Định lượng acid uric trong máu là gì năm 2024

Định lượng acid uric trong máu là gì năm 2024

Nguồn gốc và thải trừ:

Acid uric có nguồn gốc từ quá trình dị hóa các base purin (adenin và guanidin) của các acid nucleic.

Các nguồn chính tạo Acid uric trong cơ thể bao gồm:

1. Thức ăn chứa purin.

2. Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái hóa biến các acid nucleic của cơ thể

Các con đường thải trừ chính của acid trong cơ thể bao gồm:

1. Qua nước tiểu

2. Qua đường tiêu hóa.

Tăng quá mức nồng độ acid uric trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout. Lượng acid uric trong nước tiểu tăng quá mức có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu.

Bản chất của chất của xét nghiệm

Để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric.

Amoniac máu tăng cao trong các trường hợp:

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Tăng sản xuất acid uric

- Tăng acid uric máu tiên phát

- Phá hủy tổ chức

- Gia tăng chuyển hóa tế bào

- Thiếu máu do tan máu.

2. Giảm đào thải acid uric qua thận

- Suy thận. Tổn thương các ống thận xa.

- Nghiện rượu cấp.

- Dùng thuốc lợi tiểu.

- Nhiễm toan lactic.

- Suy tim ứ huyết

- Các thuốc gây giảm thải trừ acid uric qua nước tiểu: Aspirin, thuốc lợi tiểu, probenecid ( liều thấp), Phenylbutazon.

3. Các nguyên nhân khác

- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp

- Nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật.

- Suy cận giáp trạng, Suy giáp.

- Ngộ độc chì.

- Chấn thương.

Amoniac máu giảm trong các trường hợp:

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Hòa loãng máu.

2. Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu (ADH)

3. Tổn thương các ống lượn gần.

4. Hội chứng Fanconi.

5. Các thuốc gây tăng thải acid uric qua nước tiểu: Benzbromaron, Allopurinol, Probenecid (với liều cao), Cortison, Sulfinpyrazon, Salicylic (với liều cao), Acid ascobic, Các thuốc gây độc cho tế bào để điều trị ung thư (cytotoxic drugs), Thuốc cản quang.

6. Bệnh Wilson

7. Thiếu enzym xanthin oxydase.

8. To đầu chi.

9. Bệnh Hodgkin.

Chỉ định xét nghiệm:

- Cơn đau quặn thận. Thận ứ nước. Suy thận không xác định được nguồn gốc.

- Viêm khớp. Đau khớp.

- Các bệnh máu.

- BN được điều trị bằng hóa trị liệu hoặc xạ trị.

- Xét nghiệm hữu ích trong theo dõi mức độ nặng và tiên lượng các bệnh nhân nhiễm độc thai nghén nặng với nguy cơ sản giật và tiền sản giật.

Tăng acid uric máu là một tình trạng sức khỏe đáng báo động, có thể nhanh chóng dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như gout, suy thận, sỏi thận, bệnh lý tim mạch, tổn thương khớp và mô trong cơ thể. Bệnh không có triệu chứng trong thời gian đầu, tuy nhiên dần về sau người bệnh sẽ có các triệu chứng của gout, gây ra nhiều đợt sưng đau các khớp khác nhau. Tình trạng này cần được nhanh chóng điều trị để giảm tiến triển bệnh và những biến chứng trên nhiều cơ quan nội tạng khác nhau trong cơ thể.

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể mỗi người. Chất này có nguồn gốc từ quá trình dị hóa adenine và guanidine của các acid nucleic, hay là sản phẩm chuyển hóa của các chất có nhân purin. Nguồn chính tạo ra acid uric gồm cả nguồn nội sinh và ngoại sinh. Nguồn ngoại sinh là từ thức ăn hàng ngày cung cấp cho cơ thể chứa purin (khoảng 100- 200mg/ ngày).

Các thực phẩm đồ ăn uống có chứa nhân purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ (thịt chó, thịt trâu, bò…), bia, rượu, … Nguồn nội sinh do quá trình chuyển hóa acid nucleic trong cơ thể (khoảng 600mg/ngày), quá trình này chủ yếu diễn ta tại gan, một phần nhỏ tại niêm mạc ruột.

