Đồ dùng dạy học bảng sửa lỗi 9 tả năm 2024

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả trong phân môn tập làm văn

Trong nhiều năm qua, trường Tiểu học Đại Từ của chúng tôi đã tổ chức nhiều phong trào thi đua, khơi dậy sự sáng tạo của cán bộ - giáo viên nhân viên, tạo chuyển biến tích cực trong việc đổi mới quản lí, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Trong đó, phong trào thi đua viết SKKN đã được phát động sâu rộng và phát huy hiệu quả tích cực.Trong nhiều năm qua nhà trường có rất nhiều SKKN đạt giải A, B, C cấp Thành phố và cấp Quận.

Bản thân tôi trong suốt 21 năm công tác trong ngành Giáo dục, bên cạnh việc dạy học tôi cũng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi và đóng góp được một số SKKN về các lĩnh vực như: Toán, Tiếng Việt, TNXH, đạt giảiB,C cấp Thành phố. Năm học 2018-2019 vừa qua, tôi cũng đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực Tiếng Việt, cụ thể là phân môn Tập làm văn lớp 5.

Như chúng ta đã biết, phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, vừa tận dụng các hiểu biết và kĩ năng Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, vừa phát huy những kết quả đó, góp phần hoàn thiện chúng. Hơn thế nữa, phân môn Tập làm văn còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản(nói và viết).Phân môn Tập làm văn sử dụng toàn bộ kĩ năng được hình thành và phát triển ở nhiều phân môn khác của Tiếng Việt. Trong đó, kĩ năng viết đúng chính tả hợp lí trong câu văn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng bởi nó phản ánh trình độ sử dụng tiếng Việt, trình độ tri thức và hiểu biết của học sinh.Viết đúng chính tả có một vai trò vô cùng quan trọng trong phân môn Tập làm văn vì nó giúp người đọc hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn. Khả năng viết được câu văn đúng, diễn đạt trọn vẹn nội dung thông báo, không sai lỗi chính tả tiến tới viết được câu văn hay là cả một quá trình lâu dài và đồng bộ. Do đó việc giúp học sinh viết đúng chính tả trong các bài văn viết là một vấn đề quan trọng, thiết thực và cần thiết hàng đầu đối với học sinh cuối cấp Tiểu học.

Đây cũng cũng chính là Sáng kiến kinh nghiệm của tôi với tên đề tài:“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả trong phân môn Tập làm văn”

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. Lí do chọn đề tài
  3. Cơ sở lí luận

Giáo dục Tiểu học là bậc học mà mọi quốc gia đều quan tâm. Bậc học này giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ thuật cơ bản để phát triển năng lực cá nhân; tính năng động, sáng tạo và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh có thể học lên lớp trên một cách tốt hơn.

Môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản, giúp các em giao tiếp tốt trong cuộc sống. Dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời thông qua bộ môn Tiếng Việt nhằm giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Để học sinh có được điều đó, trước hết phải giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ ngữ thành câu văn hoàn chỉnh. Đó là công việc giúp học sinh có được những câu văn đúng về nội dung và ngữ pháp. Đối với Tiếng Việt, câu chính là yếu tố đầu tiên giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình tư duy và giao tiếp

Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp.Mục tiêu của phân môn Tập làm văn là trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng làm văn, góp phần cùng môn học khác mở rộng vốn sống, tư duy lôgic, bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc, thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Phân môn tập làm văn bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng đã được các phân môn khác hình thành và phát triển (nghe, đọc, nói, viết, dùng từ, đặt câu…..) còn hình thành và phát triển một hệ thống những kĩ năng riêng. Hệ thống những kĩ năng này phải gắn liền với quá trình sản sinh văn bản. Chính trình độ thành thục của những kĩ năng sản sinh văn bản góp phần quyết định chất lượng của bài văn viết.

Việc sản sinh một văn bản bao gồm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại tương ứng với một số kĩ năng:

- Giai đoạn 1 (chuẩn bị việc sản sinh văn bản) là giai đoạn định hướng và lập chương trình gồm các kĩ năng: phân tích đề bài, kĩ năng tìm ý, chọn ý và sắp xếp ý ( kĩ năng lập dàn ý).

- Giai đoạn 2 (viết văn bản) là giai đoạn thực hiện hóa chương trình, gồm các kĩ năng: dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn thành bài.

- Giai đoạn 3 (kiểm tra kết quả) gồm các kĩ năng phát hiện lỗi (từ lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu đến lỗi viết văn bản, từ lỗi thuộc về kĩ năng đến lỗi thuộc về nội dung ….) được thể hiện trong bài và sửa chữa lỗi.

Trong hệ thống lỗi của học sinh ở phân môn Tập làm văn thì lỗi chính tả trong các bài văn viết là lỗi cơ bản, là lỗi quan trọng nhất, là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng bài văn.

Phân môn Tập làm văn sử dụng toàn bộ kĩ năng được hình thành và phát triển ở nhiều phân môn khác của Tiếng Việt.Trong đó, kĩ năng viết đúng chính tả hợp lí trong câu văn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng bởi nó phản ánh trình độ sử dụng tiếng Việt, trình độ tri thức và hiểu biết của học sinh. Vì thế không phải không có lí do khi bài viết của học sinh thường dùng để đánh giá năng lực học tập môn tiếng Việt qua các kì thi của mỗi kì, mỗi năm. Mỗi một tiết Tập làm văn mục tiêu lại khác nhau.Mục tiêu của tiết lập dàn ý khác với tiết viết đoạn văn.Mục tiêu của tiết viết đoạn văn lại khác với tiết viết bài văn và lại càng khác so với tiết trả bài. Nhưng dù tiết học nào đi chăng nữa thì việc giúp học sinh tự nhận ra được lỗi sai của mình, của bạn để từ đó sửa lỗi tạo nên những câu văn không sai lỗi chính tả, dùng từ ngữ phù hợp, tạo nên những câu văn hay đồng thời nâng cao năng lực viết văn cho những học sinh có khả năng về môn Tiếng Việt là mục tiêu chung, quan trọng nhất của Tập làm văn. Do đó việc giúp học sinh viết đúng chính tả trong các bài văn viết là một vấn đề quan trọng, thiết thực và cần thiết hàng đầu đối với học sinh cuối cấp Tiểu học.

  1. Cơ sở thực tiễn

Ở Tiểu học, Tập làm văn là một phân môn khó vì học sinh mới bước đầu viết thành bài văn hoàn chỉnh, vốn sống của học sinh ít, kĩ năng tìm ý, sắp xếp ý chưa thành thạo, còn nhiều hạn chế, kĩ năng sử dụng từ để viết thành câu, liên kết các câu thành đoạn là khó đối với đại đa số học sinh. Để học sinh lớp 5 viết được những câu không sai lỗi chính tả, sử dụng từ phù hợp tiến tới viết câu văn hay là một vấn đề khó và đòi hỏi nhiều công sức.Ở lớp 1, 2, 3 các em mới chỉ đặt câu đơn giản gồm 2 thành phần.Lên lớp 4 yêu cầu đặt câu có các thành phần phụ. Lớp 5 học thêm các lớp từ đồng âm, nhiều nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, quan hệ từ, câu ghép, liên kết các vế trong câu, liên kết các câu trong đoạn. Do vậy học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh về nội dung, bố cục phù hợp, câu đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, sử dụng từ đúng là một yêu cầu khó.

Học sinh khó nhận ra được lỗi chính tả của mình, của bạn, mà mỗi bài của học sinh lại sai các lỗi chính tả khác nhau, vốn từ của học sinh còn ít, khả năng diễn đạt câu văn chưa thật thành thạo. Học sinh còn ngại sửa lỗi, do đó việc sửa lỗi trong bài văn thường chưa triệt để, chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thực sự tìm tòi sáng tạo những biện pháp giúp các em chữa lỗi để có những câu văn không sai lỗi chính tả, đúng ngữ pháp, rõ ràng, mạch lạc.

Ngay từ tiết kiểm tra đầu tiên của phân môn Tập làm văn, tôi đã thấy nhiều học sinh sai lỗi chính tả.

Tổng số bài

Bài không có lỗi chính tả

Bài có lỗi chính tả

56

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

10

18%

46

82%

Trong các bài có lỗi chính tả, tôi tiếp tục phân loại lỗi

Loại lỗi chính tả

Đầu năm

  1. Lỗi sai phụ âm đầu

40% tổng số học sinh

2. Sai lỗi do chưa nắm vững khả năng kết hợp của các âm g-gh, ng- ngh, c-k- qu, y-i

  1. % tổng số học sinh

3. Sai lỗi do học sinh viết ẩu.

15% tổng số học sinh

4. Lỗi sai khi viết từ có vần khó.

10% tổng số học sinh

5. Viết hoa sai do chưa nắm vững được quy tắc viết hoa

5 % tổng số học sinh

6. Do thói quen phát âm chưa chuẩn (thói quen)

2% tổng số học sinh

Năm 2018-2019 tôi được phân công dạy lớp 5A3. Đây là một lớp ít học sinh có khả năng viết văn tốt, vấn đề học sinh viết sai lỗi chính tả khá phổ biến.Bài tập làm văn viết nào cũng có nhiều học sinh sai lỗi chính tả, các kiểu sai lại rất đa dạng.Lỗi chính tả trong các bài tập làm văn chiếm tới 82% tổng số lỗi sai của học sinh.Nếu bài văn có lỗi chính tả thì bài văn viết đó khó có thể có câu văn đặc sắc, sinh động. Ngoài ra việc viết được những câu văn không có lỗi chính tả, ý thức viết đúng chính tả còn giúp các em yêu thích tiếng Việt, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả trong phân môn Tập làm văn”

II. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát các bài làm văn của học sinh lớp 5, tiến hành phân loại, hệ thống các lỗi chính tả của học sinh kết hợp với một số các biện pháp để từ đó tìm ra cách giúp học sinh viết đúng chính tả trong bài tập làm văn.

  1. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
  2. Đối tượng nghiên cứu khảo sát:

Các lỗi chính tả trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5

  1. Đối tượng thực nghiệm:

Học sinh lớp 5A3 trường Tiểu học Đại Từ

  1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân loại

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thống kê

-……………….

  1. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
  1. Phạm vi:

Nghiên cứu các lỗi chính tả trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5A3 trường Tiểu học Đại Từ, nguyên nhân và cách sửa các loại lỗi đó trong năm học 2018 -2019

  1. Kế hoạch nghiên cứu:

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2018 và kết thúc vào đầu tháng 5 năm 2019

  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  2. Thực trạng
  3. Thuận lợi

Học sinh lớp tôi là học sinh thành phố nên khả năng tiếp thu tương đối nhanh và phụ huynh rất quan tâm đến con.

Nội dung dạy học môn Tập làm văn rất gần gũi với học sinh do đó các em tiếp nhận kiến thức rất dễ dàng.

Mỗi lớp đều được trang bị máy tính và máy chiếu rất thuận lợi cho giáo viên tìm kiếm thông tin, thiết kế giáo án điện tử nên hầu hết trong các giờ học, học sinh hào hứng học tập.

2. Khó khăn

Vốn từ của các em chưa phong phú, nhiều em chưa nắm chắc về nghĩa từ. Học sinh được học về các lớp từ, các hiện tượng tiếng Việt như: từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa nhưng chỉ mới dừng ở mức độ giới thiệu và tập làm quen chứ chưa được thực hành nhiều. Do đó việc sử dụng từ để viết câu còn nhiều hạn chế dẫn tới dùng từ chưa chính xác, chưa phù hợp, sai lỗi chính tả.

Đa số học sinh cho rằng cứ viết được đoạn văn hoặc bài văn vào vở là đạt yêu cầu còn chưa chú ý đến câu đủ thành phần hay không, rõ nghĩa hay không từ dùng có phù hợp không, câu có sai lỗi chính tả không

Trong giờ Tập làm văn, giáo viên chủ yếu chỉ chú ý phần chấm lỗi chứ chưa thực sự chú trọng phần giúp học sinh sửa lỗi.

II. Giải quyết vấn đề

  1. Những lỗi chính tả của học sinh Tiểu học.

Để giúp học sinh viết đúng chính tả tôi đã phân tích qua từng bài cụ thể, sau đó tổng hợp lại để nắm được những lỗi chính tả trong khi viết văn, tìm ra được nguyên nhân sai. Đó là một số lỗi sai phổ biến sau:

1.1 Lỗi sai phụ âm đầu .

Từ tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc. Học sinh Tiểu học vốn từ chưa nhiều, nhiều khi học sinh không hiểu hết nghĩa từ để sử dụng, hoặc nhầm lẫn nghĩa từ này với nghĩa của từ khác, ít sử dụng… cũng dẫn đến viết sai phụ âm đầu. Lỗi này chiếm khoảng 40% tổng số loại lỗi.

  1. Lẫn lộn S và X

- học song (học xong)

- cây soài (câu xoài)

- xanh xẫm (xanh sẫm)

- sung quanh (xung quanh)

- kiêu xa (kiêu sa)

- đen xì (đen sì)

- xà xuống (sà xuống)

  1. Lẫn lộn L và N

- mười năm năm (mười lăm năm)

- ăn lo (ăn no)

- lúng lính (núng nính)

- má núm đồng tiền (má lúm đồng tiền)

  1. Lẫn lộn R với D và GI

- giáng bạn cao (dáng bạn cao)

- dơ tay (giơ tay)

- giõng giạc (dõng dạc)

- dàn cây leo (giàn cây leo)

- rò la (dò la)

  1. Lẫn lộn TR với CH

- trăm học (chăm học)

- chĩu quả (trĩu quả)

- chơ chụi (trơ trụi)

- chanh thủ (tranh thủ)

- chốn tìm (trốn tìm)

- tập chung (tập trung)

- trương trình (chương trình)

- chuyện cổ tích (truyện cổ tích)

- chèo lên (trèo lên)

- trồi non (chồi non)

- chồi lên (trồi lên)

- chở lại (trở lại)

+ Ví dụ: Trong bài tập làm văn “Tả cảnh một trận mưa rào” có học sinh viết

1.2. Sai lỗi do chưa nắm vững khả năng kết hợp của các âm g-gh, ng- ngh, c-k-qu, y-i

Khả năng kết hợp của phụ âm, nguyên âm trong kết hợp từ tiếng Việt học sinh đã được học từ lớp 1 nhưng do quá trình so sánh, phân tích, tổng hợp, ghi nhớ có chú ý của học sinh chưa cao cho nên chưa ghi nhớ được khả năng kết hợp nên cũng dẫn đến sai lỗi. Loại lỗi này chiếm 10% tổng số lỗi sai của học sinh.

