũng đã rất ngon, nhưng kèm theo cả đồ chấm thì sẽ đậm đà và hấp dẫn dẫn.

Ăn gà đốt lá chúc Ô Thum giữa miền biên viễn mới thấy hết cái vị ngon của nó

Đất Việt không thiếu món gà ngon, nhưng những miếng gà đốt lá chúc Ô Thum vẫn luôn khiến thực khách phải thèm thuồng bởi cái thơm, cái ngọt đặc trưng giữa miền biên viễn nó cuốn hút đến lạ lùng. Chính vì món ăn quá đỗi hấp dẫn này, mà dù nằm ở vùng xa xôi nhất của tỉnh An Giang, nhưng Hồ Ô Thum vẫn luôn là địa điểm được nhiều du khách ghé thăm mỗi ngày.

Không chỉ nổi tiếng với cảnh núi non hoang sơ, hùng vĩ cùng những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, vùng đất Bảy Núi – An Giang còn có nhiều hồ nước tuyệt đẹp thu hút rất đông du khách như: Soài So, Soài Chek, Tà Pạ, Ô Thum, Ô Tà Sóc [Tri Tôn], Ô Tức Sa, Thủy Liêm, Thanh Long [Tịnh Biên]. Trong đó Hồ Ô Thum với cảnh quan sơn thủy hữu tình là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích sự yên tĩnh của núi rừng.

Hồ Ô Thum [xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang] được hình thành khoảng chục năm trước với mục đích ngăn nước để sản xuất nông nghiệp. Hồ có diện tích không lớn nhưng nằm tựa lưng vào triền núi mặt nước phẳng lặng, xanh biếc tạo nên cảnh đẹp vô cùng nên thơ. Trở thành điểm du lịch An Giang thu hút đông đảo du khách và những bạn trẻ đến tham quan, khám phá, chụp ảnh. Đến đây bạn không chỉ hòa mình vào thiên nhiên trong lành mà còn được thưởng thức hương vị độc đáo của món gà đốt Ô Thum nổi tiếng có nguồn gốc từ Campuchia.

Ảnh: Đỗ Tình

Hồ Ô Thum nằm về hướng tây của núi Cô Tô và hướng đông của đồi Tức Dụp. Từ trung tâm thị trấn Tri Tôn, du khách có thể chọn lưu thông qua tuyến đường Nguyễn Trãi, đi theo tuyến đường nhựa vòng quanh chân núi về hướng xã Ô Lâm, ghé qua Khu du lịch đồi Tức Dụp. Sau khi tham quan ở ngọn đồi từng gắn với chiến công oai hùng của quân – dân An Giang trong kháng chiến chống Mỹ. Qua khỏi khu du lịch Tức Dụp khoảng 500m có ngã 3 quẹo trái vào khu du lịch hồ Ô Thum. Đi khoảng 2km nữa tới cuối đường là gặp hồ.

Theo người dân trong vùng, hồ Ô Thum đẹp nhất khi vào mùa mưa, nước mênh mông tràn lên cả bờ kè đá, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn làm say lòng người.

Ven bờ trồng nhiều thốt nốt, loài cây mang tính biểu tượng của tỉnh An Giang. Tên gọi “thốt nốt” do người địa phương đọc chệch từ tiếng Khmer là “th’not”. Nhin từ phía xa có thể thấy cả hàng thốt nốt như đang mọc lửng lơ trên mặt hồ cực độc đáo.

Trong lòng hồ có một gò đất khá cao so với mặt nước, nhìn giống như một ốc đảo thu nhỏ. Người dân địa phương đã làm một cây cầu gỗ nối liền 2 bờ để qua lại, vô tình lại làm tăng thêm nét quyến rũ của hồ.

Ngoài tham quan, chụp ảnh, du khách còn có thể chèo thuyền quanh hồ Ô Thum. Tận hưởng không khí trong lành, những làn gió mát kiến tâm hồn trở nên thư thái, bình yên.

Sau khi thỏa sức ngắm cảnh, chụp hình, dạo mát dọc theo bờ hồ, du khách đừng quên thưởng thức món gà đốt lá chúc Ô Thum trứ danh.

Gà đốt lá chúc Ô Thum trứ danh

Ban đầu, chỉ có một quán chuyên về món ăn này. Sau thấy nhu cầu của khách cao, người dân địa phương đã mở thêm nhiều quán phục vụ.

Điều tạo nên vị ngon của món gà đốt không chỉ nằm ở nguyên liệu mà nằm ở bí quyết chế biến riêng của mỗi quán, ngoài các loại gia vị thường thấy như muối, sả, ớt, tỏi thì lá chúc như một loại gia vị đặc biệt không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được của món ăn.

Gia vị không thể thiếu đó là lá chúc

Cây chúc được xem là đặc sản của vùng Bảy Núi, An Giang, trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Lá cây có vị the như lá chanh nhưng thơm nồng hơn, giữ được hương lâu, không bị đắng.

Con gà sau đốt chín, da chuyển sang màu vàng hấp dẫn, các nguyên liệu thấm đều vào thịt gà, món ăn vừa giữ được vị ngọt tự nhiên, vừa hòa quyện mùi thơm đặc trưng của lá chúc và sả. Gắp từng miếng thịt gà chấm vào chén muối ớt chanh hoặc nước mắm làm từ lá chúc, ăn kèm tỏi nướng khiến thực khách phải vấn vương, và không đâu có thể tạo nên một hương vị đặc trưng đến vậy. 

Con gà sau đốt chín da chuyển sang màu vàng hấp dẫn

Dù là đặc sản, được chế biến công phu nhưng món gà đốt Ô Thum có giá bình dân. Thực khách muốn thưởng thức gà đốt lá chúc Ô Thum, thì phải chờ đợi tối thiểu 40 phút để đầu bếp thực hiện các công đoạn chế biến. Nếu muốn nhanh chóng bạn có thể gọi điện đặt trước cho chủ quán biết giờ mình đến quán để họ chuẩn bị sẵn, đến là có gà ăn liền khỏi phải chờ lâu.

Dọc đường vào hồ Ô Thum, người dân trong vùng bày bán trái thốt nốt tươi cùng nước giải khát, đường được làm từ trái này để du khách mua về làm quà.

Rời khỏi Ô Thum, chắc hẳn ai cũng nhớ quay quắt món ăn thơm lừng ấy, cũng như quyến luyến cảnh sắc thơ mộng của hồ.

điểm du lịch An Gianggà đốt Ô ThumHồ Ô Thum

Video liên quan

Chủ Đề