Diện tích da trung bình người lớn năm 2024

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ -***- “BÁO CÁO CHỈ SỐ DIỆN TÍCH BỀ MẶT CƠ THỂ CỦA SINH VIÊN Y NĂM THỨ 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ” BÀI BÁO CÁO HẰNG SỐ SINH LÝ CƠ THỂ MÔN HỌC: THĂM DÒ CHỨC NĂNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGs.Ts Nguyễn Trung Kiên NĂM HỌC 2013-2014 1
  • 2. chủ quản: Trường Đại học Y dược Cần Thơ Tên tổ chức đề xuất: Bộ Môn Sinh Lý - Khoa Y Địa chỉ: 179 Nguyễn Văn Cừ, Q. Ninh Kiều, TPCT Tên người thực hiện: Lớp: YCK36 Phạm Duy Hưng 1053010273 Danh Hoàng 1053010274 Đồng Thị Ngọc Huyền 105301027 Nguyễn Duy Khuê 1053010283 Nguyễn Thị Thanh Kiều 1053010285 Nguyễn Tài Linh 1053010289 Võ Thị Cẩm Loan 105301 Thạch Ngọc Minh 1053010297 Lê Hoàng Mỡn 1053010296 Phương Thanh Phong 1053010 Lưu Minh Thiệt 1053010334 Tăng Phú Tỷ 1053010 Hồ Thị Bảo Ngân 1053010 Nguyễn Tuấn Vũ 1053010 Tên Báo Cáo: “ Chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ 4 trường Đại học y dược Cần Thơ” Thời gian: Từ Tháng 2/2014 đến tháng 5/2014 2
  • 3. TỪ VIẾT TẮT BSA: Body Surface Area ( chỉ số diện tích bề mặt cơ thể) SV: Sinh viên 3
  • 4. ĐỀ.......................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN................................................................2 1.1- Cơ sở lý luận........................................................................2 1.2- Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới và ở Việt Nam............3 1.3- Đặc điểm nơi khảo sát..........................................................4 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................5 2.1- Đối tượng nghiên cứu ........................................................5 2.2- Phương pháp nghiên cứu....................................................5 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................10 3.1- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................10 3.2- Đặc điểm chỉ số diện tích da của đối tượng nghiên cứu .....11 Chương 4: BÀN LUẬN....................................................................15 4.1– Về vấn đề thời gian học tập- làm việc Thời gian nghĩ ngơi và vệ sinh tâm thần...........................15 4.2- Vấn đề dinh dưỡng..............................................................16 4.3- Vấn đề thể dục, thể thao......................................................16 KẾT LUẬN...........................................................................................17 KIẾN NGHỊ..........................................................................................18 PHỤ LỤC 1.................................................................................20 PHỤ LỤC 2.................................................................................24 ............................................................................................................... 4
  • 5. khảo sát quá trình phân bố của thuốc trong cơ thể là một công việc hết sức quan trọng đối với các nhà nghiên cứu về lĩnh vực bào chế thuốc. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều trị và theo dõi bệnh trong y khoa lâm sàng. Trong lĩnh vực y khoa nói chung và trong lĩnh vực sinh lý học nói riêng chỉ số diện tích bề mặt cơ thể (BSA) là chỉ số được đo hay tính trên một cơ thể con người. Với nhiều mục đích lâm sàng khác nhau chỉ số BSA giúp đánh giá tốt hơn so với việc chỉ dựa vào trọng lượng cơ thể, do BSA ít bị ảnh hưởng bởi lượng mỡ bất thường trong cơ thể. Cụ thể hơn BSA là một trong những chỉ số quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực điều trị ung thư, cụ thể là được dùng để tính liều gây độc cho tế bào trong việc sử dụng phác đồ hóa trị liệu. Các