Ca sĩ hàn quốc không có tiền ăn thịt bò là ai?

Nhiều thần tượng Hàn Quốc không được trả lương và phải bán cà phê, quần áo để kiếm sống sau khi giải nghệ.

Để trở thành một thần tượng Kpop và thành công trên toàn cầu, các chàng trai, cô gái cần có sự gan dạ, đam mê và cả yếu tố may mắn. Không thể thiếu nền tảng kinh tế ổn định bởi nhiều người trong số họ hoạt động vài năm vẫn không có lương, thậm chí gánh trên vai khoản nợ lớn.

Chi phí đầu tư khủng

Herald Corp trích chia sẻ của một nguồn tin trong lĩnh vực giải trí, chi phí sản xuất nhóm nhạc thần tượng [bao gồm việc thực hiện album] khoảng 2 tỷ won. Cả khi cố gắng cắt giảm chi phí, công ty giải trí cũng cần bỏ ra khoản đầu tư ít nhất là 1,5 tỷ won. Con số này bao gồm chi phí đào tạo nghệ sĩ từ khi họ là thực tập sinh.

Vì chi phí đào tạo đắt đỏ nên số lượng thực tập sinh phụ thuộc vào quy mô của công ty. “Ông lớn” như SM Entertainment thường có 20 đến 30 thực tập sinh, trong khi các công ty nhỏ hơn chỉ khoảng 5 người.

“Mỗi thực tập sinh tiêu tốn của chúng tôi ít nhất 30 triệu won mỗi tháng”, nguồn tin tiết lộ với Herald Corp.

Các công ty quản lý phải đầu tư khoản tiền lớn cho mỗi nhóm nhạc. Ảnh: Dispatch.

Người này cho biết thêm: “Một công ty nhỏ thường không có khả năng chi trả chi phí đào tạo tốn kém trong thời gian dài. Họ chỉ có thể duy trì việc này trong khoảng hai năm, do đó thường ra mắt nhóm nhạc sớm hơn công ty lớn để nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên, không phải nhóm nhạc nào cũng tồn tại được trong thời điểm cạnh tranh như hiện tại”.

Ngay cả việc tham gia các chương trình âm nhạc hàng tuần cũng tiêu tốn của công ty giải trí khoản tiền không nhỏ. Công ty phải dành ra khoảng 100 triệu won mỗi tháng để nghệ sĩ được xuất hiện trên Music Bank.

“Không phải thần tượng nào cũng được biểu diễn trong các chương trình âm nhạc. Đội ngũ nhân viên của chương trình sẽ quyết định ai diễn, ai không. Thường thì chúng tôi chỉ đồng ý cho những nhóm đã được công chúng biết tới biểu diễn”, một nhân viên truyền hình nói với tờ Herald Corp.

Theo người này, có hai cách để đảm bảo thành công cho một nhóm nhạc mới ra mắt. Một là đến từ những công ty lớn như SM, YG, JYP Entertainment... Cách còn lại là tham gia chương trình sống còn như Produce 101. Không có những điều kiện trên, nhiều nhóm nhạc sớm biến mất khỏi thị trường.

Thần tượng là những con nợ

Để đổi lấy những năm tháng đào tạo và cơ hội được ra mắt, sau đó quảng bá trên sóng truyền hình, giới thần tượng phải ký hợp đồng kéo dài trung bình 5-7 năm. Hầu hết thần tượng dành 2/3 thời gian hoạt động để trả nợ. Thậm chí, những nhóm nổi tiếng như Momoland, 2AM, AOA cũng không ngoại lệ.

Tháng 8, ngoài tố Jimin bắt nạt, Mina còn cho biết cô phải gánh khoản nợ 3 tỷ won dù đã rời nhóm AOA. Nữ ca sĩ viết: “Các người chỉ biết đến tiền bạc. Hợp đồng của tôi thậm chí không được giải quyết ổn thỏa. Tôi phải ký hợp đồng dài 8 năm và gánh khoản nợ thực tập sinh 3 tỷ won. Các người đã không trả lời cho đến khi tôi liên lạc. Toàn là những người vô trách nhiệm. Các người thậm chí không biết tôi đã bị đối xử như thế nào trong 11 năm”.

Thành viên Momoland chưa được trả lương sau nhiều năm ra mắt. Ảnh: Fansite.

Trong cuộc phỏng vấn với No Cut hồi tháng 9/2019, Hyemi cho biết cô chưa từng nhận lương trong nhiều năm hoạt động cùng Fiestar. Nữ ca sĩ nói: “Thu nhập của tôi bằng 0. Công ty cung cấp cho các thành viên trang phục và đạo cụ sân khấu chất lượng, nhưng doanh thu chúng tôi mang lại không đủ để thu hồi vốn”.

