Dinh tỉnh trưởng đà lạt ở đâu

Động thái vừa được Hội kiến trúc sư Việt Nam đưa sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng gửi văn bản xin ý kiến về quy hoạch xây dựng hệ thống khách sạn 10 tầng cùng với nâng Dinh tỉnh trưởng lên 28 m.

Đây là phương án được tỉnh chọn nằm trong 3 thiết kế đã lấy ý kiến người dân, chuyên gia cách đây một năm. Theo phương án, Dinh được giữ nguyên và nâng cấp thành Bảo tàng Đà Lạt ở vị trí mới [nâng cao 28 m], mở cửa cho mọi người tham quan. Nơi đây còn xây dựng, phát triển tổ hợp khách sạn 10 tầng gồm các tiện ích dịch vụ, thương mại, trung tâm hội nghị 1.500 chỗ...

Hai phương án còn lại là xây tòa cao ốc ôm trọn xung quanh Dinh và xây tòa cao ốc phía trước Dinh.

Dinh tỉnh trưởng nằm trên ngọn đồi cao ở trung tâm TP Đà Lạt. Ảnh: Phước Tuấn

Theo Hội kiến trúc sư, năm 2020 khi chính quyền Lâm Đồng đưa ra 3 phương án kiến trúc tại đồi Dinh tỉnh trưởng, Hội từng đề nghị không xây khách sạn ở đây. Đến nay, hồ sơ kèm các phương án mà tỉnh gửi vẫn như cũ nên hội "chưa đủ cơ sở nghiên cứu để tham gia ý kiến mới". Tỉnh cần nghiên cứu thận trọng, thực hiện chặt chẽ quy trình pháp lý có giải pháp phù hợp nhất.

Hội Kiến trúc sư cũng mong muốn Lâm Đồng rà soát, lý giải đầy đủ nội dung thể hiện theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ tướng năm 2014. Việc lập và phê duyệt quy hoạch phải thực hiện trên cơ sở tuân thủ Luật Di sản văn hóa. Công trình khách sạn đồi Dinh cần tuân theo quy trình chuẩn của Luật Xây dựng và Luật Kiến trúc.

Theo Hội Kiến trúc sư, khu vực đồi Dinh ở vị trí cao nhất khu vực trung tâm thành phố nên có vị trí khá đặc biệt. Màu xanh và hình dáng đồi Dinh đóng vai trò là "viên ngọc quý, kiến tạo không gian đặc sắc của khu vực trung tâm". "Đừng để không gian thành phố bàng hoàng vì sự đổi thay khắc nghiệt, vì Đà Lạt là nơi hệ thống di sản đã trở thành linh hồn".

Dinh tỉnh trưởng nằm trên cùng đồi giữa trung tâm TP Đà Lạt. Ảnh: Phước Tuấn

Do đó, hội đề nghị địa phương cần cân nhắc, xem xét phương án nâng Dinh tỉnh trưởng lên 28 m, phía dưới tổ hợp khách sạn. "Chưa nói, việc đó không đúng pháp lý về cách ứng xử công trình định bảo tồn, tốn kém, lãng phí đầu tư nếu muốn giữ nguyên bản", văn bản của Hội Kiến trúc sư nêu và cho rằng ngọn đồi nhân tạo mới, dạng ruộng bậc thang như thiết kế được chọn là "hình ảnh chưa mang tính bản địa sâu xa ở vùng đất...".

Trả lời VnExpress sáng 24/11, ông Phạm S - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, văn bản của Hội Kiến trúc sư vẫn chưa có ý kiến thống nhất hay phản đối, các chuyên gia chỉ góp ý chung chung về cần giữ gìn, phát huy di sản... Tỉnh đã giao Sở Xây dựng lên kế hoạch để đưa chuyên gia của Hội đi thực tế, nắm rõ và hiểu hơn thực trạng Dinh cùng khu vực xung quanh.

Sau chuyến thị sát, các bên sẽ có "ý kiến sát thực tế hơn" nhằm góp ý cho địa phương trong chỉnh trang đô thị, phát triển hài hòa quy hoạch chung. "Khi có các ý kiến và thủ tục pháp lý rõ ràng, định hướng quy hoạch của địa phương, chúng tôi sẽ quyết định", ông S nói.

Phước Tuấn

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, phương án được đa số các ý kiến đồng thuận, lựa chọn cũng như đã được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của kiến trúc sư [KTS] Thierry Van de Winagaert [phương án 1]. “Công trình được giữ nguyên vẹn và nâng cấp trở thành một bảo tàng Đà Lạt ở điểm cao mới [nâng cao 28 m - PV], mở cửa cho mọi người; bên cạnh đó còn mang đến cho người dân thêm các trải nghiệm tiện ích hiện đại từ dịch vụ khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ [tổ hợp khách sạn 10 tầng - PV] đến việc tham quan không gian, cảnh quan đặc sắc. Nét đặc biệt của phương án đã tạo được sự kết hợp giữa xưa và nay, giữa quá khứ và hiện tại; hồi sinh khu vực trung tâm TP.Đà Lạt, phù hợp với bối cảnh và nhu cầu phát triển mới”, văn bản tỉnh Lâm Đồng nêu.

