Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ nhàn năm 2024

Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ nhàn năm 2024

Đề bài : Phân tích bài thơ “ Nhàn “ cả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm hay còn được gọi là Trạng trình, ông đã sống gần trọn một

thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạt xưng hùng, Trịnh –

Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng

của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc

sống nhân dân, vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những

bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại

nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc

ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.

“ Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm về nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao ”

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc với tập thơ chữ nôm nổi

tiếng Bạch Vân quốc ngữ thi. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí

của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Và bài thơ

“ Nhàn ” của Nguyễn Bỉnh được sáng táctrong khoản trời gian ông cáo quan về ở ẩn.

Bài thơ được rút từ tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi, và được viết theo thể thơ

thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong hoàn cảnh sống thanh

nhàn.

Hai câu đề đã gợi nên cho chúng ta hihf ảnh về cuộc sống nhàn nhã, ung dung

của Nguyễn Bỉnh Khiêm.:

“ Một mai, một cuốc, một cần

Thơ thẫn dầu ai vui thú nào “

Nhàn là một chủđề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những biểuhiện của chữ nhàn khá phong phú, đa dạng: rỗi nhàn, thân nhàn, phận nhàn, thanh nhàn...Với bài thơ “Nhàn” Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện triết lí sống: Hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, giữcốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Chính vì vậy tác phẩm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar

4.2

starstarstarstarstar

5 vote

  • thanhdatletran
    Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ nhàn năm 2024
  • Chưa có nhóm
  • Trả lời 44
  • Điểm 442
  • Cảm ơn 23
  • thanhdatletran
    Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ nhàn năm 2024
  • 29/11/2019

Nhàn” trong từ điển tiếng Việt được giải thích là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. – “Nhàn” trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc và phong phú. Nó trở thành triết lý sống cao đẹp của tác giả trong suốt hơn bốn mươi năm sống ẩn dật. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác cả trăm bài thơ về lối sống nhàn và luôn tự hào về sự lựa chọn của mình: “Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách” (bài 31 tập thơ Nôm của ông). – “Nhàn” đã trở thành đề tài chủ đạo trong những sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì vậy, người biên soạn lấy “nhàn” làm nhan đề cho bài thơ

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar

4.8

starstarstarstarstar

6 vote

Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ nhàn năm 2024
Bổ sung từ chuyên gia

Tác giả đặt nhan đề là " nhàn" thể hiện đúng quan niệm nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là tìm đến sự nhà nhã để chẳng phải vất vả, cực nhọc. Nhàn cũng không phải để thỏa thú nhàn tản của bản thân, thây kệ cuộc đời, không bận tâm đến xã hội. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên.

Nhan đề bài thơ Nhàn có ý nghĩa gì?

- Nhàn trong từ điển tiếng Việt được giải thích là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. - Nhàn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc và phong phú. Nó trở thành triết lý sống cao đẹp của tác giả trong suốt hơn bốn mươi năm sống ẩn dật.

Nhan đề của bài thơ có ý nghĩa gì?

Nhan đề là tên gọi của tác phẩm, do đó học sinh cần chú ý để không nhầm lẫn với tiêu đề và tựa đề của văn bản. Thông thường, tên của tác phẩm thường được đặt theo tên của nhân vật chính (Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Lão Hạc…) hay một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng (Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Bến quê…)

Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ Tự tình?

- Tự tình có nghĩa là bộc lộ tâm tình, tâm tình ở đây không phải che đậy hay vay mượn bất cứ cảnh vật nào để bộc lộ. Xuân Hương nói về chính mình, về nỗi cô đơn của kiếp người, nỗi bất hạnh của kiếp má hồng.

Tự thơ thẩn trọng bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có ý nghĩa gì?

Thuật ngữ 'thơ thẩn' mô tả tâm hồn an lành, tự do và cuộc sống tinh tế của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đại từ phiếm chỉ 'ai' nhấn mạnh đến sự hứng thú của mọi người với những niềm vui thiên nhiên, trái ngược với ông, chỉ yêu thích những thú vui thuần túy không bị cuốn vào những lo lắng về danh vọng và giàu có.