“Tôi không nhận được bất kỳ khoản thu nhập nào, nhưng làm việc với Fiestar là trải nghiệm quý giá. Chúng tôi không quá nổi tiếng nhưng vẫn có nhiều người nhớ đến nhóm”, cô tâm sự thêm.

Momoland nổi tiếng từ khi ra mắt nhờ ca khúc Bboom Bboom. Tuy nhiên, thu nhập từ lịch trình làm việc bận rộn chưa đủ để họ bù đắp khoản chi phí đầu tư quá cao. Xuất hiện trong chương trình Village Survival, The Eight 2 của đài SBS vào đầu năm 2019, Yeonwoo cho biết cô chưa trả hết nợ cho công ty.

“Tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản thu nhập nào kể từ khi ra mắt. Mỗi ngày tôi đều sống cùng đống nợ. Chúng tôi không dám tiêu xài hoang phí, kể cả với thức ăn. Nhóm từng được 7.000 won cho một bữa ăn nhưng hiện tại tăng lên 10.000 won. Sáu tháng rồi tôi không ăn thịt bò”, nữ ca sĩ tâm sự.

Từ bỏ ước mơ để trở về với thực tế

Trên Newsen, cựu thành viên nhóm TINT - Choi Yun Jin - miêu tả việc bán cà phê để kiếm sống là “theo đuổi thực tế”. "Những người khác đang theo đuổi giấc mơ của họ. Tôi cũng từng như thế và bây giờ tôi theo đuổi thực tế", cô chia sẻ.

Choi Yun Jin từng ra mắt với nhóm nhạc TINT, tuy nhiên họ không được công chúng biết tới. Cuối cùng TINT phải đầu hàng thị trường giải trí khắc nghiệt, đầy cạnh tranh, cám dỗ. Sau khi chia tay giấc mơ nổi tiếng, Choi Yun Jin cùng bạn thân mở quán cà phê. Cô tâm sự phải dậy sớm trước 7h sáng để chuẩn bị đồ uống cho khách hàng. Sau đó, cô mang trái cây từ kho ra cửa hàng để làm đồ uống. Hai năm qua, cô sống bằng nguồn thu từ quán cà phê.

Choi Yun Jin từ bỏ nghệ thuật, bán cà phê kiếm sống.

Baby J [Jooyeon] xuất thân từ nhóm nhạc Jewelry. Nhóm nhạc của cô khá nổi tiếng khi mới ra mắt. Tuy nhiên, họ dần giảm danh tiếng sau khi Seo In Young và Park Jung Ah rời đi.

Trong chương trình Show Me the Money 5, cựu thần tượng bật khóc khi tâm sự về cuộc sống khó khăn. "Tôi không kiếm được tiền, vì vậy phải làm công việc bán thời gian. Tôi thậm chí làm việc tại cửa hàng pizza và bán quần áo. Tôi đã khóc rất nhiều và đang dần trở nên tự ti hơn", cô xúc động nói.

“Tôi không có công ty quản lý và ngay cả khi tôi đích thân liên hệ, họ cũng từ chối giúp đỡ tôi với lý do đó không phải việc của họ. Tôi chỉ có thể tự mình làm mọi việc", cô tâm sự thêm.

Thị trường Kpop không hào nhoáng như khán giả thấy. Thậm chí, để tồn tại, mỗi thần tượng đều phải chiến đấu hết sức mình. Một nguồn tin tiết lộ với tờ Herald Corp: “Các thần tượng không chỉ cạnh tranh từ khi ra mắt mà ngay cả khi là thực tập sinh, họ cũng phải đối mặt với cuộc sống nghiệt ngã. Khi bước vào công ty giải trí, cuộc sống của họ sẽ trở thành một trận chiến về tiền bạc ”.

Bí ẩn xoay quanh món thịt bò đắt hơn cả Wagyu, tiềm năng trở thành đỉnh cao ẩm thức "omasake" Hàn Quốc: Vì sao chỉ dành cho giới siêu giàu?

Không nổi tiếng như thịt bò Wagyu hay Kobe, nhưng thịt bò Hanwoo của Hàn Quốc có mức giá ngất ngưởng, chỉ có giới nhà giàu mới dám thưởng thức.