Khu vực đồi Dinh là nơi còn sót lại mảng xanh duy nhất ở trung tâm Hòa Bình, TP.Đà Lạt [trên]; Mô hình phương án 1: Dinh Tỉnh trưởng sẽ nâng lên 28 m, phía dưới là tổ hợp khách sạn

Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 14.8 - 14.9.2020, Sở Xây dựng Lâm Đồng và UBND TP.Đà Lạt phối hợp tổ chức trưng bày, lấy ý kiến 3 phương án ý tưởng kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt do các KTS Thierry Van de Winagaert [tư vấn Escape Architecture International], KTS Hồ Thiệu Trị [tư vấn HTT], KTS Salvador Perez Arroyo [tư vấn SDesign] sáng tác.

Ngày 15.9.2020, Hội KTS VN có gửi văn bản đến Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng có ý kiến về 3 phương án xây dựng khách sạn tại đồi Dinh Tỉnh trưởng này. “Vì mục đích trân trọng, bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên để xây dựng thành phố di sản Đà Lạt, Hội KTS VN đề nghị UBND tỉnh và Sở Xây dựng Lâm Đồng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phản biện của các chuyên gia, KTS trong cả nước và không nên xây dựng công trình khách sạn trên đồi Dinh Tỉnh trưởng ở TP.Đà Lạt”, văn bản của Hội KTS VN nêu.

Trao đổi với Thanh Niên, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay đồi Dinh Tỉnh trưởng mà làm dự án địa ốc thì không phù hợp, ảnh hưởng lớn đến vấn đề bản sắc và giữ gìn di sản cho Đà Lạt. Phương án tỉnh Lâm Đồng đang chọn là phương án kém khả thi nhất, bởi KTS dùng cách diễn họa một phía mặt tiền để cho người ta hiểu lầm rằng sẽ có một khu đồi xanh ở trên cao, nhưng bản thân nó là một khách sạn 10 tầng.

“Việc nói đưa dinh lên 28 m và “giữ nguyên vẹn”, chỉ là một cách KTS nói cho qua chuyện để được thông qua việc phá dỡ, rồi mới tính sau, bởi bản thân kết cấu dinh này không phải là nhà rường, để có thể tháo ra, sau đó ráp lại như cũ. Thể loại kết cấu gạch, bê tông của Dinh Tỉnh trưởng đã xưa cũ, chỉ nên chỉnh trang tại chỗ, chứ không thể “nâng cao” theo kiểu bê nguyên công trình dời chỗ khác, sau đó “nhấc” toàn bộ đưa lên cao

28 m mà vẫn đảm bảo được không làm suy suyển bất kỳ chi tiết nào của công trình di sản. Chắc chắn cách này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến công trình di sản này, đến mức sẽ chẳng khác gì việc sẽ đập bỏ Dinh Tỉnh trưởng, rồi “nhái” xây lại một “di sản giả” giống y công trình này. Lúc đó thì chuyện đã rồi, không thể sửa chữa sai lầm nữa”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.

KTS Lê Quang Ngọc [hội viên Hội KTS VN] nhìn nhận, cả 3 phương án kiến trúc đồi Dinh đều không có hình bóng Đà Lạt, cách đặt vấn đề rất khiên cưỡng. Theo KTS Lê Quang Ngọc, riêng phương án 1 mà tỉnh Lâm Đồng chọn là “kiến trúc giả”, vì hình khối chữ Y, vây quanh bằng bê tông trống rỗng, không có sự vững chắc, hình thức không đi liền với công năng. Hơn nữa, đưa công trình Dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt lên cao 28 m thì người dân đi lên bằng cách nào để tham quan? Chỉ có cách đi bằng thang máy, như vậy đây không thể trở thành nơi công cộng đúng nghĩa được, đó là sự lừa dối. Điều đáng tiếc nữa, với phương án này thì rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở khu vực đồi Dinh sẽ không còn.

KTS Lê Quang Ngọc bày tỏ: “Giả sử nếu phương án 1 này được chính thức chọn, khi xây xong thì đây nhìn sẽ như “con tàu Titanic” khổng lồ, thắp đèn sáng trưng, không còn hình ảnh Đà Lạt về đêm. Nếu thực hiện sẽ “cướp” đi của thế hệ sau một sự nên thơ, lãng mạn của Đà Lạt”.

Tin liên quan

Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được xây dựng từ trước năm 1910, gắn với lịch sử hình thành phát triển của thành phố Đà Lạt. Đây là nơi sinh sống và làm việc của thị trưởng Đà Lạt kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức trước kia. Do đó, người dân địa phương vẫn quen gọi là “Dinh tỉnh trưởng”. Dinh nằm ở cuối đường Lý Tự Trọng, P.1, Đà Lạt. Cách chợ Đà Lạt khoảng vài trăm mét theo đường chim bay.