Ví dụ: Trong bài tập làm văn “Tả một đồ vật có ý nghĩa đối với em” có học sinh viết

- ngặt ngẽo (ngặt nghẽo)

- ngặt ngèo (ngặt nghèo)

- ngiêm chỉnh (nghiêm chỉnh)

- cêu ca (kêu ca)

- ko kéo (co kéo)

- yêu quí (yêu quý)

- kỹ thuật (kĩ thuật)

- ngóc nghách (ngóc ngách)

1.3. Sai lỗi do học sinh viết ẩu.

Học sinh lớp 5 thường viết nhiều hơn các lớp khác, ở nhiều môn đòi hỏi cô viết thì trò cũng phải viết ngay và khi cô viết xong thì trò cũng phải gần xong vì các bài học đều dài đòi hỏi các em học sinh phải biết phối hợp nhiều kĩ năng cùng một lúc . Khối lượng kiến thức nhiều do nhiều môn học. Riêng ở phân môn tập làm văn, bài viết cũng dài hơn. Nhiều em do tính thiếu cẩn thận nên việc viết ẩu là không tránh khỏi. Trong các loại lỗi chính tả, lỗi sai do viết ẩu chiếm khoảng 15%.

Ví dụ trong bài tập làm văn “Tả một cơn mưa” có học sinh viết:

- lá cáy (lá cây)

- xanh biết (xanh biếc)

- sắp múa (sắp mưa)

- trời năng (trời nắng)

+ Hay trong bài “Tả người em yêu quý” có học sinh viết:

- khuân mặt (khuôn mặt)

- chu đác (chu đáo)

- teo toét (toe toét)

- giong nói (giọng nói)

- dí dom (dí dỏm)

- sáng khoái (sảng khoái)

- đi làm thêu (đi làm thuê)

  1. 3 Lỗi sai khi viết từ có vần khó.

Cấu tạo vần và các vần học sinh đã được học từ lớp 1 nhưng do ít sử dụng, lại là vần khó kết hợp với tính không cẩn thận nên học sinh hay sai, dễ sai khi viết vần. Loại lỗi này chiếm khoảng 10%.

- cong quoeo (cong queo)

- ngoằn nghèo (ngoằn ngoèo)

- đã khua (đã khuya)

- hua tay (huơ tay)

- khuyếch đại (khuếch đại)

- mọc nước (mọng nước)

- thoang thoải (thoai thoải)

- lênh loáng (lênh láng)

1.5. Viết hoa sai do chưa nắm vững được quy tắc viết hoa

Viết hoa đúng quy tắc chính tả là một yêu cầu khó đối với học sinh Tiểu học.Trên thực tế có rất nhiều quy tắc viết hoa mà học sinh phải nắm được và vận dụng những quy tắc này đòi hỏi phải rất thành thạo về lí thuyết. Mặt khác, quy tắc viết hoa là tương đối khó, phức tạp đối với học sinh Tiểu học .Nếu ít vận dụng thì học sinh càng ít thành thạo và viết hay sai lỗi. Loại lỗi này chiếm khoảng 5% tổng số lỗi sai.

Ví dụ: Trong bài “Tả đồ vật”, học sinh chọn tả quyển sách tiếng Việt lớp 5, có học sinh viết

- I ta li a (I- ta- li- a)

- Hi ma lay a (Hi- ma- lay- a)

- Sác - lơ - đác –uyn (Sác- lơ Đác – uyn)

Hay trong bài “Tả cô giáo (thầy giáo) đã từng dạy dỗ và để lại cho em nhiều ấn tượng, ấn tượng tốt đẹp” có học sinh viết:

- Ngày nhà giáo Việt Nam (Ngày Nhà giáo Việt Nam)

- Trường tiểu học Đại Từ (Trường Tiểu học Đại Từ)

- Nhà giáo ưu tú (Nhà giáo Ưu tú)

- Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục (Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục)

1.6. Do thói quen phát âm chưa chuẩn (phương ngữ)

Phường Đại Kim là nơi có rất nhiều con em ở các vùng quê khác chuyển đến trong đó có cả những vùng phát âm chưa chuẩn do đó việc viết sai lỗi chính tả là điều khó tránh khỏi. Loại lỗi này chiếm khoảng 3% tổng số lỗi sai của học sinh.

Trong bài “Tả cây cối” có học sinh viết

- con hiêu (con hươu)

- quả lịu (quả lựu)

- no nắng (lo lắng)

- níu no (líu lo)

Trên đây là một số những lỗi chính tả học sinh lớp tôi thường mắc.Trong năm vừa qua, tôi đã sử dụng một số biện pháp giúp học sinh chữa lỗi chính tả trong phân môn tập làm văn ở lớp mình phụ trách. Đó là những biện pháp cụ thể sau:

  1. Biện pháp cụ thể giúp học sinh viết đúng chính tả.
    1. Thường xuyên nhắc nhở học sinh

Để giảm bớt việc sai lỗi do học sinh viết ẩu, trước khi viết, người giáo viên nhắc nhở học sinh viết cẩn thận. Lưu ý cho học sinh đọc phần gợi ý trước khi viết (ở những bài có gợi ý). Giáo viên có thể viết sẵn phần gợi ý treo lên bảng lớp, gạch chân những từ quan trọng bằng phấn màu ở đề bài và gợi ý. Trong quá trình làm bài người giáo viên bao quát chung nhắc học sinh viết đúng, học sinh nào hay viết ẩu, giáo viên cần nhắc nhở, kiểm tra, động viên thường xuyên. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh tránh được một phần lớn lỗi sai do viết ẩu gây ra.

  1. Cho học sinh thấy rõ tác hại của việc viết sai lỗi chính tả.

Trong tiết tập làm văn trả bài, người giáo viên viết lỗi chính tả của học sinh lên bảng, qua những lỗi sai đó giáo viên phân tích để học sinh thấy được nếu viết sai sẽ dẫn đến những tác hại sau:

  1. Người đọc hiểu sai nghĩa từ .

Ví dụ

Viết sai

Viết đúng

- Khuân (mặt)

Mang vật nặng bằng sức của hai tay …lưng hay vai.

- (đã) khua

Đưa qua đưa lại liên tiếp theo những hướng khác nhau

- (học) song

N1: loại cây cùng họ với mây

N2 : cửa sổ

N3: hai (đôi)

- trồi (non)

Phần nhô lên hoặc nhô ra và nổi hẳn lên trên bề mặt

- khuôn (mặt) (lỗi do viết ẩu)

Hình dáng mặt người

- (đã) khuya (lỗi do vần khó)

Muộn về đêm

- (học) xong (lỗi do chưa nắm vững nghĩa từ)

Chấm dứt một quá trình, một công việc, một sự kiện.

- chồi (non) (lỗi do chưa nắm vững nghĩa từ)

Phần đâm ra từ đầu ngọn, kẽ lá, cành hoặc từ rễ, về sau phát triển thành cành hoặc thành cây

Nếu hiểu sai nghĩa từ sẽ dẫn đến hiểu sai nghĩa câu, câu trở nên không hợp lí, thậm chí có thể dẫn đến câu vô nghĩa. Ví dụ: “Trời múa to quá!” Trong bài “Tả cơn mưa” không ai hiểu là “Trời mưa to quá!”

  1. Từ được sử dụng đó không có nghĩa

- trời năng (trời nắng)

- hua tay (huơ tay)

- ra giẻ (da dẻ)

- cêu ca (kêu ca)

Việc từ không có nghĩa dẫn đến người đọc không hiểu được nội dung câu văn, ý tứ, tình cảm của người viết ….Từ đó dẫn đến việc bài viết sẽ không được đánh giá cao.

2.3. Phát huy năng lực của học sinh trong hoạt động sửa lỗi

Ở các tiết tập làm văn trả bài, tôi tạo điều kiện cho các em tự sửa lỗi chính tả theo các bước sau:

- Đưa các cụm từ hoặc các từ có lỗi chính tả lên máy chiếu hoặc viết lên bảng phụ

- Cho học sinh phát hiện các lỗi sai trong những cụm từ hoặc từ ngữ giáo viên đưa ra

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 2 hoặc nhóm 4 để phát hiện lỗi sai trong tập hợp những từ mà giáo viên đưa ra, tìm nguyên nhân sai, tìm cách sửa những lỗi sai đó.

- Tổ chức cho một số nhóm lên sửa lỗi, dự đoán nguyên nhân sai để tránh mắc lỗi ở những lần sau

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cuối cùng, giáo viên chuẩn hoá cách sửa, khắc sâu kiến thức chính tả

Ví dụ:

* Trong bài “Tả cơn mưa” khi đến giờ chữa lỗi tôi đưa ra những cụm từ và từ có lỗi chính tả

- chú mưa

-ngật nghưỡng

- ngoằn nghèo

- chiếc lá mọc nước

-thoang thoải

* Học sinh thảo luận nhóm 2 để phát hiện những chữ có lỗi chính tả, dự đoán nguyên nhân sai và sửa lại cho đúng

- chú mưa

- ngậtnghưỡng

- ngoằnnghèo

- chiếc lá mọc nước

- thoang thoải

* Gọi các nhóm lên sửa lỗi, nêu nguyên nhân sai

Lỗi sai

Sửa lại

- chú mưa (sai do nhầm lẫn phụ âm ch/tr)

- ngật nghưỡng (sai khả năng kết hợp ngh không kết hợp với ư)

- ngoằn nghèo (sai vần khó oeo)

- chiếc lá mọc nước (sai do viết ẩu)

- thoang thoải (sai do chưa hiểu nghĩa từ)

- trú mưa

- ngật ngưỡng

- ngoằn ngoèo

- chiếc lá mọng nước

- thoai thoải

* Các nhóm khác nêu ý kiến

* Giáo viên chốt cách sửa, hệ thống lại các nguyên nhân sai và khắc sâu hiện tượng chính tả và nhắc lại cho học sinh kiến thức chính tả cần nhớ.

3. Giáo viên hệ thống, củng cố khắc sâu kĩ năng viết đúng chính tả.

Đây là khâu vô cùng quan trọng thể hiện vai trò không thể thiếu của người giáo viên trong quá trình giảng dạy.Ở khâu này, người giáo viên phải giúp học sinh hệ thống những lỗi sai, nguyên nhân, cách sửa và khắc sâu kĩ năng viết đúng chính tả để giúp học sinh giảm bớt việc sai lỗi ở bài sau. Để làm như vậy tôi thường thực hiện theo các bước sau:

  1. Bước 1: Cho học sinh phát âm những từ sai và từ đúng trong một lượt đọc để học sinh so sánh, phân tích.
  1. Bước 2: Cho học sinh hệ thống lại những nguyên nhân gây sai lỗi chính tả và giáo viên phải chuẩn hóa qua các ví dụ cụ thể .
  1. Bước 3: Cho học sinh phân tích các vần khó, hay sai, cấu tạo các tiếng khó, dễ lẫn.

“ngoèo” có vần oeo gồm âm đệm o và nguyên âm đôi eo.

“khuya” có vần uya gồm âm đệm u và nguyên âm đôi ya

“tập trung” có tiếng “trung” gồm âm tr và vần ung.

“giơ tay” có tiếng “giơ” gồm âm gi và âm chính ơ.

  1. Bước 4: Cho học sinh phân biệt các chữ có phụ âm đầu, vần đễ lẫn.

Dơ: có trong kết hợp từ: dơ bẩn, dơ dáy …

Giơ: có trong kết hợp từ: giơ tay, giơ chân…

Giáng: có trong kết hợp từ: giáng sinh, giáng trần, si giáng…

Dáng: có trong kết hợp từ: dáng hình, dáng dấp, dáng đứng, dáng cây…

Lo: có trong kết hợp từ: lo lắng, biết lo, lo nghĩ, lo âu…

No: có trong kết hợp từ: no ấm, ăn no, no đủ, no nê…

Nghèo: có trong kết hợp từ: nhà nghèo, đất nghèo, nghèo nàn, nghèo túng…

ngoèo: có trong kết hợp từ: ngoằn ngoèo, khoeo chân..

  1. Bước 5: Cho học sinh hiểu nghĩa từ ở cả hai kết hợp đúng và sai để học sinh thấyrõ sự khác nhau. Để khắc sâu nghĩa từ, cần cho học sinh đặt câu với các nghĩa vừa phân biệt.

Ví dụ:

Từ sai

Từ đúng

- Dơ (tay)

Nghĩa là không sạch

- Giơ (tay)

Nghĩa là đưa lên cao hoặc đưa ra phía trước

- Trăm (học)

Nghĩa là số đếm bằng 100

- Chăm (học)

Nghĩa là có sự chú ý thường xuyên để làm công việc có ích một cách đều đặn.

- Nghiêng nghiêng

Nghĩa là có vị trí lệch so với chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.

- Nghênh nghênh

Nghĩa là đưa cao lên, hướng về phía cần chú ý.

- Giáng (bạn)

Nghĩa là đánh mạnh từ trên xuống.

- Dáng (bạn)

Toàn bộ những nét đặc trưng của một người nhìn qua bề ngoài.

- chú (mưa)

Nghĩa 1: em trai của cha (có thể dùng để xưng gọi)

Nghĩa 2: từ dùng để chỉ một cậu bé với ý yêu mến, thân mật
Nghĩa 3: từ dùng để chỉ con vật theo lối nhân cách hoá, với ý hài hước
Nghĩa 4: từ mà thiếu nhi dùng để chỉ hoặc gọi người đàn ông đáng bậc chú mình, với ý yêu mến, kính trọng

- trú (mưa)

Nghĩa 1: lánh tạm vào nơi được che chắn
Nghĩa 2: ở tạm nơi không phải nhà mình
  1. Bước 6: Cung cấp cho học sinh những quy tắc viết hoa.

+ Tên người, tên địa lí Việt Nam viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.

Ví dụ:

Tên

Chữ cái được viết hoa

- Nguyễn Anh Minh

- Nơ Trang Long

- Pù Xai

N; A; M

N; T ;L

P ; X

+ Tên người, tên địa lí nước ngoài viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong mỗi bộ phận của tên riêng đó được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

Ví dụ:

Ê - vơ –rét

Niu- di –lân

Sác- lơ Đác –uyn

+ Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, kỉ niệm chương được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.

Ví dụ:

Tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng, kỉ niệm chương.

Bộ phận

thứ nhất

Bộ phận

thứ hai

Bộ phận

thứ ba

- Huân chương Kháng chiến.

- Giải thưởng Hồ Chí Minh.

- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

- Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.

Huân chương

Giải thưởng

Bà mẹ

Kỉ niệm chương

Kháng chiến

Hồ Chí Minh

Việt Nam

Vì sự nghiệp giáo dục

Anh hùng

+ Tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bộ phận nào là các danh từ riêng viết hoa theo quy tắc tên người, tên địa lí Việt Nam.

Tên cơ quan đơn vị

Bộ phận thứ nhất

Bộ phận thứ hai

Bộ phận thứ ba

Trường Tiểu học Đại Từ

Trường

Tiểu học

Đại Từ

Nhà xuất bản Giáo dục

Nhà xuất bản

Giáo dục

Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em.

Ủy ban

Bảo vệ

Chăm sóc trẻ em

  1. Bước 7: Củng cố cho học sinh khả năng kết hợp một số phụ âm dễ viết sai:

+ Ngh: kết hợp với nguyên âm i, e, ê hoặc những vần có âm đầu vần là nguyên âm i, e, ê.

+ K: chỉ kết hợp với những nguyên âm i, e, ê.

+ Qu không kết hợp với các âm o, ô, u, ư hoặc những vần có âm đầu vần là nguyên âm o, u, ô, ư.

+ Y: chỉ đứng một mình thành một tiếng hoặc là âm đầu vần của những vần đứng một mình tạo thành tiếng như: y nguyên, y tá, yêu quý, thương yêu….

  1. Bước 8: Cung cấp cho học sinh những mẹo chính tả

Mẹo về âm đệm:

L có thể đứng trước âm đệm, còn N thì không.

Theo mẹo này, ta có thể yên tâm viết: lòa xòa, cái loa,loắt choắt, loăn quăn, luẩn quẩn, lí luận, quần loe, lóe sáng, luyến tiếc, luyện tập, lũy thừa, liên lụy…

Mẹo láy âm:

L có thể láy âm với các âm đầu khác, còn N thì không có khả năng này.

Vậy, nếu gặp một tiếng không rõ viết với L hay N, ta hãy thử tạo một từ láy âm phụ âm đầu. Nếu tiếng đó có thể đứng trước thì nó được viết với L.

Sau đây là một số ví dụ về khả năng láy phụ âm đầu rất rộng rãi của L:

  1. L láy với B: lộp bộp, lềnh bềnh…
  2. L láy với C (K, Q): lạch cạch, leng keng, loanh quanh, lỉnh kỉnh…
  3. L láy với D: lim dim, …
  4. L láy với Đ: lù đù, lật đật..
  5. L láy với H: lúi húi, loay hoay…
  6. L láy với M: lơ mơ, liên miên…
  7. L láy với X: lộn xộn, lăng xăng…
  8. L láy với T: li ti, lúng túng, linh tinh…
  9. L láy với R: lai rai, lâm râm…
  10. L láy với V: lòng vòng, lảng vảng…
  11. L láy với Ch: lởm chởm, loạc choạc…
  12. L láy với Nh: lằng nhằng, lô nhô…
  13. L láy với Kh: lom khom, lọm khọm…
  14. L láy với Ng: lơ nga lơ ngơ, loằng ngoằng….

Chỉ có X mới láy âm với các âm đầu khác, còn S không có khả năng này.

Ví dụ như: Bờm xơm, bờm xờm, lao xao, lòa xòa, liêu xiêu, loăn xoăn, liểng xiểng, lộn xộn, lì xì, xoi mói, xích mích…

Ch láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước hoặc đứng sau, trái lại Tr không láy âm đầu với các phụ âm khác

– Ch đứng ở vị trí thứ nhất: Chơi bời, chèo bẻo, cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lọi, chểnh mảng, chào mào, chộn rộn, chình rình, choáng váng, chờn vờn, chon von, chơi vơi, chót vót, chênh vênh, chạng vạng…

– Ch đứng ở vị trí thứ hai: Loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng choạng, lởm chởm, loai choai…

Mẹo kết hợp âm đệm:

- S không đi với các vần oa, oă, oe, uê, chỉ có X là đi với các vần này.

Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xòa tay, xoen xoét, xuề xòa, xuyên qua…

R và Gi không kết hợp với âm đệm u, chỉ có D mới kết hợp với các vần có âm đệm này. Chẳng hạn như: nét duyên, duyệt binh, tư duy, … (Trường hợp ngoại lệ roa trong cu – roa).

Mẹo láy âm đầu R:

Những từ láy điệp âm đầu R mô phỏng tiếng động tượng thanh, chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác nhau, chỉ những sắc thái ánh sáng động, tươi, chói đều viết với R. Ví dụ như: Rì rào, rả rích, răng rắc, rầm rập, róc rách, rúc rích, ra rả, run rẩy, rung rinh, rón rén, rập rình, rạo rực, rần rật, rực rỡ, rừng rực, roi rói, rạng rỡ…

Mẹo thanh điệu trong từ Hán – Việt:

Những từ Hán – Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với Tr mà không đi với Ch.

– Tr đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, trầm trọng, trọng nghĩa…

– Tr đi với dấu huyền: Truyền thống, trùng hợp, phong trào, lập trường, trầm tích…

Mẹo trường từ vựng:

+ Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường viết với x: xôi, xa lat, lạp xường, xúc xích, cái xanh, cái xoong, cái xiên nướng thịt.

+ Các đồ vật dùng trong nhà phần lớn viết ch: cái chăn, cái chiếu, cái chạn, cái chảo, cái chén, cái chai, cái chậu….(Có một ngoại lệ: Cái tráp).

+ Tên các giống chim thường viết là s: sẻ, sáo sậu, sơn ca, chim sâu, sến….

+ Tên các giống vật ở rừng, ở biển sông thường viết s: sư tử, sói, hươu sao, sơn dương, săn sắt, sò, sứa, san hô, cá sấu, cá song, hải sâm ….

+ Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với Ch chứ không viết với Tr: cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút, chít…

Qua việc thực hiện những biện pháp trên tôi thấy công việc giúp học sinh khắc phục nhược điểm viết sai lỗi chính tả nhẹ nhàng, dễ dàng, hiệu quả hơn rất nhiều. Mặt khác, học sinh tham gia học tập rất hào hứng, say mê, thích thú đặc biệt là khả năng viết đúng chính tả của các em ngày một tiến bộ rõ rệt.

III. Kết quả

Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong suốt năm học vừa qua nhằm giúp học sinh viết đúng chính tả trong phân môn Tập làm văn. Việc sử dụng các biện pháp này một cách liên tục và khoa học đã mang đến những kết quả rất tốt.

Học sinh thêm yêu thích môn tập làm văn, có ý thức viết đúng chính tả và biết cân nhắc trước khi viết nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong việc diễn đạt ý.

Số lượng học sinh viết sai lỗi chính tả giảm rất nhiều thậm chí còn không đáng kể. Những lỗi do gặp vần khó, do chưa nắm vững khả năng kết hợp, do thói quen phát âm chưa chuẩn còn rất ít. Những học sinh còn bị viết sai lỗi đều là những học sinh khả năng về tiếng Việt còn chưa tốt. So với đầu năm đây là một kết quả rất khả quan.

Tổng số bài

Bài không có lỗi chính tả

Bài có lỗi chính tả

56

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

46

%

14

%

Các bài kiểm tra viết cuối năm, lỗi chính tả cũng rất ít.

Loại lỗi chính tả

Đầu năm

Cuối năm

  1. Lỗi sai phụ âm đầu

40% tổng số học sinh

10% tổng số học sinh

2. Sai lỗi do chưa nắm vững khả năng kết hợp của các âm g-gh, ng- ngh, c-k- qu, y-i

10 % tổng số học sinh

2% tổng số học sinh

3. Sai lỗi do học sinh viết ẩu.

15% tổng số học sinh

7% tổng số học sinh

4. Lỗi sai khi viết từ có vần khó.

10% tổng số học sinh

2,5% tổng số học sinh

5. Viết hoa sai do chưa nắm vững được quy tắc viết hoa

5 % tổng số học sinh

3% tổng số học sinh

6. Do thói quen phát âm chưa chuẩn (thói quen)

2% tổng số học sinh

0,5% tổng số học sinh

  1. Khi giáo viên đưa ra các lỗi sai, học sinh phát hiện rất nhanh và sửa lại chính xác các lỗi sai đó.

Trên đây là “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả trong phân môn Tập làm văn” mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập.Hi vọng đề tài này góp một phần nhỏ bé trong việc giúp học sinh vững vàng trong việc học Tập làm văn.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Qua đây tôi thấy, để đạt hiệu quả cao thì người giáo viên chú ý những điểm sau:

Nắm vững đặc điểm tâm lí của học sinh.

Giáo viên cần chấm bài kĩ để phát hiện được hết các lỗi của học sinh

Trong quá trình chữa lỗi chính tả cho học sinh người giáo viên cần:

Lựa chọn những lỗi sai điển hình trong bài viết của học sinh.

Học sinh được tự tìm ra nguyên nhân sai và tự sửa lỗi.

Nghĩa từ hoặc quy tắc chính tả cung cấp cho học sinh cần chính xác , khoa học, gắn với thực tế để học sinh dễ hiểu.

Luôn kết hợp chặt chẽ với tất cả các môn học khác .

Người giáo viên phải tự học không ngừng để nâng cao khả năng sử dụng từ, làm phong phú vốn từ để xử lí các tình huống của học sinh về chính tả, từ, câu được linh hoạt và chính xác có hiệu quả.