Loại thịt bò hảo hạng, đắt giá hơn cả thịt bò Wagyu

Thịt bò là nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong nền ẩm thực Hàn Quốc. Trên khắp các đường phố Hàn Quốc, những quán thịt nướng cực kỳ phổ biến. Ở nhiều nơi khác, khi nhắc tới ẩm thực Hàn Quốc người ta nghĩ ngay đến thịt bò nướng ăn kèm kim chi. Tuy nhiên, tên tuổi của thịt bò Hàn Quốc lại khá "lép vế" so với Wagyu hay Kobe [Nhật Bản] hay Angus [Mỹ].

Có lẽ ít người biết tới thịt bò Hanwoo của Hàn Quốc và càng không ngờ rằng, loại thịt bò này còn có giá đắt đỏ hơn cả thịt bò Wagyu. Hanwoo [hay Hanu] là loại bò bản địa của Hàn Quốc, được cho là có chung nguồn gốc với Wagyu. Tuy nhiên, việc lai tạo trong quá trình di cư đã hình thành một loài bò độc nhất ở Hàn Quốc với bộ lông nâu đặc trưng. Loại thịt bò này có giá cao hơn Wagyu.

Thịt bò Hanwoo được xếp hạng dựa trên tỷ lệ mỡ và tuổi. Những con bò ngon nhất khi được khoảng 18-24 tháng tuổi, chất lượng thịt bò Hanwoo được xếp theo 5 hạng tùy theo tỷ lệ chất béo. Bò càng béo, vị thịt càng đặc biệt. Theo thống kê, tỷ lệ chất béo ở bò Mỹ khoảng 20%. Bò Hanwoo là 40% và bò Wagyu cỡ 50%.

Ngoài ra, yếu tố thức ăn cũng quyết định đến hương vị thịt bò. Trong khi chế độ ăn của bò Wagyu thiên về yến mạch, bò Hanwoo chủ yếu ăn ngô và cỏ linh lăng. Bò Hanwoo cũng được chăm sóc đặc biệt như massage hàng ngày, nghe nhạc cổ điển, ăn hoa quả để bổ sung vitamin….

Hanwoo là loại thịt bò được đánh giá cao của Hàn Quốc và được nhiều người săn lùng. Tuy nhiên, vì Hàn Quốc có đất đai hạn chế, ít cho bò thả rong nên không gian để chăn nuôi và phát triển đàn bò bị hạn chế. Nhu cầu nhiều nhưng nguồn cung hạn chế nên loại thịt bò Hanwoo có giá rất đắt đỏ.

Ngay cả ở Hàn Quốc, thịt bò Hanwoo cũng là thứ quà xa xỉ được dành tặng trong những dịp đặc biệt. Trong bộ phim Ký sinh trùng [2019], cảnh gia đình ông Park ăn thịt bò Hanwoo cùng mì gói đã thể hiện độ chịu chơi của những người nhà giàu. Sự pha trộn không tưởng này đến từ mong muốn của người mẹ trong phim, người không muốn con trai mình ăn một bữa ăn rẻ tiền. Đó là lý do thịt bò Hanwoo đắt tiền được cho thêm vào.

Ảnh: Jinsu Kitchen.

Thực tế, thịt bò Hanwoo chỉ nổi tiếng ở bản địa Hàn Quốc chứ chưa có tiếng tăm như thịt bò Wagyu hay Kobe. Lí do bởi từ năm 2000, Hàn Quốc từng bị cấm xuất khẩu thịt bò do dịch bệnh lở mồm long móng. Hiện nay, chỉ có rất ít nơi nhập khẩu loại thịt này như Hong Kong…

Mơ ước biến thịt bò Hanwoo trở thành đỉnh cao của ẩm thực Hàn Quốc

Nhà hàng thịt nướng Born & Bred của Jung Sang-won ở Seoul không chỉ cung cấp món thịt bò Hanwoo Hàn Quốc hảo hạng mà còn phục vụ kiểu omakase với nhiều món ăn đặc biệt. Bữa ăn theo phong cách Omakase là kiểu bữa ăn mà bạn sẽ hoàn toàn giao phó và tin tưởng vào đầu bếp và để họ là người quyết định chọn món ăn nào phù hợp với bạn. Born& Bred là nhà hàng duy nhất trên thế giới dành trọn không gian chỉ để phục vụ món thịt bò cao cấp, đắt giá hơn cả thịt bò Wayu Nhật Bản để làm hài lòng thực khách.

Được trang trí theo phong cách Art Deco với đá cẩm thạch sẫm màu, kính màu và các điểm nhấn mạ đồng, thực khách sẽ được thưởng thức những hương vị tuyệt vời nhất trong không gian sang trọng.