liều thuốc ở mức gây độc cho tế bào đã được nghiên cứu thông qua việc quan sát các quá trình biến đổi sinh lý của cơ thể, liên quan đến dược lực của thuốc và sự đào thải của thuốc. Ở người quá trình phân bố thuốc phụ thuộc chịu sự chi phối rất lớn của các cơ quan sinh lý trong cơ thể (gan, thận, tỷ lệ trao đổi chất) và chúng luôn thay đổi song song với quá trình phát triển của cơ thể. Điều quan trọng là tỉ lệ trao đổi chất, chức năng gan, chức năng thận phụ thuộc vào sự khác nhau giữa các cá nhân theo diện tích bề mặt của cơ thể. Vì vậy việc tìm ra giá trị của BSA đóng vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu quá trình biến đổi năng lượng, tăng trưởng, cấu tạo và động học của thuốc trong cơ thể người. Xuất phát từ ý nghĩa đó, cùng với mục đích tìm ra một hằng số sinh lý ở đối tượng sinh viên đại học y dược Cần Thơ năm thứ 4 chúng em quyết định chọn chủ đề “ Chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ 4 trường Đại học y dược Cần Thơ” để đánh giá và cùng tìm ra một hằng số sinh lý trên nhóm đối tượng sinh viên y năm thứ 4. 5
  • 6. QUAN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.1.1 Cơ sở lý luận về diện tích da: a/ Khái niệm về chiều cao đứng: Chiều cao đứng là mọt trong những chỉ số kích thước cơ thể được đề̂ cạp và được đo đạc trong hầu hết các cong trình điều tra co bản về hình thái,̂ ̂ ̛ nhan chủng, sinh lý và bẹnh lý...̂ ̂ Chiều cao đứng nói len tầm vóc của mọt người, trung bình của một̂ ̂ người trưởng thành Việt Nam là khoảng 1,65m (Nam giới cao hon nữ giới̛ khoảng từ 8 đến 11 cm). Kích thước này được quyết định chủ yếu bởi các gen di truyền và một số nhân tố khác như: chế độ ăn và thể dục… Do đó, các nhà y học sử dụng chiều cao đứng khi nghien cứu các chỉ̂ số cơ thể như nhân trắc học chủng tộc, nhân trắc học y khoa. Đồng thời, dựa vào chiều cao đứng để đánh giá sức lớn của trẻ em; so sánh chiều cao đứng với các kích thước khác trong co thể, phối hợp với các kích thước khác để xay dựng các̛ ̂ chỉ số thể lực. b/ Khái niệm về cân nặng: Cũng như chiều cao đứng, can nạng là số đo thường được sử dụnĝ ̆ trong các nghien cứu co bản về hình thái người. Mạc dù vạy, đọ chính xác củâ ̛ ̆ ̂ ̂ chỉ số này khong cao lắm do nó dễ thay đổi tùy theo nhịp sinh học, của mỗi con̂ người. c/ Ý nghĩa về diện tích bề mặt cơ thể: Diện tích bề mặt cơ thể là một trong những chỉ số thường đường dùng nhiều trong các lĩnh vực nghiên cứu. Dùng để tính liều lượng thuốc, nghiên cứu quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể, đặc biệt được nghiên cứu rất kỹ trong lĩnh vực khoa học sức khỏe thể thao. Bên cạnh đó, diện tích bề mặt cơ thể là một trong những biện pháp thường được sử dụng để tính toán liều lượng thuốc gây độc tế bào trong phác đồ hóa trị liệu. Trong Y khoa, giữa kích thước và trọng lượng cơ thể của người bệnh có mối quan hệ phụ thuộc, do đó, việc xác định liều lượng thuốc trên cơ sở diện tích bề mặt thân thể người đôi khi tốt hơn theo trọng lượng trong việc hấp thu thuốc cũng như khả năng đáp ứng với trị liệu. d/ Mối tương quan giữa chiều cao, cân nặng và diện tích bề mặt cơ thể: Qua nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới, các nhà khoa học đã khẳng định rằng giữa chiều cao, cân nặng và diện tích bề mặt cơ thể con người có một mối tương quan với nhau. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều công thức thể hiện mối tương quan đó. * Năm 1879, Meeh cho rằng: Diện tích bề mặt cơ thể (BSA) = 0,1053 x trọng lượng x 2/3 * Năm 1916, DuBois khẳng định: BAS = 0,007184 x [cân nặng]0,425 x [chiều cao]0,725 * Năm 1921, Faber & Melcher tìm ra công thức: BSA = 0,007850 x [cân nặng]0,425 x [chiều cao]0,725 * Năm 1935, Boyd cho rằng: BSA = 0,017827 x [cân nặng]0,4838 x [chiều cao]0,5 6
  • 7. Gehan & George tìm thấy: BSA = 0,0235 x [cân nặng]0,51456 x [chiều cao]0,42246 * Năm 1987, Mosteller đã sử dụng phương pháp phân tích kích thước cơ thể để lấy được một công thức đơn giản hóa từ của Gehan & George giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ: BSA = căn bậc hai của ([cân nặng x chiều cao]/3600) 1.1.2 Cơ sở lý luận về lứa tuổi đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Y4 nằm trong độ tuổi từ 22 đến 25 tuổi. Đây là độ tuổi gần như phát triển toàn diện các giai đoạn của con người. Theo sinh lý học, con người ở độ tuổi này dù là nam hay nữ thì cũng đã gần như phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, họ ít chịu ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài về bệnh tật do sức đề kháng khá tốt. a/ Đối với nam: Chiều cao phát triển dần theo độ tuổi, sinh hoạt, chế độ tập luyện, chế độ ăn hàng ngày. Kèm theo đó, hormone tăng trưởng chỉ có tác dụng ở lứa tuổi dậy thì và giảm dần tác dụng khi đến độ tuổi thanh niên nên khung xương của cơ thể cũng không biến đổi nhiều gây ảnh hưởng chiều cao. Vì vậy, chiều cao ở tuổi này khá ổn định. Cân nặng ở lứa tuổi này chịu ảnh hưởng của tâm lý, của chế độ tập luyện, ăn uống và tâm lý muốn có cân nặng lý tưởng nên cân nặng dễ thay đổi. b/ Đối với nữ: ỞA lứa tuổi này, cả về chiều cao lẫn cân nặng họ có xu hướng không đổi do chế độ ăn và tập thể dục. Nhưng thực tế cân nặng có thể biến động nhưng về chiều cao cũng như nam, không thể tăng thêm do sinh lý và cũng chịu ảnh hưởng của giai đoạn trước (thấp, lùn ở tuổi dậy thì…). 1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM: 1.1.1 Tình hình trên thế giới: Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số diện tích bề mặt cơ thể và rất nhiều công thức áp dụng đã được công bố. Tuy nhiên, công thức được sử dụng rộng rãi nhất cho tính toán của BSA hiện nay là công trình Du Bois và Du Bois vào năm 1916: BSA = cân nặng (kg) 0,425 x chiều cao (cm) 0.725 × 0,007184 Với công thức trên, chỉ số diện tích bề mặt da đã được ước lượng một cách tương đối chính xác và BSA = 1.73 m2 là giá trị trung bình được hầu hết các nhà khoa học trên toàn thế giới đồng thuận. Tuy nhiên, vẫn có một số công trình nghiên cứu tại các nước khác nhau trên thế giới đã cho ra những chỉ số có độ chênh lệch. Chẳng hạn: Một nghiên cứu của Úc với 2838 bệnh nhân được hóa trị giữa tháng 5 năm 1996 và tháng 12 năm 2000 đã cho ra chỉ số trung bình tổng thể của BSA 1.80 m 2 (1,70 m 2 ở nữ và 1,89 m 2 ở nam). Trong khi trong một cuộc nghiên cứu khác với 1650 bệnh nhân giai đoạn thử nghiệm thuốc từ năm 1991 đến năm 2001, Baker và cộng sự đã báo cáo BSA là 1,86 m 2. Tại Anh, trong một công trình nghiên cứu với 4318 bệnh nhân. Kết quả trung bình của BSA là 1,79 m 2 cho cả hai giới (Trong đó: BSA trung bình của nam là 1,91 m 2 và nữ là 1.71 m 2 ). 1.1.2 Tình hình ở Việt Nam: 7
  • 8. tuy còn nhiều hạn chế về tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu về chỉ số diện tích bề mặt da nhưng chỉ số diện tích bề mặt da vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Và chỉ số diện tích bề mặt da trung bình chuẩn cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau, nam giới và phụ nữ được sử dụng rộng rãi tại nước ta hiện nay là: Trẻ sơ sinh: BSA = 0,25 m² Trẻ 2 tuổi: BSA = 0.5 m² Trẻ 9 tuổi: BSA = 1,07 m² Trẻ 10 tuổi: BSA = 1.14 m² Trẻ 12-13 tuổi: BSA = 1.33 m² Nam giới: BSA = 1.9 m² Phụ nữ: BSA = 1.6 m² 1.3 ĐẶC ĐIỂM NƠI KHẢO SÁT: 1.1.1 Đặc điểm của đối tượng: Tất cả sinh viên nghiên cứu đều có các đặc điểm chung như sau: - Cùng sống trong cùng khu vực địa lý,chịu ảnh hưởng của cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Cùng chung tập quán ăn uống của người Á đông. - Trong khoảng thời gian học tập từ cấp 1 đến cấp 3 đều được đào tạo theo cùng một chương trình giáo dục thể chất. - Hiện tại, đều học cùng một trường, đều phải làm việc trong một cường độ và áp lực học tập như nhau. 1.1.2 Đặc điểm địa lý: Khí hậu thành phố Cần Thơ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương tới. Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,5 0C). Nhiệt độ trung bình năm là 26,60C; nhiệt độ thấp nhất là 19,70C; nhiệt độ cao nhất là 34,40C. Tổng lượng bức xạ bình quân hằng năm là 150 kcal/cm2. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, khoảng 7,40C. Sự chênh lệch này thay đổi theo mùa, vào mùa hè do không khí ẩm nên mức chênh lệch thấp, chỉ trên dưới 60C; vào mùa đông do không khí khô hanh nên mức chênh lệch tăng cao, khoảng 8,90C. Ðộ ẩm trung bình của các tháng trong năm là 86,6%. 8
  • 9. TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng và tiêu chuẩn chọn mẫu - Đối tượng nghiên cứu được chọn là sinh viên y khoa năm 4 có độ tuổi từ 20 đến 30 đang học tập tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ( n= 60 ) trong tình trạng sức khỏe bình thường được nghe giải thích rõ về nghiên cứu. - Chấp nhận tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Sinh viên có dị tật về hình thái cơ thể. - Không mắc các bệnh lý về tim mạch – nội tiết và các bệnh lý nội – ngoại khoa khác. - Không chấp nhận tham gia nghiên cứu. - Vắng mặt trong thời gian điều tra. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ là cơ sở khám chữa bệnh lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, ngày càng hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thành phố và các tỉnh lân cận. Trước yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, từ 500 giường bệnh, năm 1988 Bệnh Viện phát triển lên 700 giường dù trước đó đã tách khoa nhi ra thành lập Bệnh Viện nhi (150 giường). Sau đó BV tiếp tục tách khoa lao, một phần các khoa răng - hàm – mặt, mắt để thành lập các trung tâm chuyên khoa. Hiện nay Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ có quy mô 500 giường với trên 630 cán bộ viên chức; trong đó 120 có trình độ đại học và trên đại học. Ngoài 7 nhiệm vụ như khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn.v.v…, Bệnh Viện còn là cơ sở thực hành chính của khoa y trường đại học y dược Cần Thơ. 2.1.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích. - Mục đích : + Xác định chỉ số sinh lý (BSA) của nhóm đối tượng sinh viên Y năm thứ 4 tại trường Đại Học Y Dược Cần Thơ + Giúp nhà nhóm đối tượng biết được về hằng số sinh lý BSA của nhóm - Hạn chế: + Khi thiết kế chỉ trên một nhóm/ không có nhóm so sánh nên không kiểm định được giả thuyết về quan hệ + Ghi nhận hiện trạng tại một thời điểm nên không ghi nhận được sự chuyển dịch của các cá thể trong quần thể 9
  • 10. chọn mẫu - Chọn tổ nghiên cứu bằng phương pháp ngẫu nhiên trong nhóm 30 sinh viên nam và 30 sinh viên nữ. - Khu vực thực hiện nghiên cứu được chọn là Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ - Khảo sát từng sinh viên cho đến khi hết mẫu. - Hai bạn sinh viên sẽ đảm nhận việc lấy số liệu và thống nhất phương pháp cân, đo. 2.2.2.1 - Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu cho phương pháp nghiên cứu với σ = 0.069, α = 0.05, zα= 1.64, zα/2 = z0.025 = 1.96 và d=0.015  2 22 015.0 069.096.1 × =n = 60 Vậy số lượng sinh viên y năm thứ tư cần tham gia trong nghiên cứu là 60 người. Trong đó có 30 nam và 30 nữ được chọn ngẫu nhiên. 