Đợt tiêm vaccine covid đầu tiên ở việt nam

Từ đại dịch tới “bệnh đặc hữu” - Bài 2: Việt Nam xác định sống chung an toàn  với COVID-19 Hà Nội [TTXVN 11/3] Từ tháng 1/2020 đến nay Việt Nam đã phải chống chọi với 4 đợt dịch COVID-19 và hiện tai đang hướng tới chung sống an toàn với SARS-CoV-2. Điều này dựa vào những kết quả phòng, chống dịch đạt được trên thực tế trong hơn hai năm qua. *Linh hoạt thay đổi chiến lược chống dịch Vào ngày 11/3/2020, khi Tổ chức Y tế thế giới [WHO] công bố COVID-19 là “đại dịch toàn cầu” thì Việt Nam mới chỉ ghi nhận 38 trường hợp F0, chủ yếu là những người Việt Nam nhập cảnh từ Anh. Một năm sau, ngày 11/3/2021, chúng ta ghi nhận 2.526 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 1.585 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Hai năm sau, tính đến sáng 11/3, Việt Nam có hơn 5,26 triệu ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, còn tính về số ca mắc trên 1 triệu dân thì nước ta đứng thứ 130 [bình quân cứ 1 triệu người có 53.253 ca mắc]. Tính theo từng thời điểm bùng phát SAR-CoV-2 thì nước ta trải qua 4 đợt dịch. Đợt dịch thứ nhất, từ ngày 23/1/2020, khi Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên, đến hết tháng 4/2020. Đợt dịch thứ hai, trong các tháng 7 và 8/2020. Đợt dịch thứ ba, trong tháng 1 và 2/2021. Đợt dịch thứ tư, từ ngày 27/4/2021 đến nay. Tùy theo diễn biến thực tế của dịch COVID-19 mà Chính phủ Việt Nam đề ra những chiến lược phòng, chống dịch khác nhau, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thường xuyên có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi. Việt Nam từng chống lại COVID-19 một cách hiệu quả trong 3 đợt dịch trước. Nhưng biến thể Delta của SARS-CoV-2 xuất hiện đã làm thay đổi biểu đồ dịch bệnh. Biến thể Delta xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào cuối năm 2020 có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều so với loại virus xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán [Trung Quốc] vào cuối năm 2019 hay so với biến thể xuất hiện tại Anh [Alpha] trong năm 2020. Các chuyên gia về dịch tễ học cho rằng tốc độ lây lan của biến thể Delta cao hơn khoảng 50% so với biến thể Alpha vốn đã có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 50% so với virus đầu tiên được tìm thấy ở Vũ Hán. Biến chủng Delta được phát hiện lần đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18/05/2021. Kể từ đó, dịch COVID-19 tăng phi mã ở thành phố lớn nhất nước và các tỉnh phía Nam. Đến ngày 6/7, Việt Nam ghi nhận 1.029 ca mắc COVID-19 mới. Trước đó, vào ngày 5/7, nước ta đã vượt qua “mốc” 20.000 ca bệnh [21.035 người] tính từ đầu dịch và cũng lập “kỷ lục buồn” là có số trường hợp mắc mới cao nhất từ trước đến nay, vượt con số 1.000.

Ngày 6/7, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 710  ca mắc COVID-19, liên tục đứng đầu về ca bệnh mới so với các địa phương trong cả nước. Dịch đã thấm sâu trong công đồng và lan rộng, nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát hiện hữu. . . 

Trong kết luận ngày 6/7/2021 tại cuộc họp trực tuyến với Thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay là chưa có tiền lệ, do vậy phải vừa làm vừa điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện; trên tinh thần đoàn kết, thống nhất, lắng nghe ý kiến của nhau để lãnh đạo các cấp có được các phương án hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh và điều kiện thực tế từng địa phương, cơ quan, đơn vị". Trước đó, tối 5/6/2021, Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 chính thức ra mắt tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Thủ tướng nhấn mạnh: “Tiêm vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định và có tính chiến lược để thoát khỏi COVID-19”. Như vậy là chiến lược chống dịch ở Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Vaccine ngừa COVID-19 được coi vũ khí chủ lực trong chiến lược “5K cộng”. Đến ngày 11/10/2021 Chính phủ ra Nghị quyết 128/NQ-CP về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Đây được coi là sự thay đổi bước ngoặt trong phòng, chống dịch. Sau gần hai năm chống chọi với dịch bệnh, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới lần lượt từ bỏ mục tiêu "Zero COVID-19" không khả thi và  phải trả giá rất cao về kinh tế - xã hội, kể từ khi các biến thể Delta và Omicron xuất hiện. Cơ sở quan trọng để Việt Nam từ bỏ chiến lược "Zero COVID-19" [không còn áp dụng các biện pháp truy vết triệt để, phong tỏa chặt, cách ly tập trung] là nguồn lực vaccine. Đến ngày 11/10, ngày Nghị quyết 128/NQ-CP được ban hành, tại Việt Nam đã có tổng số hơn 55,2 trệu liều vaccine đã được tiêm, trong đó tiêm 1 mũi là hơn 39 triệu liều, tiêm mũi 2 là hơn 16 triệu liều. *Hướng tới “bệnh đặc hữu” Ngày 3/3, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho Bộ Y tế tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. Tại phiên họp, lãnh đạo Bộ Y tế đã báo cáo về dự thảo chương trình phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023. Theo đó, từ khi thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP đến nay, số ca tử vong so với số mắc giảm từ 2,45% xuống 1,54%. Mức độ người dân Việt Nam hài lòng với các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ đạt 96%. Tiếp đó, trình bày tại phiên họp vào sáng 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết: Bệnh lưu hành, tiếng Anh -  "endemic diseases", hay một số chuyên gia còn gọi thành bệnh đặc hữu", là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định. Dịch được coi là bệnh đặc hữu hay bệnh lưu hành khi đạt một số tiêu chí cụ thể: có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được. Khi coi COVID-19 là bệnh đặc hữu tức là sẽ không xem COVID-19 là đại dịch nữa mà coi như một bệnh lý chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh chuyên khoa thông thường. Tại các cơ sở y tế bác sỹ sẽ tập trung chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, giảm biến chứng, giảm tử vong. Theo Phó Giáo sư Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 [Đại học Y Hà Nội], khi tiến tới việc thay đổi từ đại dịch sang bệnh đặc hữu thì việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh COVID-19 cũng cần ứng xử như với các bệnh lý khác, nghĩa là có thể do Bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả. Các chuyên gia ở nhiều quốc gia hiện tại đang thảo luận và đề xuất về việc coi bệnh COVID-19 là đặc hữu hay còn gọi là bệnh lưu hành [endemic]. Bộ Y tế của Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác để theo dõi tình hình dịch COVID-19, cập nhật sự biến đổi của SARS-CoV-2 nhằm coi COVID-19 là bệnh đặc hữu - bệnh lưu hành vào thời điểm thích hợp. Như vậy, việc dịch COVID-19 sẽ được nhìn nhận như bệnh đặc hữu ở Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian và nước ta cũng đã có một số điều kiện cho vấn đề này, Điều kiện thứ nhất là tỷ lệ người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ngày càng cao. Trong ngày 9/3 có 244.960 liều vaccine đã được tiêm, còn tổng số vaccine đã được tiêm là suýt soát 199 triệu liều, Mức độ bao phủ vaccine ở Việt Nam như vậy là rất cao so với tổng dân số 97,34 triệu người. Nước ta nằm trong nhóm 6 nước có tỷ lệ người được tiêm vaccine cao nhất thế giới. Điều kiện thứ hai, theo bác sĩ Trần Văn Phúc [Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn], biến thể Omicron đang giữ vai trò chủ đạo ở Việt Nam. Do đó, khả năng lây nhiễm của biến thể này cao hơn rất nhiều so với biến thể Delta, nhưng số bệnh nhân chuyển nặng và tử vong không cao. Trên thực tế, số ca mắc COVID-19 mới hiện tại đang tăng mạnh [từ 17h00 ngày 9/3 đến 17h00 ngày 10/3 có 160.676 ca được ghi nhận] nhưng số trường hợp tử vong so với tổng số ca mắc ngày càng giảm theo cách bền vững, từ 2,4% xuống 2,2%, rồi 1,5%, 1,2%, 1%. Theo số liệu của Bộ Y tế, từ 17h30 ngày 9/3 đến 17h30 ngày 10/3/2022, nước ta có 71 ca tử vong, chiếm 0,8% tổng số ca mắc. Bác sỹ Trần Văn Phúc cho rằng với biến thể Omicron thì không một hệ thống y tế nào trên thế giới có đủ sức để ngăn chặn, kể cả các quốc gia có nền y tế và tiềm lực kinh tế hùng mạnh như Mỹ, Anh, Nhật Bản... Vì vậy, chúng ta  bắt buộc phải tính đến việc chuyển trạng thái để thích ứng an toàn. Đồng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng [Bộ Y tế] nêu ý kiến: Việt Nam nên tiến tới xem COVID-19 là bệnh đặc hữu bình thường, từ đó giảm gánh nặng cho Nhà nước./. [hết]

Trần Quang Vinh

Chiều 25/3, những liều kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 đầu tiên đã được tiêm cho người bệnh bị suy giảm miễn dịch, người không thể tiêm vaccine Covid-19 hoặc không đáp ứng được miễn dịch sau tiêm.

Bà Nguyễn Thị Phiên [76 tuổi, nhà ở phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM] vui mừng khi trở thành một trong những người đầu tiên tại Việt Nam nhận được tin nhắn từ BVĐK Tâm Anh TP.HCM mời đến tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19. Đây là lần đầu tiên bà ra khỏi nhà trong suốt 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành.

Cuộc sống của người bệnh không tiêm được vắc xin Covid-19 rất khổ sở, bà Phiên kể. Hai năm nay, bà lặng lẽ ăn uống một mình trong phòng, chỉ biết xem ti vi, nói chuyện qua điện thoại, zalo… với con cháu sống chung nhà. Phòng của bà, chỉ có người con trai được bước vào mỗi khi đưa cơm.

Cũng suốt hai năm quý giá của người lớn tuổi, bà Phiên làm bạn với sách và 4 bức tường vôi. Cuộc sống sôi động bên ngoài giữa thời bình thường mới khiến bà ao ước. Đại dịch Covid-19 với bạn có lẽ đã tạm ổn nhưng với nhiều người yếu thế như bà Phiên, nó vẫn là nỗi sợ vô hình ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe.

“Tôi bị tăng huyết áp, tiểu đường, vảy nến, viêm đa khớp, rối loạn tiền đình, dị ứng nặng, không tiếp nhận được nhiều loại vitamin cả đường ăn và đường uống nên chưa tiêm mũi vắc xin Covid-19 nào. Bản thân tôi là bác sĩ chuyên ngành huyết học từ năm 1970 đến năm 2001, từng làm ở các bệnh viện lớn nên hiểu được tình trạng sức khỏe của mình. Nếu tiêm vắc xin phòng Covid-19 có chuyện không may xảy ra, tôi thấy tội cho người tiêm và cho cả bản thân mình”, bà kể.

Bà và con trai đã tìm hiểu về kháng thể đơn dòng Evusheld từ các trang y khoa nước ngoài trước khi Việt Nam mua được. Ngay khi biết thông tin BVĐK Tâm Anh TP.HCM có kháng thể đơn dòng Evusheld, người con trai đã vội đăng ký cho mẹ được tiêm.

Bà Nguyễn Thị Phiên xúc động ký vào “Phiếu đồng thuận tiêm Evusheld”. Ảnh: Thùy Trăm

Đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM vào chiều 25/3/2022, bà Phiên mang cùng lúc 2 chiếc khẩu trang để hy vọng virus SARS-CoV-2 không tấn công vào mũi họng, gương mặt hằn sâu những dấu vết do đã đeo khẩu trang quá lâu. Nhưng đôi mắt bà ánh lên niềm vui, vì chỉ vài giờ nữa thôi, cơ thể bà đã có kháng thể Evusheld bảo vệ để an tâm sống vui cùng con cháu.

Sau khi đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, chiều cao, cân nặng, bà được bác sĩ chuyên khoa II Tạ Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Tiết niệu – Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM trực tiếp thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe để sàng lọc trước khi tiêm. Ngay khi bác sĩ Tạ Phương Dung thông báo trường hợp này đủ điều kiện tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld dự phòng Covid-19, bà Nguyễn Thị Phiên xúc động ký vào “Phiếu đồng thuận tiêm Evusheld”.

Chỉ sau vài giờ nữa thôi, bà Phiên đã có thể tự bảo vệ bản thân mình. Kháng thể đơn dòng Evusheld có hiệu quả dự phòng Covid-19 tới 83% nên bà sẽ được bảo vệ trước SARS-CoV-2 ít nhất 6 tháng sau tiêm. Nếu không may nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng không trở nặng hay nguy hiểm đến tính mạng.

“Tôi tiêm xong không thấy đau. Bây giờ tôi vẫn thực hiện 5K, nhưng có thêm liều Evusheld tôi an tâm hơn trước nhiều biến thể SARS-CoV-2”. Ngồi cùng con trai ở khu vực theo dõi sau tiêm, bà chia sẻ.

Sau tiêm, bà Phiên được đo huyết áp, thực hiện các đánh giá trước khi ra về. Ảnh: Thùy Trăm

Ngay khi nghe tin kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 về tới Thủ đô, ông Lê Viết Dũng [67 tuổi, Hà Nội] đã nhanh chóng đăng ký và là một trong những khách hàng đầu tiên được tiêm Evusheld tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội. Có tiền sử can thiệp mạch vành, suy tim và sức khỏe yếu, ông Dũng phải nhờ sự hỗ trợ của xe lăn để có thể di chuyển tới khu vực tiêm.

“Sau mũi tiêm vắc xin Covid-19 lần thứ nhất vài ngày, tôi bị ngất xỉu và phải nhập viện, qua thăm khám bác sĩ nghi ngờ đó là phản ứng phụ sau tiêm. Kể từ đó đến nay tôi vẫn chưa thể tiêm thêm mũi vắc xin Covid-19 nào”, ông Dũng nhớ lại.

Ý thức được bản thân có nhiều bệnh nền lại chưa hoàn thành đủ 2 liều tiêm vắc xin cơ bản, ông Dũng gần như không dám ra khỏi nhà từ năm 2021 đến nay. Đặc biệt trong bối cảnh số ca bệnh bùng phát mạnh tại Hà Nội, ông Dũng ngày càng lo lắng, tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề. Khi thấy thông tin Evusheld được Hệ thống BVĐK Tâm Anh nhập khẩu và triển khai tiêm ngay tại thủ đô, ông đã đăng ký và được bệnh viện nhanh chóng đặt lịch hẹn tiêm ngày hôm nay.

“Tôi đánh giá rất cao về tính chuyên nghiệp của bệnh viện trong quy trình tiêm. Trước khi tiêm, tôi được sàng lọc và tư vấn kỹ, được giải thích, giới thiệu về thuốc, hạn sử dụng. Sau tiêm cũng được theo dõi, kiểm tra kỹ trước khi ra về. Điều đó khiến người có nhiều bệnh nền như tôi cảm thấy rất yên tâm”, ông Dũng chia sẻ.

Ông Lê Viết Dũng [67 tuổi, Hà Nội] là người đầu tiên được tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ở BVĐK Tâm Anh Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Thơ.

Kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 là phương pháp điều trị chuyên biệt cho người mắc các tình trạng làm suy giảm hệ miễn dịch, không thể tiêm vaccine hoặc đã tiêm vaccine nhưng không tạo ra miễn dịch hiệu quả. Được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, độc quyền nên giá thành của kháng thể đơn dòng Evusheld không thấp. Đây cũng là một trong những cản trở khiến nhiều người còn ngần ngại đăng ký tiêm Evusheld.

Nhưng với nhóm người yếu thế dễ bị tổn thương trước Covid-19 như bà Phiên và ông Dũng, sức khỏe là quý nhất bất kể bạn là người lớn tuổi hay thanh niên khỏe mạnh. “Nhiều người cho rằng giá thành cho một liều tiêm Evusheld là đắt, vì họ chưa rơi vào trường hợp như tôi. Phải thấu cảnh những bữa cơm đầm ấm nay phải một mình ăn trong lặng lẽ, đơn côi mới trân quý sức khỏe hơn cả tiền bạc.

Do vậy, tôi chưa được tiêm vaccine Covid-19 đã là một thiệt thòi, nay có điều kiện tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld an toàn hơn thì phải nhanh chóng tiêm để an tâm. Nếu mọi người có điều kiện kinh tế thì nên tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld để bảo vệ sức khỏe, sống vui tuổi già” –  bà Phiên trải lòng.

Theo PGS.TS.BS Trần Quang Bính, Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM, kháng thể đơn dòng đã được sử dụng từ lâu trong y học. Tính đến năm 2019, FDA đã cấp phép cho hơn 80 kháng thể đơn dòng, sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực ung thư, khớp học, huyết học.

Evusheld là kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng dược phẩm AstraZeneca [Vương quốc Anh – Thụy Điển], đơn vị đã cung cấp hơn 2,8 tỷ liều vaccine phòng Covid-19 trên toàn cầu. Trong nghiên cứu PROVENT của AstraZeneca, chỉ vài giờ sau tiêm kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19, cơ thể đã có đủ lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ không mắc Covid-19 với hiệu quả lên tới 83%, không có trường hợp nào bệnh nặng hay tử vong trong suốt 6 tháng theo dõi.

Ước tính khoảng 2% dân số toàn cầu thuộc nhóm dễ bị tổn thương trước Covid-19 do bị suy giảm miễn dịch vừa và nặng như HIV, ung thư, ghép tạng [ghép tim, ghép gan, ghép thận], dùng corticoid liều cao, kéo dài… đang rất cần lá chắn mới để bảo vệ bản thân vượt qua bão dịch Covid-19. Ở Việt Nam, con số này cũng rất đáng kể.

Evusheld giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng với hiệu quả lên tới 83% và không có trường hợp nào bệnh nặng hay tử vong suốt 6 tháng theo dõi. Ảnh: Hiếu Hiền

Những ngày qua, Hệ thống BVĐK Tâm Anh đã nhận được hàng nghìn cuộc gọi, tin nhắn của khách hàng hỏi thông tin về kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 và mong muốn được tiêm. Sau quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình tiêm chủng, tiếp đón… BVĐK Tâm Anh Hà Nội và BVĐK Tâm Anh TP.HCM chính thức tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 cho người bệnh, từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần vào khung giờ 7h00 – 16h30, riêng Chủ nhật lịch tiêm từ 7h00 – 16h00.

Khi tới Hệ thống BVĐK Tâm Anh để tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld, khách hàng không cần phải xét nghiệm Covid-19 nếu không có các triệu chứng nghi ngờ. Bộ phận chăm sóc khách tại quầy lễ tân – thu ngân sẽ kiểm tra thông tin khách hàng nếu khách đã đăng ký qua tổng đài hoặc trực tiếp hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Sau đó, khách hàng được khám sàng lọc, khám chuyên sâu nếu cần và được chỉ định tiêm.

Bệnh viện đã bố trí ít nhất 10 phòng khám chuyên biệt liên quan đến các bệnh lý khác nhau như: Ung bướu, Tim mạch, Cơ xương khớp, Miễn dịch, Tiết niệu, Tiểu đường, Nội thần kinh, Thừa cân – Béo phì, Gan – Thận, Nội tiết… Do thuốc được tiêm tại bắp sâu [mông], bệnh viện đã bố trí phòng tiêm dành cho nam và nữ riêng biệt. Chi phí khám sàng lọc, khám chuyên khoa nếu có, tiêm và chăm sóc sau tiêm đã bao gồm trong chi phí Gói tiêm Kháng thể đơn dòng Evusheld. Khách hàng chỉ trả thêm chi phí cận lâm sàng [xét nghiệm, chụp chiếu…] trong trường hợp cần thiết xác định tình trạng bệnh nền mà khách hàng đang mắc phải.

Với những khách hàng không đủ điều kiện tiêm hoặc không có nhu cầu tiêm sẽ được làm các thủ tục, giấy tờ… để hoàn lại toàn bộ chi phí Gói tiêm đã thanh toán trước đó theo quy định.

Theo PGS.TS.BS Trần Quang Bính, tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 rất an toàn, ít tác dụng phụ, nếu có thường rất nhẹ như: đau đầu, mệt mỏi, ho… nhưng Bệnh viện vẫn bố trí khu vực tiêm và theo dõi sau tiêm tập trung ở khu vực rộng lớn. Bệnh viện luôn có đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm giàu kinh nghiệm. Bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng thuốc, thiết bị y tế để cấp cứu sẵn sàng cho các trường hợp phản ứng bất lợi sau tiêm. Sau tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld, khách hàng sẽ được ở lại theo dõi sau tiêm từ 45 – 60 phút, cấp giấy xác nhận tiêm và phiếu hướng dẫn theo dõi sau tiêm tại nhà, kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, đo SpO2… ổn định trước khi ra về.

PGS.TS.BS Trần Quang Bính, Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM căn dặn bà Phiên những điều cần lưu ý sau khi tiêm. Ảnh: Thùy Trăm

Đội ngũ thầy thuốc của BVĐK Tâm Anh đã có nhiều kinh nghiệm, thực hiện tiêm chủng chuyên nghiệp qua nhiều đợt triển khai công tác tiêm vắc xin Covid-19 cho cộng đồng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh được xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao với cơ sở vật chất rộng thoáng, đảm bảo quy định phòng chống dịch nên bệnh viện có thể tiếp đón hàng trăm lượt khách hàng đến tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 mỗi ngày. Khách hàng khi đến khám, chữa bệnh hay tiêm chủng… sẽ tận hưởng dịch vụ không gian rộng rãi, sạch sẽ, wifi nhanh miễn phí, nước uống đầy đủ và có tặng cả suất ăn nhẹ an toàn…

Từ ngày 26-3-2022, Hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức mở dịch vụ tiêm kháng thể đơn dòng cho nhóm đối tượng không thể tiêm vaccine.

Ngay từ bây giờ, nhóm người suy giảm miễn dịch, nhóm không thể tiêm vắc xin có thể tiếp tục đăng ký tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 tại link:  //tamanhhospital.vn/dang-ky-tiem-evusheld/

Hoặc có thể liên hệ Bộ phận Chăm sóc khách hàng qua các kênh thông tin chính thức của Hệ thống BVĐK Tâm Anh:

Video liên quan

Chủ Đề