Người đứng sau hoạt động kinh doanh này là Jung Sang-won, 37 tuổi. Tuổi thơ của Sang-won gắn bó với chợ Majang-dong nổi tiếng với đủ loại thịt và những lò mổ. "Cha tôi đã kinh doanh ở khu chợ Majang-dong hơn 40 năm. Vì tôi sinh ra và lớn lên ở đây, bởi vậy tôi đặt tên nhà hàng là Born & Bred", Sang-won nói.

Chợ Majang-dong cũng là nơi bán thịt bò Hanwoo – loại thịt bò quý giá được đánh giá rất cao về hương vị của Hàn Quốc. "Tôi yêu Hanwoo không chỉ vì hương vị phong phú và kết cấu của thịt mà nó còn đưa tôi quay trở lại khi cha tôi còn sống. Hàng ngày ông tới chợ buôn bán và luôn trở về nhà cùng với một ít thịt trong túi và hai cha con cùng thưởng thức một bữa thịt nướng", ông chủ nhà hàng thịt Hanwoo nhớ lại.

"Những thực khách tới Majang-dong có chung cảm giác rằng đó là một nơi đáng sợ. Tôi muốn thay đổi nhận thức này, chứng tỏ rằng Born & Bred là nơi mọi người có thể thưởng thức những bữa ăn sang trọng, trong không gian đặc biệt", anh chia sẻ.

Jung Sang-woo thiết kế không gian nhà hàng theo cảm hứng từ bộ phim Kingsman. Bởi vậy, không gian của Born & Bred cho thực khách cảm giác như đang tham dự một câu lạc bộ dành cho các quý ông lịch lãm.

Tầng 1 của nhà hàng là một phòng trưng bày sang trọng với đủ loại thịt bò Hanwoo ngon nhất Seoul.

Tầng 2, bạn sẽ tìm thấy một không gian quán ăn bình dân lấy cảm hứng từ những nhà hàng thịt nướng tại khu chợ Majang-dong.

Tầng 3 sẽ đem tới cho thực khách sành ăn một điều bất ngờ với quầy phục vụ theo phong cách omakase. Tại đây, bạn có thể được thưởng thức những món ăn bí ẩn mà các đầu bếp không bật mí trước. Có thể là món thịt bò Hanwoo nướng mềm tan trong miệng hay những màn trình diễn có 1-022 của những đầu bếp giỏi nhất.

Born & bred là nhà hàng đầu tiên ở Seoul phục vụ thực khách theo phong cách "matkimcharim" [nghĩa là: "hãy tin tôi" trong tiếng Hàn Quốc, tương tự với nghĩa của từ Omakase trong tiếng Nhật] về thịt bò.

"Tôi nhớ mãi khoảng thời gian tôi làm việc tại một cửa hàng sushi Nhật Bản – nơi đầu bếp có thể đoán trúng loại sushi thực khách muốn thưởng thức mà không cần phải hỏi. Tôi xúc động với chất lượng dịch vụ của họ và quyết định tôi phải thử cách phục vụ đó với thịt bò", Sang-won giải thích.

Cách phục vụ của Born & Bred cho thực khách trải nghiệm hương vị tuyệt vời của món thịt bò hảo hạng nhất. Jung Sang-won tiết lộ, những miếng thịt ngon nhất trong Born & Bred là từ những con bò cái trên 2 năm tuổi. Bởi thế chúng mềm và đậm đà hơn, đặc biệt là phần diềm thăn.

Mỗi phần ăn theo thực đơn matkimcharim sẽ có giá khoảng 300 USD cho 600 g thịt bò được nấu theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo thực khách sẽ hài lòng với hương vị tuyệt vời. Sang-won thực sự tin rằng, phong cách ẩm thực matkimcharim sẽ giúp nâng cao tiêu chuẩn ẩm thực với thịt hanwoo Hàn Quốc. "Cũng giống như cách mọi người nghĩ về Nhật Bản khi nhắc tới omakase, sẽ thật tuyệt nếu mọi người đề nghị "À, chúng ta phải đến Hàn Quốc để thưởng thức món thịt bò matkimcharim đặc biệt của Hàn Quốc ’. Đây là giấc mơ của tôi!" , Sang-won say mê nói về mơ ước của mình.

PV

Nhịp sống kinh tế

Từ khóa: giới siêu giàu, giới nhà giàu, đóng vai trò, vai trò quan trọng, Ẩm thực Hàn Quốc, chế độ ăn, chăm sóc đặc biệt, ăn hoa quả, Bổ sung vitamin, đánh giá cao, lở mồm long móng

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề