Niềng là gì

Niềng răng hay chỉnh nha là thuật ngữ sử dụng trong nha khoa, là phương pháp can thiệp kỹ thuật bằng các khí cụ nha khoa để sắp xếp, xử lý, đưa răng về vị trí mong muốn.

Chỉnh nha là một loại hình nha khoa đặc biệt, điều chỉnh các vấn đề răng mọc lệch [răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, răng chìa, răng hô, răng móm, hở lợi, các bệnh lý khớp thái dương hàm……], giúp tái lập chức năng ăn nhai hoàn hảo, tạo sự hài hòa cân đối cho khuôn mặt, đồng thời giúp ngăn ngừa các bệnh về răng miệng và một số bệnh toàn thân khác.

 

Răng mọc lộn xộn                        Răng chìa                                     Thiếu răng

 
  

Răng móm                                 Răng hô                                     Răng thưa

Niềng răng là một điều trị chuyên sâu, nên được thực hiện bởi các bác sỹ chỉnh nha uy tín đã được đào tạo chuyên ngành chỉnh nha [thường khoảng 3 năm sau đại học.]

Chọn bác sĩ chỉnh nha rất quan trọng.

Một bác sĩ chỉnh răng là một chuyên gia trong chẩn đoán, ngăn ngừa và điều trị răng hàm mặt. Tất cả bác sĩ chỉnh răng đều là nha sĩ, nhưng chỉ 3-6% nha sĩ ở Mỹ và Châu Âu là bác sĩ chỉnh răng. Ở Châu Á, số lượng này càng ít hơn. Ngày nay, nha sĩ tổng quát cũng có thể điều trị chỉnh nha các trường hợp đơn giản nhưng những ca phức tạp hơn và để đạt kết quả tốt hơn, ổn định hơn cần phải có sự can thiệp của chuyên viên chỉnh nha có bằng cấp.

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để điều chỉnh lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa… Qua đó, mang lại cho bạn hàm răng thẩm mỹ hơn với nụ cười tỏa sáng và giúp khuôn mặt trở nên hài hòa. 

Niềng răng diễn ra trong bao lâu sẽ hoàn thành?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, niềng răng bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

- Độ tuổi niềng răng

Nếu niềng răng trong độ tuổi từ 12 – 18 tuổi thì thời gian sẽ nhanh hơn khi bạn trên 25 tuổi.

- Mức độ lệch lạc của răng

Với mỗi tình trạng răng khác nhau thì thời gian niềng sẽ khác nhau. Những trường hợp răng lệch lạc nhẹ đương nhiên thời gian sẽ ngắn hơn. Còn với trường hợp phức tạp đòi hỏi thời gian lâu hơn.

- Loại mắc cài sử dụng

Hiện nay có nhiều loại mắc cài chỉnh nha khác nhau. Với mỗi loại sẽ có hiệu quả cũng như tính thẩm mỹ chênh lệch nhau. Do đó, thời gian niềng răng cũng phụ thuộc vào yếu tố này.

Loại mắc cài ảnh hưởng tới thời gian niềng răng

- Phác đồ chỉnh nha của bác sĩ

Nếu bạn thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ thời gian sẽ nhanh hơn việc bạn đi sai. Đồng thời, với bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm cũng sẽ giúp quá trình này hiệu quả và nhanh hơn.

Như vậy có thể thấy, thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ từ 18 – 24 tháng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Quy trình niềng răng trải qua những giai đoạn nào?

Chỉnh nha là một quá trình lâu dài và đòi hỏi bạn phải kiên trì. Thông thường, quy trình này sẽ diễn ra với 5 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn làm thẳng hàm răng

Bác sĩ sau khi lên phác đồ niềng răng phù hợp sẽ tiến hành gắn mắc cài. Đồng thời kích hoạt quá trình niềng răng cho bệnh nhân. Lúc này, mắc cài và dây cung sẽ được gắn trên mặt răng. Dây cung sẽ cứng dần và bắt đầu sinh ra lực để kéo các răng di chuyển. Đây là giai đoạn làm những răng chen chúc, lệch lạc… thẳng hàng.

Thông thường, giai đoạn này sẽ kéo dài từ 2 – 6 tháng tùy vào mức độ lệch lạc của răng. Khi dây cung được kích hoạt thì bạn sẽ hơi đau nhức một chút. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ khoảng 3 ngày là hết.

- Giai đoạn chỉnh chân răng

Khi răng đã được kéo thẳng hàng thì bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh chân răng. Bằng cách sử dụng dây cung và tạo lực di chuyển chân răng về đúng vị trí. Nhờ đó, giúp các trục răng chuẩn hơn. Thông thường, giai đoạn này sẽ kéo dài từ 2 – 4 tháng.

- Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng

Khi chân răng và trục răng về cơ bản đã đều thì bác sĩ tiến hành đóng khoảng. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình niềng răng. Lúc này, bác sĩ sẽ thay thế dây cung bằng dây Stainless Steel để tăng độ cứng.

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng

Đồng thời, sử dụng lò xo hoặc chun đóng khoảng để móc từ răng hàm ra răng cửa. Việc này nhằm kéo các răng di chuyển về vị trí như tính toán. Thường thời gian của giai đoạn này sẽ kéo dài từ 4 – 8 tháng.

Ở giai đoạn này các bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt. Nếu răng cửa hô vẩu thì sẽ được kéo lùi về sau. Đây là giai đoạn bác sĩ sẽ kiểm soát lực kéo thường xuyên để tránh biến chứng như: Cười hở lợi, răng quặp…

- Giai đoạn đóng khớp theo chiều đứng

Đóng khoảng nếu là giai đoạn quyết định thẩm mỹ hàm răng thì đóng khớp là giai đoạn quyết định đến chức năng ăn nhai sau chỉnh nha. Giai đoạn này, bác sĩ sẽ gắn các loại chun từ hàm trên xuống hàm dưới theo chiều thẳng đứng. Việc này giúp hàm trên và hàm dưới tiếp xúc với nhau. Thông thường, giai đoạn này sẽ kéo dài từ 2 – 8 tuần quyết định tới việc răng bị hở hay khớp cắn không kín.

- Giai đoạn duy trì

Niềng răng xong, cần phải cố định răng răng ở vị trí mới để duy trì hiệu quả sau chỉnh nha. Do đó, lúc này bệnh nhân cần đeo khí cụ giúp hàm duy trù hoặc dây cung cố định mặt trong.

Liệu niềng răng có đau không?

Niềng răng là phương pháp sử dụng lực siết của dây cung để di chuyển răng. Đồng thời, trong một số trường hợp phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển. Do đó, trong quá trình này các bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức và nhất là khi răng bắt đầu dịch chuyển.

Bên cạnh đó, niềng răng có đau không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Với những bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ giảm được tình trạng đau nhức. Vì vậy, các bạn đừng quá lo lắng bởi bất kỳ ai cũng sẽ trải qua nhưng thực tế không đau như bạn tưởng.

Niềng răng có đau không?

Chỉnh nha có làm răng yếu đi không?

Nhiều người phân vân không biết niềng răng xong có khiến răng yếu đi không. Theo các bác sĩ chuyên khoa điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu trong quá trình niềng gặp phải các vấn đề như:

- Kỹ thuật niềng răng không tốt và bộ khí cụ niềng răng được từ vật liệu chất lượng kém.

- Quá trình niềng bác sĩ gắn mắc cài chưa chuẩn, dây cung và dây thun không đủ lực siết chuẩn xác. Từ đó khiến răng di chuyển không đúng vị trí, di chuyển chậm…

- Lực siết quá mạnh khiến răng đau nhức, xương ổ răng bị tiêu, giảm tuổi thọ chân răng… Từ đó gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai và khiến răng bị yếu đi.

- Lực kéo quá mạnh trong khi xương hàm chưa ổn định cũng làm hàm và răng bị tổn thương, yếu đi.

- Bệnh nhân mắc bệnh lý về răng miệng trước khi chỉnh nha mà không được điều trị. Việc này khiến răng bị yếu dần đi khi chịu lực kéo.

- Không có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý và cẩn thận trong quá trình niềng. Đồng thời, không kiêng đồ ăn có hại cho răng.

- Điều kiện sức khỏe của người niềng không đáp ứng được nhưng vẫn cố tình niềng. Từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và làm răng yếu đi.

Những trường hợp nào cần nhổ bớt răng khi niềng?

Thông thường, khi niềng răng sẽ có một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phải nhổ răng. Việc này giúp quá trình niềng diễn ra thuận lợi và giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Các trường hợp cần phải nhổ răng thường là:

- Răng hô hoặc móm nặng

Là tình trạng phần răng chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về vị trí phù hợp với khớp cắn. Qua đó giúp hàm răng thẩm mỹ hơn.

- Răng mọc lộn xộn, chen chúc

Thông thường, khung hàm quá nhỏ sẽ gây nên tình trạng không đủ chỗ cho tất cả các răng. Do đó, lúc này cần tiến hành nhổ bớt răng thừa để tạo khoảng trống giúp các răng đều đặn.

Nhổ bớt răng khi niềng với trường hợp răng mọc lộn xộn

- Răng khôn

Răng khôn thường gây trở ngại trong quá trình niềng răng, nhất là răng khôn mọc lệch. Do đó, trong quá trình niềng răng bác sĩ sẽ tính toán và nếu cần phải nhổ sẽ nhổ đi để niềng răng đạt kết quả tốt nhất.

Trong quá trình niềng răng ăn uống như thế nào hợp lý?

Trong giai đoạn đầu khi mới niềng răng có thể bạn chưa quen và thấy vướng víu. Đồng thời, lúc này cũng sẽ cảm thấy hơi đau nhức do răng bắt đầu di chuyển. Từ đó, gây khó khăn trong việc ăn uống. Do đó, tuần đầu tiên tốt nhất nên ăn những thức ăn mềm như cháo, súp…

Khoảng 1 tuần sau đó, khi đã quen dần với bộ khí cụ thì có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các bạn cần lưu ý chế độ ăn uống như sau:

- Lựa chọn đồ ăn mềm

Tốt nhất nên ăn những đồ ăn mềm và hạn chế đồ ăn cứng, dai… Bởi chúng dễ dính vào mắc cài khó vệ sinh. Đồng thời, nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm hoạt động của xương hàm. Việc này cũng giúp hạn chế mảng bám hình thành trên răng và giúp việc vệ sinh răng miệng sau bữa ăn dễ dàng hơn.

Khi niềng răng nên ăn thức ăn mềm

- Hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai

Trong quá trình niềng răng nên hạn chế những thực phẩm cứng như các loại hạt. Cùng với đó là những thực phẩm dẻo gây dính răng, đồ ăn nhiều đường, axit, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh…

Ngoài ra, nên vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Thực hiện đánh răng 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo răng luôn được sạch sẽ.

Vì sao cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng chỉnh nha?

Nhiều người cho rằng niềng răng xong nghĩa là xong và quá trình này sẽ kết thúc ở đây với kết quả duy trì vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp từ hàm duy trì thì răng vẫn có thể chạy về vị trí cũ. Đặc biệt, với những người chỉnh nha do cấu trúc xương hàm, xương chân răng thì việc trở về vị trí cũ sẽ cao.

Do đó, để đảm bảo hiệu quả sau khi niềng răng được lâu dài và hiệu quả thì các bác sĩ khuyến cáo bạn cần đeo hàm duy trì. Việc chủ quan và tiếc tiền cho quá trình đeo hàm duy trì sẽ dẫn tới “tiền mất tật mang”. Vì vậy, thông thường sau khi hoàn thành quá trình niềng răng thì bác sĩ sẽ tiến hành hướng dẫn bạn đeo hàm duy trì. Qua đó, giúp giữa răng ở nguyên vị trí đã kéo chỉnh về.

Như vậy có thể thấy, việc đeo hàm duy trì sau chỉnh nha là vô cùng cần thiết. Bạn có thể niềng răng trong vài năm thì việc đeo hàm duy trì là hoàn toàn có thể. Hơn thế, hàm duy trì thường được thiết kế trong suốt nên mang tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đeo.

Niềng năng là gì?

Niềng răng phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để điều chỉnh răng đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm, mang đến hàm răng đều đặn và có khớp cắn chuẩn. Khi bác sĩ siết dây cung để kéo dịch chuyển răng sẽ tạo ra lực ma sát, lực này làm cho răng bị ê buốt.

Niềng răng là bệnh gì?

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa giúp khắc phục các khuyết điểm răng hô, móm, thưa, khấp khểnh… giúp hàm răng đều, đẹp, chuẩn khớp cắn, đem lại sự tự tin cho người bị.

Niềng răng có đầu không?

Câu trả lời là . Tuy nhiên, cảm giác đau khi niềng răng chính là sự ê buốt và căng tức và nó thường chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi niềng răng. Còn tùy vào mức độ chịu đựng của mỗi người mà cảm giác đau có thể là nhiều hoặc ít.

Thế nào là niềng răng thành công?

Một ca chỉnh nha thành công khi nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn chuẩn, lúc này khe giữa của hai răng cửa hàm trên và hàm dưới nằm trên đường thẳng từ giữa mũi xuống môi. Nhưng nếu bị lệch đường nhân trung này, khuôn mặt kém cân đối thì cũng được xem là niềng răng không thành công.

Chủ Đề