Phần lớn acid uric trong máu tồn tại ở dạng tự do, chỉ khoảng 4% gắn với protein huyết thanh. Đối với nam, nồng độ acid uric trong máu trung bình là 210 - 420 umol/L, đối với nữ là 150 - 350 umol/L. Khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ acid uric trong máu vượt mức nói trên được coi là tăng acid uric

Định lượng acid uric trong máu là gì năm 2024

2. Nguyên nhân tăng acid uric máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng nồng độ acid uric trong máu, điển hình như tăng sản xuất acid uric bao gồm tăng acid uric máu tiên phát (30% bệnh nhân gút thuộc loại vô căn); do bị phá hủy tổ chức; do gia tăng chuyển hóa tế bào như u lympho, ung thư; do thiếu máu bởi tan máu; bệnh sốt rét hoặc do thiếu G6PD; ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng, thịt đỏ, cá, bia,...; người béo phì; người thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng, tập thể dục quá sức…

Tăng acid uric máu còn do bị giảm đào thải acid uric bởi các nguyên nhân như bị suy thận, nghiện rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu, sử dụng các thuốc gây giảm tải acid uric qua nước tiểu ( aspirin…), bệnh nhiễm toan, người bệnh suy giáp, người bị ngộ độc chì hoặc do di truyền hoặc có thể do nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật ở phụ nữ có thai,

3. Tăng acid uric máu có nguy hiểm không?

Nhiều người có hiểu nhầm là cứ tăng acid uric máu là mắc bệnh gút, đây là cách hiểu chưa đúng. Bởi vì, thực tế có đến 2/3 trường hợp tăng acid uric máu không phát triển thành bệnh gút và hình thành nên các hạt tophi.

Các nhà chuyên khoa cho rằng sự tiến triển của bệnh gút cũng như hạt tophi trong bệnh gút có thể liên quan đến một số yếu tố như giới tính (nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ), độ tuổi trung bình của bệnh nhân nam thường là 30 – 45 tuổi, trong khi nữ là 55 – 70 tuổi, đặc biệt là người bị tăng acid uric máu thường có liên quan đến dùng nhiều rượu, bia, chất uống có cồn cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều purin.

Vì vậy, người được kết luận là mắc bệnh gút là khi có đủ hai tiêu chuẩn chính, đó là có chỉ số nồng độ acid uric trong máu tăng so với chỉ số bình thường và kèm theo phải có sự lắng đọng acid uric gây ra những tổn thương tại khớp gây viêm (sưng, nóng, đỏ đau...). Để chẩn đoán chính xác có bị bệnh gút hay không người nghi ngờ mắc gút cần được khám chuyên khoa khớp để xác định triệu chứng lâm sàng có hiện tượng viêm khớp (sưng, nóng, đỏ, đau) và không đối xứng hay không… đồng thời thực hiện các xét nghiệm và cận lâm sàng chuyên sâu về xương khớp để kết luận đúng dựa trên các tiêu chuẩn sẵn có.

Định lượng acid uric trong máu là gì năm 2024

Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày để phòng bệnh.

Để không tăng hoặc hạn chế tăng acid uric máu nên làm gì?

Cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm như hải sản (mực, cua, tôm), các loại thịt đỏ (bò, trâu, dê), nội tạng như phổi, gan. Cần hạn chế uống rượu, bia và các đồ uống có cồn. Hàng ngày nên chú ý ăn nhiều rau rau xanh, củ quả, trái cây.

Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (khoảng 1 - 1.5 lít nước/ ngày) nhằm hạn chế sự kết tủa của muối urat và tăng khả năng lọc thải acid uric ở thận.

Cần duy trì cân nặng nhằm giảm áp lực lên các khớp.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như không thức khuya, tránh căng thẳng, vệ sinh cơ thể giúp lưu thông khí huyết. Vận động cơ thể đều dặn hàng ngày như tập thể dục buổi sáng, đi bộ…