Mặt tiền chính của Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt

Bản đồ thị xã Đà Lạt ghi rõ Dinh thị trưởng 

Ảnh: Lâm Viên

Dinh thị trưởng Đà Lạt được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt sau ngày 15.3.2019, khi tỉnh Lâm Đồng công bố Quyết định phê duyệt qui hoạch chi tiết thiết kế đô thị tỉ lệ 1/500 trung tâm khu Hòa Bình Đà Lạt, trong đó có đồi dinh tỉnh trưởng. Hằng ngày đều có những người dân Đà Lạt và cả du khách tìm đến Dinh tỉnh trưởng để chiêm ngắm vẻ đẹp của dinh thự này. Nhiều người muốn biết lịch sử của dinh thự có tên gọi Dinh tỉnh trưởng trước khi di dời để thực hiện cụm khách sạn cao tầng tại đây. 

Dinh thự này là một tòa nhà đồ sộ tọa lạc trên đỉnh đồi cao hơn 1.500m [so với mực nước biển] có kiến trúc đẹp bậc nhất ở Đà Lạt, được người Pháp xây dựng khoảng trước năm 1910. Mật độ xây dựng công trình Dinh chỉ khoảng 10%. Tại đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả thành phố mộng mơ.

Dinh tỉnh trường nhìn từ hướng cổng vào

Cầu thang lên sảnh chính

Ảnh: Lâm Viên

Trong cuốn sách Đà Lạt xưa của Tạp chí Xưa & Nay do NXB Văn hóa Sài Gòn phát hành năm 2008, tác giả Lê Phỉ có bài viết Kiến trúc Đà Lạt thời Pháp thuộc xếp dinh vào nhóm các công trình kiến trúc lớn.

Tác giả mô tả: “Vào khoảng năm 1917, Công sứ Outrey, các Công sứ, Thị trưởng kế tiếp ở tại đó. Dinh thị trưởng chỉ có 2 tầng… Đó là một kiến trúc khối có 4 cửa: Cửa chính có bậc thang [perron] lên từ hai bên… dinh thị trưởng xe đến thì dừng trước cửa nhưng khách phải lên bậc thềm vì ở dưới có tầng hầm… Cửa vào ngả sau dành cho gia đình có lối lên và xuống cho xe hơi”. Theo ông Lê Phỉ: “Các nhà Pháp thường có tầng hầm, vừa là hầm rượu, hầm dự trữ, kho, nhà bồi”.

Kiến trúc có nhiều cửa, cửa sổ nhìn ra 4 hướng

Từ dinh nhìn xuống Chợ Đà Lạt Ảnh: Lâm Viên

Tầng trên cửa sổ mở ra 4 hướng: phía nam nhìn ra khu chợ và khu người Việt, phía bắc nhìn lên hướng núi Lang Biang, phía đông nhìn xuống hồ, phía tây nhìn sang phía đồi ấp Mỹ Lộc. Một thời, nơi đây từng là Bảo tàng Lâm Đồng. Khi bảo tàng dời về đường Hùng Vương [P.10, Đà Lạt], thì dinh bị bỏ hoang phế.

Đến năm 2011, tỉnh Lâm Đồng có chủ trương giao cho một nhà đầu tư tôn tạo công trình để khai thác kinh doanh, nhưng họ lại không thực hiện. Báo Thanh Niên nhiều lần phản ánh sự hoang phế, lãng phí của dinh thự này. Đến năm 2014 tỉnh Lâm Đồng tôn tạo, chỉnh trang lại Dinh tỉnh trưởng và giao cho Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng quản lý, sử dụng.

Từ cuối năm 2015, nơi đây là điểm trưng bày kỷ vật văn hóa người Đà Lạt 

Một góc trưng bày kỷ vật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Đà Lạt

Biểu tượng Đà Lạt xưa, bản đồ thị xã Đà Lạt

Trưng bày trang phục của phụ nữ Đà Lạt thập niên 40-50

Đồ án khách sạn tọa lạc trên Đồi Dinh

Đồ án quy hoạch tổng thể trung tâm khu Hòa Bình Đà Lạt

Ảnh: Lâm Viên

Từ tháng 12.2015, nhân kỳ Festival hoa Đà Lạt, dinh thự này là nơi triển lãm kỷ vật văn hóa người Đà Lạt, với hơn 1.500 kỷ vật do các cá nhân, gia đình ở Đà Lạt đóng góp. Tại đây có nhiều phòng trưng bày theo chủ đề giúp những người gắn bó và yêu mến Đà Lạt sống lại ký ức một thời.

Theo Đồ án Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình thì Đồi dinh thị trưởng có diện tích 4,43ha, khi thực hiện công trình khách sạn sẽ có kết cấu 3 tầng chìm, 7 tầng nổi, mật độ xây dựng từ 30-70%, trên diện tích đất hơn 16.900m2, chiều cao tối đa 55m…

Theo ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng, Dinh thị trưởng Đà Lạt có giá trị lịch sử nên vẫn được bảo tồn, nhưng di dời nguyên khối. Theo đơn vị tư vấn, dinh thị trưởng chỉ di dời khoảng 10m về hướng bắc nhìn về núi Lang Biang để tạo kết nối hài hòa với công trình khách sạn kết hợp thương mại dịch vụ ở phía nam lô đất.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề