Dsdna là gì

Giá trị của các xét nghiệm tự kháng thể: anti-dsDNA, anti-nucleosome, và anti-C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus

by admin · April 1, 2021

Giá trị của các xét nghiệm tự kháng thể: anti-dsDNA, anti-nucleosome, và anti-C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus.Lupus ban đỏ hệ thống [SLE] là bệnh tự miễn phức tạp, gây tổn thương nhiều cơ quan, là một trong những bệnh cảnh nặng nề, có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bệnh đồng mắc cao, không chỉ do biến chứng trực tiếp của bệnh mà còn do những tác dụng phụ của thuốc điều trị [15], [122], [149]. SLE là bệnh gặp nhiều ở độ tuổi 15- 45, là độ tuổi lao động chính của xã hội, với tỉ lệ nữ trên nam là 8-13/1; gặp nhiều ở người Mỹ da đen, người Châu Á, đặc biệt là vùng Đông Nam Á chúng ta, người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha [119], [122], [123]. Viêm thận lupus xảy ra ở 25-50% các trường hợp lúc mới khởi phát lupus, nhưng trên 60% trường hợp, bệnh phát sinh trong quá trình diễn tiến [15]; khi xuất hiện sẽ làm tỉ lệ sống còn giảm xuống đáng kể [15], [122] và còn là một trong những bệnh lý diễn tiến nhanh đến suy thận mạn giai đoạn cuối, làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2021.00088

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Đặc tính của bệnh là diễn tiến mạn tính, thành nhiều đợt bùng phát xen kẽ thời gian lui bệnh. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời tình trạng hoạt động của bệnh hết sức cần thiết, để bắt đầu điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch thích hợp, góp phần cải thiện tiên lượng bệnh và tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Để chẩn đoán viêm thận lupus hoạt động, hiện nay có các công cụ chính: lâm sàng, mô bệnh học, và xét nghiệm huyết thanh học. Lâm sàng và các xét nghiệm đạm niệu, cặn lắng nước tiểu, chức năng thận là những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá bệnh nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta khó phân biệt triệu chứng xảy ra là do bản thân bệnh lupus hoạt động hay là tổn thương mạn tính không hồi phục, do bệnh đồng mắc hay do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Sinh thiết thận với những chỉ số hoạt động trên mô bệnh học góp phần cung cấp ý nghĩa chẩn đoán xác định và tiên lượng bệnh [15], [29], [53], [69], [116], [122], [149]. Tuy vậy, việc lặp lại sinh thiết thận nhiều lần rõ ràng là một khó khăn, tốn kém, cũng như có thể đưa đến
những tai biến ngoài ý muốn cho bệnh nhân. Do đó, nhu cầu tìm ra những xét
nghiệm huyết thanh học dễ làm, ít tốn kém, có thể lặp lại nhiều lần mà không ảnh hưởng bệnh nhân, có khả năng dự đoán sớm đợt bùng phát và có khả năng theo dõi độ hoạt động của bệnh trở nên vô cùng cấp thiết.2 Cơ chế sinh bệnh của SLE là hình thành những kháng thể kháng nhân tế bào.
Kháng thể kháng nhân [ANA] được xem là xét nghiệm nhạy và then chốt trong chẩn đoán lupus nhưng độ đặc hiệu không cao, có thể xuất hiện ở một số người bình thường khỏe mạnh, một số tình trạng nhiễm khuẩn, do thuốc, và đặc biệt trong nhiều bệnh lý tự miễn khác [18], [65], [149]. Kháng thể kháng chuỗi xoắn kép DNA [anti-double stranded DNA] từ hơn 60 năm qua, được xem là một chỉ dấu sinh học có thể theo dõi độ hoạt động của lupus, đặc biệt là tình trạng tổn thương thận [18], [65], [128], [149]. Gần đây, dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm, nucleosome và C1q được giải phóng từ quá trình thanh lọc các tế bào chết theo chương trình, được chứng minh là đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của viêm thận lupus.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của kháng thể anti-nucleosome, anti-C1q trong chẩn đoán và theo dõi độ hoạt động của SLE, đặc biệt là tổn thương thận [12], [68], [77], [100], [105-108], [126], [128], [132], [153] nhưng cũng có một số nghiên cứu cho kết quả đối lập [86], [103], [124]. Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới được thực hiện trên dân số bệnh SLE nói chung, viêm thận lupus chỉ chiếm phần nhỏ, và chủ yếu so sánh với lâm sàng, rất ít nghiên cứu có sinh thiết thận.
Tại Việt Nam, viêm thận lupus có tỉ lệ bệnh lưu hành cao so với thế giới [15], [18], [122], [149], [154]. Kháng thể anti-dsDNA chỉ được khảo sát trong một số nghiên cứu lâm sàng vì mục đích khác chứ chưa được đánh giá giá trị một cách chi tiết [7], [8], [10]. Kháng thể anti-nucleosome được đánh giá trên một nghiên cứu cắt ngang tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM, mà chưa được đánh giá trên tổn thương thận [6]. Kháng thể anti-C1q là xét nghiệm mới, chưa từng được thẩm định tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Giá trị của các xét nghiệm tự kháng thể: anti-dsDNA, anti-nucleosome, và anti-C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus” để xem xét giá trị của các xét nghiệm này có ý nghĩa như thế nào trên bệnh nhân viêm thận lupus người Việt Nam, nhằm đưa ra một công cụ chẩn đoán và theo dõi mới, giúp ích việc điều trị hiệu quả hơn.3
MỤC TIÊU
1. Xác định tỉ lệ bệnh nhân viêm thận lupus hoạt động có kháng thể antidsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q dương tính tại thời điểm nhận vào nghiên cứu.
2. Khảo sát mối liên quan giữa các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q với tổn thương mô bệnh học thận tại thời điểm nhận vào nghiên cứu.
3. Khảo sát giá trị của các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q trong theo dõi viêm thận lupus sau 6 tháng điều trị2
Cơ chế sinh bệnh của SLE là hình thành những kháng thể kháng nhân tế bào. Kháng thể kháng nhân [ANA] được xem là xét nghiệm nhạy và then chốt trong chẩn đoán lupus nhưng độ đặc hiệu không cao, có thể xuất hiện ở một số người bình thường khỏe mạnh, một số tình trạng nhiễm khuẩn, do thuốc, và đặc biệt trong nhiều bệnh lý tự miễn khác [18], [65], [149]. Kháng thể kháng chuỗi xoắn kép DNA [anti-double stranded DNA] từ hơn 60 năm qua, được xem là một chỉ dấu sinh học có thể theo dõi độ hoạt động của lupus, đặc biệt là tình trạng tổn thương thận [18], [65], [128], [149]. Gần đây, dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm, nucleosome và C1q được giải phóng từ quá trình thanh lọc các tế bào chết theo chương trình, được chứng minh là đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của viêm thận lupus.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của kháng thể anti-nucleosome, anti-C1q trong chẩn đoán và theo dõi độ hoạt động của SLE, đặc biệt là tổn thương thận [12], [68], [77], [100], [105-108], [126], [128], [132], [153] nhưng cũng có một số nghiên cứu cho kết quả đối lập [86], [103], [124]. Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới được thực hiện trên dân số bệnh SLE nói chung, viêm thận lupus chỉ chiếm phần nhỏ, và chủ yếu so sánh với lâm sàng, rất ít nghiên cứu có sinh thiết thận.
Tại Việt Nam, viêm thận lupus có tỉ lệ bệnh lưu hành cao so với thế giới [15], [18], [122], [149], [154]. Kháng thể anti-dsDNA chỉ được khảo sát trong một số nghiên cứu lâm sàng vì mục đích khác chứ chưa được đánh giá giá trị một cách chi tiết [7], [8], [10]. Kháng thể anti-nucleosome được đánh giá trên một nghiên cứu cắt ngang tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM, mà chưa được đánh giá trên tổn thương thận [6]. Kháng thể anti-C1q là xét nghiệm mới, chưa từng được thẩm định tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Giá trị của các xét nghiệm tự kháng thể: anti-dsDNA, anti-nucleosome, và anti-C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus” để xem xét giá trị của các xét nghiệm này có ý nghĩa như thế nào
trên bệnh nhân viêm thận lupus người Việt Nam, nhằm đưa ra một công cụ chẩn đoán và theo dõi mới, giúp ích việc điều trị hiệu quả hơn.3
MỤC TIÊU
1. Xác định tỉ lệ bệnh nhân viêm thận lupus hoạt động có kháng thể antidsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q dương tính tại thời điểm nhận vào nghiên cứu.
2. Khảo sát mối liên quan giữa các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q với tổn thương mô bệnh học thận tại thời điểm nhận vào nghiên cứu.
3. Khảo sát giá trị của các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q trong theo dõi viêm thận lupus sau 6 tháng điều trị

MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………………………………………………………… i
Mục Lục ……………………………………………………………………………………………………… ii
Danh mục các chữ viết tắt Thuật ngữ Anh Việt……………………………………………….. iv
Danh mục bảng ………………………………………………………………………………………….. vii
Danh mục hình ………………………………………………………………………………………………x
Danh mục các sơ đồ ……………………………………………………………………………………….x
Danh mục các biểu đồ ………………………………………………………………………………….. xi
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………………….4
1.1.Tổng quan về lupus ban đỏ hệ thống và viêm thận lupus……………………………4
1.2.Tổng quan về 3 kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q…………..25
1.3.Tổng quan tình hình nghiên cứu về các kháng thể: anti-dsDNA, antinucleosome và anti-C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus ………29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….36
2.1.Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………..36
2.2.Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….36
2.3.Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………….38
2.4.Cỡ mẫu của nghiên cứu………………………………………………………………………..38
2.5.Quy trình thực hiện nghiên cứu …………………………………………………………….39
2.6.Định nghĩa các biến số…………………………………………………………………………41
2.7.Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu…………………………………50
2.8.Phương pháp phân tích dữ liệu ……………………………………………………………..55
2.9.Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………….56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………………………..57
3.1 Đặc điểm chính về dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận
lupus hoạt động tại thời điểm nhận vào nghiên cứu …………………………………59
3.2 Tỉ lệ bệnh nhân viêm thận lupus hoạt động có kháng thể anti-dsDNA, antinucleosome, anti-C1q dương tính tại thời điểm nhận vào nghiên cứu ………..64iii
3.3 Liên quan giữa các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q với tổn
thương mô bệnh học thận tại thời điểm nhận vào nghiên cứu……………………66
3.4 Giá trị của các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q trong theo
dõi viêm thận lupus sau 6 tháng điều trị …………………………………………………76
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..96
4.1 Bàn về đặc điểm chính về dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân
viêm thận lupus hoạt động tại thời điểm nhận vào nghiên cứu ………………….96
4.2 Bàn về tỉ lệ bệnh nhân viêm thận lupus hoạt động có kháng thể anti-dsDNA,
anti-nucleosome, anti-C1q dương tính tại thời điểm nhận vào nghiên cứu….98
4.3 Bàn về liên quan giữa các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q
với tổn thương mô bệnh học thận ở bệnh nhân viêm thận lupus tại thời điểm
nhận vào nghiên cứu ………………………………………………………………………….111
4.4 Bàn về giá trị của các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q,
trong theo dõi viêm thận lupus sau 6 tháng điều trị………………………………..120
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….132
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………133
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………..134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN …………135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu thu thập số liệu nghiên cứu
Phụ lục 2 Thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và Phiếu đồng ý tham gia
nghiên cứu
Phụ lục 3 Bảng đánh giá độ hoạt động SLEDAI-2K
Phụ lục 4 Bảng chỉ số BILAG Thận 2004
Phụ lục 5 Mẫu kết quả sinh thiết thận
Phụ lục 6 Danh sách bệnh nhân
Phụ lục 7 Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học Đại học
Y Dược TP Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại ISN/RPS 2004 của viêm thận lupus……………………………………9
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán lupus theo Hiệp hội Thấp học Hoa Kỳ [ACR] ….20
Bảng 2.1: Các biến số về dân số học và lâm sàng sử dụng trong nghiên cứu……….41
Bảng 2.2: Các biến số về cận lâm sàng sử dụng trong nghiên cứu ……………………..45
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo các điểm nghiên cứu…………………………………..57
Bảng 3.2: Các đặc điểm chung của 144 bệnh nhân viêm thận lupus …………………..59
Bảng 3.3: Các đặc điểm lâm sàng chính của nhóm nghiên cứu tại thời điểm nhận
vào nghiên cứu …………………………………………………………………………………….60
Bảng 3.4: Các đặc điểm cận lâm sàng chính về thận của nhóm nghiên cứu tại thời
điểm nhận vào nghiên cứu……………………………………………………………………..61
Bảng 3.5: Đặc điểm về nồng độ bổ thể máu của nhóm nghiên cứu tại thời điểm
nhận vào nghiên cứu……………………………………………………………………………..63
Bảng 3.6: Bảng phân nhóm bệnh nhân theo chỉ số BILAG thận tại thời điểm nhận
vào nghiên cứu …………………………………………………………………………………….63
Bảng 3.7: Đặc điểm các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q của
nhóm nghiên cứu tại thời điểm nhận vào nghiên cứu ………………………………..65
Bảng 3.8: Đặc điểm sinh thiết thận của nhóm nghiên cứu…………………………………67
Bảng 3.9: Bảng đối chiếu lâm sàng với giải phẫu bệnh ở thời điểm sinh thiết thận68
Bảng 3.10: Liên quan giữa viêm thận lupus tăng sinh và không tăng sinh với viêm
thận lupus hoạt động và không hoạt động trên lâm sàng tại thời điểm nhận vào
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………..69
Bảng 3.11: Liên quan giữa viêm thận lupus tăng sinh và không tăng sinh với các
triệu chứng lâm sàng …………………………………………………………………………….69
Bảng 3.12: Liên quan giữa viêm thận lupus tăng sinh và không tăng sinh với kiểu
biểu hiện viêm thận lupus hoạt động trên lâm sàng …………………………………..70
Bảng 3.13: Đặc điểm chỉ số hoạt động [AI] và chỉ số mạn tính [CI] theo NIH của
116 BN viêm thận lupus tăng sinh ………………………………………………………….70viii
Bảng 3.14: Tỉ lệ kháng thể anti-dsDNA dương tính ở hai nhóm viêm thận lupus
tăng sinh và không tăng sinh ………………………………………………………………….72
Bảng 3.15: Tỉ lệ kháng thể anti-nucleosome dương tính ở hai nhóm viêm thận lupus
tăng sinh và không tăng sinh ………………………………………………………………….73
Bảng 3.16: Tỉ lệ kháng thể anti-C1q dương tính ở hai nhóm viêm thận lupus tăng
sinh và không tăng sinh …………………………………………………………………………74
Bảng 3.17: Mối tương quan giữa nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, antinucleosome và anti-C1q tại thời điểm sinh thiết thận với chỉ số hoạt động AI
theo NIH ……………………………………………………………………………………………..75
Bảng 3.18: Mối tương quan giữa nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, antinucleosome và anti-C1q tại thời điểm sinh thiết thận với chỉ số mạn tính CI .75
Bảng 3.19: Tỉ lệ viêm thận lupus hoạt động và không hoạt động trên lâm sàng ở 2
lần thăm khám [ban đầu và theo dõi sau 6 tháng]……………………………………..76
Bảng 3.20: Bảng so sánh các đặc điểm lâm sàng ở 2 lần thăm khám………………….76
Bảng 3.21: Phân bố các kiểu đáp ứng lâm sàng ở lần thăm khám theo dõi sau 6
tháng …………………………………………………………………………………………………..79
Bảng 3.22: Bảng so sánh nồng độ bổ thể máu ở hai lần thăm khám …………………..79
Bảng 3.23: Phân bố 137 bệnh nhân theo các mức hoạt động của chỉ số BILAG
Thận ở lần thăm khám theo dõi sau 6 tháng……………………………………………..80
Bảng 3.24: Phân bố 137 BN viêm thận lupus hoạt động và không hoạt động theo
tiêu chuẩn BILAG Thận ở lần thăm khám theo dõi sau 6 tháng………………….80
Bảng 3.25: Bảng so sánh chỉ số SLEDAI-2K ở 2 lần thăm khám ………………………81
Bảng 3.26: Bảng so sánh nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome,
anti-C1q ở hai lần thăm khám ………………………………………………………………..83
Bảng 3.27: Bảng nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q
theo các kiểu đáp ứng lâm sàng khác nhau ở lần thăm khám theo dõi sau 6
tháng …………………………………………………………………………………………………..83ix
Bảng 3.28: Bảng nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q
theo tình trạng viêm thận lupus hoạt động hay không hoạt động trên lâm sàng
ở lần thăm khám theo dõi sau 6 tháng……………………………………………………..90
Bảng 3.29: Bảng 2×2 về tần suất viêm thận lupus “hoạt động” và “không hoạt
động” liên quan đến xét nghiệm anti-dsDNA dương tính ở lần khám theo dõi
sau 6 tháng…………………………………………………………………………………………..92
Bảng 3.30: Bảng 2×2 về tần suất viêm thận lupus “hoạt động” và “không hoạt
động” liên quan đến xét nghiệm kháng thể anti-nucleosome dương tính ở lần
khám theo dõi sau 6 tháng……………………………………………………………………..93
Bảng 3.31: Bảng 2×2 về tần suất viêm thận lupus “hoạt động” và “không hoạt
động” liên quan đến xét nghiệm kháng thể anti-C1q dương tính ở lần khám
sau 6 tháng…………………………………………………………………………………………..94
Bảng 3.32: Phân tích hồi qui logistic đa biến về mối liên quan giữa các kháng thể
anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q, bổ thể C3/máu, C4/máu và viêm thận
lupus hoạt động trên lâm sàng ở lần khám theo dõi sau 6 tháng………………….95
Bảng 4.1: So sánh các đặc điểm về dịch tể học và đặc điểm lâm sàng giữa các
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………..97
Bảng 4.2: So sánh điểm số SLEDAI-2K theo một số tác giả trên đối tượng viêm
thận lupus…………………………………………………………………………………………….98
Bảng 4.3: So sánh tỉ lệ viêm thận lupus hoạt động có kháng thể anti-dsDNA dương
tính tại thời điểm sinh thiết thận giữa các nghiên cứu ……………………………..101
Bảng 4.4: So sánh tỉ lệ viêm thận lupus hoạt động có kháng thể anti-nucleosome
dương tính tại thời điểm sinh thiết thận giữa các nghiên cứu ……………………106
Bảng 4.5: So sánh tỉ lệ viêm thận lupus hoạt động có kháng thể anti-C1q dương
tính tại thời điểm sinh thiết thận giữa các nghiên cứu ……………………………..108x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sinh bệnh học của lupus ban đỏ hệ thống…………………………………………..6
Hình 1.2: Viêm thận lupus nhóm I…………………………………………………………………10
Hình 1.3: Tăng sinh gian mạch nhẹ ISN/RPS nhóm II……………………………………..10
Hình 1.4: ISN/RPS viêm thận lupus nhóm III …………………………………………………11
Hình 1.5: ISN/RPS viêm thận lupus nhóm IV …………………………………………………12
Hình 1.6: Lắng đóng phức hợp miễn dịch đậm đặc ………………………………………….12
Hình 1.7: ISN/RPS viêm thận lupus nhóm V ………………………………………………….13
Hình 1.8: Mô hình viêm thận lupus toàn phát………………………………………………….26
Hình 1.9: Mô hình giải thích viêm thận lupus có xảy ra không tuỳ từng BN……….27
Hình 2.1: Sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm…………………………………………..51
Hình 2.2: Kim sinh thiết chạm vào thận ………………………………………………………..51
Hình 2.3: Mẫu mô thận lấy ra sau khi sinh thiết ……………………………………………..51
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô tả nghiên cứu…………………………………………………………………39
Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện xét nghiệm định lượng nồng độ kháng thể bằng
phương pháp ELISA……………………………………………………………………………..52
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ……………………………………………………..5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nồng độ protein niệu 24 giờ của các bệnh nhân tại thời điểm nhận vào
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………..62
Biểu đồ 3.2: Nồng độ kháng thể anti-dsDNA trong máu của nhóm nghiên cứu tại
thời điểm bắt đầu nghiên cứu …………………………………………………………………64
Biểu đồ 3.3: Nồng độ kháng thể anti-nucleosome trong máu của nhóm nghiên cứu
tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu …………………………………………………………….64
Biểu đồ 3.4: Nồng độ kháng thể anti-C1q trong máu của nhóm nghiên cứu tại thời
điểm bắt đầu nghiên cứu………………………………………………………………………..65
Biểu đồ 3.5: Nồng độ kháng thể anti-dsDNA tại thời điểm sinh thiết thận ở 2 nhóm
viêm thận lupus tăng sinh [n= 116] và không tăng sinh [n=28]…………………..71
Biểu đồ 3.6: Nồng độ kháng thể anti-nucleosome tại thời điểm sinh thiết thận ở 2
nhóm viêm thận lupus tăng sinh [n=116] và không tăng sinh [n=28] ………….72
Biểu đồ 3.7: Nồng độ kháng thể anti-C1q tại thời điểm sinh thiết thận ở 2 nhóm
viêm thận lupus tăng sinh [n=116] và không tăng sinh [n=28]……………………74
Biểu đồ 3.8: Biểu đồ thay đổi lượng protein niệu theo từng cá nhân trong toàn bộ
nhóm nghiên cứu giữa hai lần thăm khám ……………………………………………….77
Biểu đồ 3.9: Biểu đồ thay đổi tỉ lệ albumin:creatinine niệu theo từng cá nhân trong
toàn bộ nhóm nghiên cứu giữa hai lần thăm khám ……………………………………77
Biểu đồ 3.10: Biểu đồ thay đổi nồng độ albumin huyết thanh theo từng cá nhân
trong toàn bộ nhóm nghiên cứu giữa hai lần thăm khám……………………………78
Biểu đồ 3.11: Biểu đồ thay đổi nồng độ creatinine huyết thanh theo từng cá nhân
trong toàn bộ nhóm nghiên cứu giữa hai lần thăm khám……………………………78
Biểu đồ 3.12: Nồng độ kháng thể anti-dsDNA ở thời điểm thăm khám sau 6 tháng
…………………………………………………………………………………………………………..81
Biểu đồ 3.13: Nồng độ kháng thể anti-nucleosome ở thời điểm thăm khám sau 6
tháng …………………………………………………………………………………………………..82
Biểu đồ 3.14: Nồng độ kháng thể anti-C1q ở thời điểm thăm khám sau 6 tháng ….82xii
Biểu đồ 3.15: Nồng độ kháng thể anti-dsDNA theo các kiểu đáp ứng lâm sàng ở lần
thăm khám theo dõi sau 6 tháng so sánh với lần đầu …………………………………84
Biểu đồ 3.16: Nồng độ kháng thể anti-nucleosome theo các kiểu đáp ứng lâm sàng
ở lần thăm khám theo dõi sau 6 tháng so sánh với lần đầu…………………………84
Biểu đồ 3.17: Nồng độ kháng thể anti-C1q theo các kiểu đáp ứng lâm sàng ở lần
thăm khám theo dõi sau 6 tháng so sánh với lần đầu …………………………………85
Biểu đồ 3.18: Theo dõi dọc nồng độ kháng thể anti-dsDNA của từng bệnh nhân
trong toàn bộ nhóm nghiên cứu………………………………………………………………85
Biểu đồ 3.19: Theo dõi dọc nồng độ kháng thể anti-dsDNA của từng bệnh nhân
trong nhóm có đáp ứng lâm sàng ……………………………………………………………86
Biểu đồ 3.20: Theo dõi dọc nồng độ kháng thể anti-dsDNA của từng bệnh nhân
trong nhóm đáp ứng hoàn toàn……………………………………………………………….86
Biểu đồ 3.21: Theo dõi dọc nồng độ kháng thể anti-nucleosome của từng bệnh nhân
trong toàn bộ nhóm nghiên cứu………………………………………………………………87
Biểu đồ 3.22: Theo dõi dọc nồng độ kháng thể anti-nucleosome của từng bệnh nhân
trong nhóm có đáp ứng lâm sàng ……………………………………………………………87
Biểu đồ 3.23: Theo dõi dọc nồng độ kháng thể anti-nucleosome của từng bệnh nhân
trong nhóm có đáp ứng hoàn toàn …………………………………………………………..88
Biểu đồ 3.24: Theo dõi dọc nồng độ kháng thể anti-C1q của từng bệnh nhân trong
toàn bộ nhóm nghiên cứu ………………………………………………………………………88
Biểu đồ 3.25: Theo dõi dọc nồng độ kháng thể anti-C1q của từng bệnh nhân trong
nhóm có đáp ứng lâm sàng…………………………………………………………………….89
Biểu đồ 3.26: Theo dõi dọc nồng độ kháng thể anti-C1q trong nhóm bệnh nhân có
đáp ứng hoàn toàn ………………………………………………………………………………..89
Biểu đồ 3.27: Nồng độ kháng thể anti-dsDNA theo các nhóm viêm thận lupus “hoạt
động” và “không hoạt động” ở lần khám theo dõi sau 6 tháng……………………90
Biểu đồ 3.28: Nồng độ kháng thể anti-nucleosome theo các nhóm viêm thận lupus
“hoạt động” và “không hoạt động” ở lần thăm khám theo dõi sau 6 tháng …..91xiii
Biểu đồ 3.29: Nồng độ kháng thể anti-C1q theo các nhóm viêm thận lupus “hoạt
động” và “không hoạt động” ở lần thăm khám theo dõi sau 6 tháng……………91
Biểu đồ 3.30: Đường cong ROC của xét nghiệm kháng thể anti-dsDNA trong chẩn
đoán viêm thận lupus hoạt động trong quá trình theo dõi…………………………..92
Biểu đồ 3.31: Đường cong ROC của xét nghiệm kháng thể anti-nucleosome trong
chẩn đoán viêm thận lupus hoạt động trong quá trình theo dõi …………………..93
Biểu đồ 3.32: Đường cong ROC của xét nghiệm kháng thể anti-C1q trong chẩn
đoán viêm thận lupus hoạt động trong quá trình theo dõi…………………………..9

NGHIÊN CỨU SỰ BIỀU LỘ CỦA EGFR, HER2 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI LÂM SÀNG, NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỀU MÔ DẠ DÀY

September 5, 2018

 by admin · Published September 5, 2018

Hiệu quả sử dụng  gạo lật nảy mầm hỗ trợ kiểm soát các yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ngoại trú

January 11, 2020

 by admin · Published January 11, 2020

Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực bằng hỗn hợp bupivacain-fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi

August 10, 2018

 by admin · Published August 10, 2018 · Last modified September 16, 2019

Chỉ số dsDNA là gì?

Kháng thể kháng DNA [Anti-dsDNA] một loại kháng thể được tìm thấy ở khoảng 30% những người bị lupus hệ thống. Vì chỉ có dưới 1% số người khỏe mạnh có kháng thể này, đây cũng một xét nghiệm giúp ích trong việc xác nhận chẩn đoán bệnh lupus.

DS DNA viết tắt của từ gì?

Xét nghiệm này đo lượng kháng thể deoxyribonucleic acid sợi kép [anti-dsDNA] có thể xuất hiện trong máu. Anti-dsDNA là một tự kháng thể, tạo ra khi hệ thống miễn dịch của một người không phân biệt được thành phần tế bào của"chính mình "hay "không của chính mình".

Xét nghiệm ANA để lâm gì?

Xét nghiệm ANA là xét nghiệm giúp phát hiện kháng thể kháng nhân [ANA] trong máu của bạn. Đây một công cụ cần thiết nhằm chẩn đoán các bệnh lý tự miễn. Khi xét nghiệm ANA dương tính có thể chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch của bạn đã tấn công nhầm vào mô của chính mình mà nói cách khác phản ứng tự miễn dịch.

Lupus ban đỏ hệ thống xét nghiệm gì?

Các xét nghiệm trong Lab dùng để chẩn đoán Lupus.
Kháng thể kháng nhân [ANA] ... .
Kháng thể kháng phospholipid [APLs] ... .
Kháng Sm. ... .
Kháng dsDNA. ... .
Kháng Ro[SSA] và kháng La[SSB] ... .
Protein phản ứng C [CRP] ... .
Tốc độ lắng hồng cầu [ESR] ... .
Công thức máu hoàn chỉnh [CBC].

Chủ Đề