2.2.2.2. - Kỹ thuật chọn mẫu: - Chọn chủ đích: Sinh viên y khoa năm 4 - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. - Chọn đối tượng cụ thể: Các nhóm sinh viên tham gia tour trực 24 giờ tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ. - Chúng tôi thống kê danh sách đối tượng 20 - 30 tuổi của từng nhóm trong tất cả các nhóm được 456 người, sau đó lập danh sách theo bảng số ngẫu nhiên và chọn theo danh sách để lấy ra 60 người mời tham gia điều tra. - Một số tiêu chuẩn đối tượng được loại khỏi đối tượng nghiên cứu: Đang bị ốm nặng, không hợp tác, mắc các bệnh lý về tim mạch - nội tiết và các bệnh lý khác… 2.2.2. Các biến số nghiên cứu - Giới tính: Nam, nữ. - Tuổi: Từ 20 – 30 tuổi. - Dân tộc: Kinh, Khơ-me, Hoa, khác. - Nghề nghiệp: Sinh viên. - Trình độ học vấn: Đang học năm 4 ngành Bác sĩ đa khoa tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2.2.3. Dụng cụ nghiên cứu - Dùng phiếu điều tra chuẩn bị sẵn để lấy số liệu. - Cân nặng: Dùng cân TANITA sản xuất tại Nhật Bản, độ chính xác tính bằng 1,0kg. 10 2 22 2/ d z n σα × =
  • 11. đã được kiểm định bởi Viện đo lường - Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Việt nam - Đo chiều cao bằng thước LEICESTER, độ chính xác tính bằng cm. Thước dây đúng chuẩn có chia vạch cụ thể. 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu: - Theo bộ câu hỏi soạn sẵn (Phụ lục 1) - Theo phiếu đo nhân trắc (Phụ lục 2) và yếu tố liên quan. 2.2.6. Cách tiến hành thu thập số liệu: 2.2.6.1 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014. 2.2.6.2 - Hướng dẫn người thu thập số liệu: Điều tra viên được thông tin về nội dung biểu mẫu cũng như mục đích, yêu cầu của cuộc nghiên cứu, đồng thời lưu ý: Có thái độ ân cần và tinh thần trách nhiệm, ghi chép trung thực không bỏ sót nội dung trong biểu mẫu. 2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: 2.2.7.1 - Kế hoạch điều tra thu thập số liệu: * Bước 1: Chuẩn bị điều tra: - Tiến hành chọn đối tượng điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên. - Liên hệ và tổ chức chuẩn bị địa điểm, đối tượng điều tra, hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống, sinh hoạt và thời gian điều tra theo đúng chỉ định. - Chuẩn bị các dụng cụ, nguyên vật liệu cho điều tra như: Cân, thước dây, mẫu biểu điều tra, và dụng cụ liên quan... * Bước 2: Hướng dẫn cán bộ điều tra: - Tổ chức hướng dẫn cho điều tra viên cách thức chọn mẫu, tổ chức tiến hành điều tra, phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin, nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra... * Bước 3: Tiến hành điều tra thu thập thông tin tại thực địa. 2.2.7.2 - Quy trình điều tra: - Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn. - Sử dụng phiếu đo nhân trắc và yếu tố liên quan. - Ghi nhận chỉ số chiều cao, cân nặng. 2.2.7.3 - Chỉ tiêu nghiên cứu: a) Thông tin chung về tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, quê quán của đối tượng khu vực nghiên cứu: + Nhóm tuổi: 20 - 30. + Giới (nam, nữ), dân tộc, trình độ học vấn… b) Thực trạng về thói quen, sinh hoạt của các đối tượng ở khu vực điều tra: + Thời gian ngủ (giờ) trong ngày. + Thói quen ăn uống, rèn luyện sức khỏe của sinh viên. d) Một số thay đổi về tâm thần - vận động, đặc biệt là huyết áp và yếu tố liên quan sau tour trực: + Một số thông số đánh giá thay đổi về hoạt động thể lực + Ghi nhận các thay đổi về sự khác biệt giữa các nhóm có thể trạng khác nhau + Đo các số đo nhân trắc: Cân nặng , chiều cao 11
  • 12. sự liên quan giữa một số thói quen ăn uống, lối sống, mức độ hoạt động thể lực. 2.2.7.4 - Cách đo chiều cao, cân nặng: + Đo chiều cao: Đối tượng tháo bỏ giầy, dép, không đội mũ, nón, khan. Sau đó đứng vào bàn thước để đo chiều cao. Khi đo, hai gót chân, mông, vai và đầu chạm vào thước sao cho 2 điểm chạm của thước chạm sát vào bờ tường thẳng (nền đặt thước đo phải phẳng), vai buông lỏng, mắt nhìn về phía trước, giữ cho đỉnh đầu ở vị trí cao nhất khi đo; hạ dần thước đo chiều cao từ trên xuống; đọc số đo theo một cột dọc của thước cho đến mức cuối cùng. + Cân nặng: Đặt cân ở vị trí ổn định trên một mặt phẳng, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì. Chỉnh cân ở vị trí thăng bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, tay buông thõng, nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên bàn cân chính xác tới mức 1,0kg. 12
  • 13. thu thập thông tin: • Thu thập các tài liệu tổng quan về chỉ số BSA và một số yếu tố liên quan... • Tham khảo tài liệu trong và ngoài nước về giá trị BSA 2.2.7.6 - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu : • Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về tìm ra chỉ số sinh lý BSA trên đối tương sinh viên năm thứ 4. Quá trình này cho phép thống kê được các số liệu từ các bạn sinh viên. • Các bước thực hiện thống kê và xử lý số liệu: * Kiểm tra chất lượng số liệu: - Bộ số liệu cần được kiểm tra tính đầy đủ và thống nhất của số liệu: + Một số biến không có thông tin. Cần loại ra các phiếu mất nhiều thông tin + Sự không thống nhất trong bộ câu hỏi * Phân loại và mã hoá lại số liệu * Nhập liệu và kiểm tra sai số trong nhập liệu: sử dụng chương trình Mc Excel * Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng chương trình Mc Excel * Tóm tắt số liệu vào các bảng hoặc biểu đồ 13
  • 14. QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3.1.1. Về bệnh tật • 100% đối tượng nghiên cứu không có dị tật bẩm sinh, đã hoặc đang mắc bệnh mãn tính, cấp tính. 3.1.2. Về dinh dưỡng • 100% đối tượng nghiên cứu có thực phẩm giàu tinh bột thường ăn nhất là cơm • 100% không có thói quen ăn chay, 100% thường xuyên ăn thức ăn giàu đạm • Về thói quen ăn thức ăn giàu chất béo: 51,67% đối tượng ăn ít, thường xuyên; 40% ăn ít, thỉnh thoảng; và 3,33% ăn nhiều, thường xuyên. • Về thói quen ăn rau quả, trái cây: 28,33% thường xuyên ăn, 51,67% thường ăn và 20% thỉnh thoảng ăn • Số bữa ăn chính trong ngày: 63,33% đối tượng ăn 3 bữa, 36,67% ăn 2 bữa. 3.1.3. Về hoạt động thể chất • !00% đều có thói quen tập thể dục, khoảng 3 lần/tuần là chủ yếu (21,67%), thời gian tập trung bình mỗi lần chủ yếu kéo dài khoảng ½ -1 giờ (63,33%). • Phần lớn đối tượng đều có chơi thể thao: 11,67% thường xuyên chơi, 31,67% thường chơi, 48,33% thỉnh thoảng chơi, 8,33% không bao giờ chơi. Môn thể thao thường chơi nhất chủ yếu là cầu long (46,67%). • Các đối tượng được nghiên cứu chủ yếu đi lại bằng xe gắn máy (91,67%), và một số ít đi bằng xe đạp (8,33%). 3.1.4. Về vệ sinh tâm thần • Thời gian ngủ trung bình khoảng 6-8 giờ/ngày (88,33%), đa số ngủ trước 00h00 (91,67%), có thời gian ngủ trưa chủ yếu khoảng ½-1 giờ (81,67%). • Loại hình thư giãn thường dùng nhất là nghe nhạc (31,66%), chơi điện tử (21,67%). • Hầu hết đều có bị stress nhưng không thường xuyên: 51,67 thường bị stress, 43,33% thỉnh thoảng và chỉ 5% thường xuyên bị stress. 14
  • 15. CHỈ SỐ DIỆN TÍCH DA CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3.2.1. Chỉ số diện tích da chung của nhóm đối tượng nghiên cứu: Bảng 1: Phân bố chỉ số diện tích da chung của nhóm đối tượng Diện tích da (m2 ) Tỷ lệ Số lượng (sv) <1,4 18,33% 11 1,4 - <1,5 18,33% 11 1,5 - <1,6 20% 12 1,6 - <1,7 18,33% 11 1,7 - <1,8 18,33% 11 >=1,8 6,68% 4 Tổng 100% 60 (sv) CHỈ SỐ DIỆN TÍCH DA CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG 0 2 4 6 8 10 12 14 <1,4 1,4 - <1,5 1,5 - <1,6 1,6 - <1,7 1,7 - <1,8 >=1,8 Diện tích da (m2) Số sinh viên Số lượng (sv) Hình 1: Biểu đồ phân bố chỉ số diện tích da chung của nhóm đối tượng. * Diện tích da trung bình chung của nhóm đối tượng: X = 1,56m2 * Độ lệch chuẩn: SD = .......................... * Giới hạn sinh lý: - Giới hạn dưới (X – 2SD) = ................... - Giới hạn trên (X + 2SD) = ................... * Sai số chuẩn: SE = .............................. Nhận xét: Diện tích da trung bình theo số liệu thu thập là 1,56 m2 , độ lệch chuẩn là ........ và sai số chuẩn là ................... Nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm 1,5 - <1,6 m2 (20%). Nhóm chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm >=1,8 m2 (6,68%). 15
  • 16. diện tích da của sinh viên nam: Bảng 2: Phân bố chỉ số diện tích da của sinh viên nam Diện tích da (m2 ) Tỷ lệ (nam) Số lượng (sv) 1,4 - <1,5 3,33% 1 1,5 - <1,6 23,34% 7 1,6 - <1,7 26,67% 8 1,7 - <1,8 33,33% 10 >=1,8 13,33% 4 Tổng 100% 30(sv) BSAnam trung bình: 1,67m2 Hình 2: Phân bố chỉ số diện tích da của sinh viên nam Nhận xét: * Diện tích da trung bình của nam sinh viên: X = 1,67m2 * Độ lệch chuẩn: SD = .......................... * Giới hạn sinh lý: - Giới hạn dưới (X – 2SD) = ................... - Giới hạn trên (X + 2SD) = ................... * Sai số chuẩn: SE = .............................. 16 Phân bố chỉ số diện tích da của nam sinh viên 0 2 4 6 8 10 12 1,4 - <1,5 1,5 - <1,6 1,6 - <1,7 1,7 - <1,8 >=1,8 Diện tích da (m2) Số sinh viên (sv) Số lượng (sv)
  • 17. sinh viên nam chủ yếu từ 1,4m2 trở lên. - Trong đó nhóm có tỷ lệ cao nhất là nhóm 1,7 - <1,8 m2 , chiếm 33,33% trong tổng số 30 sinh viên. - Nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm 1,4 - <1,5 m2 chiếm 3,33%. 3.2.3. Chỉ số diện tích da của sinh viên nữ: Bảng 3: Phân bố chỉ số diện tích da của sinh viên nữ Diện tích da (m2 ) Tỷ lệ (nữ) Số lượng (sv) <1,4 36,67% 11 1,4 - <1,5 33,33% 10 1,5 - <1,6 16,67% 5 1,6 - <1,7 10,00% 3 >=1,7 3,33% 1 Tổng 100% 30 (sv) BSAnữ trung bình: 1,45m2 Hình 3: Phân bố chỉ số diện tích da của sinh viên nữ * Diện tích da trung bình của nữ sinh viên: X = 1,45m2 * Độ lệch chuẩn: SD = .......................... 17 Phân bố chỉ số diện tích da của sinh viên nữ 0 2 4 6 8 10 12 <1,4 1,4 - <1,5 1,5 - <1,6 1,6 - <1,7 >=1,7 Diện tích da (m2) Số sinh vên (sv) Số lượng (sv)
  • 18. sinh lý: - Giới hạn dưới (X – 2SD) = ................... - Giới hạn trên (X + 2SD) = ................... * Sai số chuẩn: SE = .............................. Nhận xét: BSA của sinh viên nữ chủ yếu từ 1,7m2 trở xuống, trong có tỷ lệ cao nhất là nhóm <1,4m2 chiếm 36,67%. Nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm >=1,7m2 chiếm 3,33%. 3.2.4. Tỉ lệ diện tích da trung bình của nữ so với nam: BSAnữ trung bình : BSAnam trung bình = 1,45 : 1,67 = 0,87 : 1 18
  • 19. LUẬN Theo kết quả nghiên cứu, chỉ số diện tích bề mặt da thu được ở nam giới là 1.67 m2 , ở nữ giới là 1.45 m2 và ở cả hai giới 1.56 m2 . Trong khi đó, chỉ số diện tích bề mặt da trung bình chuẩn được áp dụng rộng rãi ở nước ta đối với nam giới là 1.9 m2 , nữ giới là 1.6 m2 và ở người trưởng thành (tính chung cả nam và nữ) là 1.73 m2 . Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến sự chênh lệch của kết quả nghiên cứu so với chỉ số chuẩn. Sau đây là một số nguyên nhân: 4.1. VỀ VẤN ĐỀ THỜI GIAN HỌC TẬP – LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI VÀ VỆ SINH TÂM THẦN: Đầu tiên ta nói về công dụng của giấc ngủ: Thứ nhất, khi ngủ các mạch máu dưới da sẽ giãn ra, không những giúp bổ sung dinh dưỡng cà ôxy cho các tế bào mà còn giúp thanh lọc nhũng chất cặn bã, hay nói cách khác, đó chính là khoảng thời gian vàng cho sự giải độc của các cơ quan trong cơ thể. Thứ hai, giấc ngủ còn là khoảng thời gian tuyệt vời để bộ não được nghỉ ngơi, giúp sản sinh ra những tế bào não mới. Thứ ba, giấc ngủ và sự bài tiết hoocmon tăng trưởng có lien quan với nhau. Các nghiên cứu Y học cho rằng, khi chúng ta ngủ, cơ thể tiết ra hoocmon tăng trưởng nhiều gấp 4 lần so với khi thức, nếu tiết ra quá ít thì sẽ làm cho cơ thể trở nên thấp bé. Đặc biệt, việc cơ thể tiết ra hoóc môn tăng trưởng theo đúng quy luật là phải sau khi chúng ta ngủ say 1 tiếng đồng hồ mới bước vào cao trào, thừơng là từ 22 giờ cho đến 1 giờ là thời gian hoocmôn tiết ra nhiều nhất.Vậy thế nào là ngủ đúng? Ngủ đúng là phải bảo đảm ngủ cho đủ giấc: người lớn một ngày cần phải ngủ khoảng 8 tiếng đồng hồ, đảm bảo ngủ đúng thời gian sinh lý: ngủ trước 22h, không thức quá khuya và dậy quá trễ. Thứ hai là phải chú ý chất lượng của giấc ngủ: Ngủ say và ngủ ngon giấc. Như vậy mới đảm bảo cho cơ thể có được một điều kiện phát triển tối ưu nhất. Xét về nhóm đối tượng nghiên cứu, do thời gian học tập và làm việc gần như chiếm gần hết thời gian trong ngày nên trước hết, ta thấy có một sự mất cân đối giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi của các sinh viên Y4 theo từng giai đoạn học tập. Vì trong giai đoạn khảo sát trên, đa số thời gian của sinh viên Y4 nằm ngoài giai đoạn thi cử cho nên thời gian ngủ trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 6-8 giờ buổi tối và 30p - 1 giờ buổi trưa, bằng với thời gian ngủ của một người bình thường, tuy nhiên giờ giấc lại biến động, không điều độ, chưa phù hợp với nhịp sinh lý của một người bình thường. Ngoài ra, còn có một bộ phận nhỏ sinh viên ngủ nhiều hơn 8 giờ hoặc không đủ thời gian như trên : ngủ rất trễ và dậy sớm (<6 giờ). Và đặc biệt đại đa số lại ngủ trễ sau 22h, ta thấy họ thật sự đã bỏ lỡ quãng thời gian vàng giúp cho sự phát triển thể chất được tối ưu nhất. Mặt khác, nếu trong giai đoạn thi cử, sinh viên phải chịu nhiều áp lực thì thời gian trên lại càng bị rút ngắn nhiều hơn, dễ gây nên trạng thái stress, lại càng ảnh hưởng nhiều đến thể chất và thậm chí có khi gây tác động xấu đến vấn đề vệ sinh tâm thần. 19
  • 20. DINH DƯÕNG: Theo như những nghiên cứu của khoa học hiện đại thì dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cả về cân nặng cũng như chiều cao của con người từ giai đoạn bào thai đến khi trưởng thành. Trên quần thể nghiên cứu này, nhìn chung những đối tượng này đều có chung tập quán ăn uống và sinh hoạt của người Á Đông là thừa tinh bột nhưng thiếu protein và các yếu tố vi lượng. Còn về khẩu phần ăn của đa số sinh viên Y trong quần thể này, phần lớn do áp lực học tập nhiều kèm theo là cường độ làm việc cao nên quỹ thời gian dành cho việc ăn uống cũng bị rút ngắn lại, đôi khi ăn uống không đúng cử, thường xuyên bỏ bữa…nên cũng đã gây một vài ảnh hưởng không nhỏ đối với vấn đề phát triển thể chất mặc dù họ đã và đang trong độ tuổi trưởng thành. Mặc khác, do vấn đề nhận thức tốt về dinh dưỡng nên nhìn chung, một khẩu phần ăn của các đối tượng nghiên cứu nói riêng, của tập thể lớn sinh viên Y nói chung, họ đều đảm bảo được một tỷ lệ về đạm- đường- mỡ và các vitamin, khoáng chất cũng khá hợp lý (ăn đủ đạm, hạn chế dầu mỡ, thường xuyên ăn rau củ quả để bổ sung thêm chất xơ,vitamin và khoáng chất). Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng đã ảnh hưởng đến các đối tượng này trong một quãng thời gian khá dài trong quá khứ (từ lúc thời kỳ bào thai đến lúc nhận thức được kiến thức về khẩu phần ăn hợp lý) nên dù có thay đổi thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến thể chất nữa. 4.3. VẤN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO: Tập luyện thể dục thể thao có ảnh hưởng rất lớn tới tầm vóc, sức khỏe cũng như tinh thần của mỗi con người. Theo thống kê từ nhiều nhà khoa học thì chiều cao chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ chế độ luyện tập, tầm vóc con người sẽ tăng lên ở những người thường xuyên tập luyện. Hoạt động thể chất sẽ kích thích cơ thể sản sinh hốc môn sinh trưởng. Ở những người vận động hợp lí sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như đào thải các chất độc hại giúp cho cơ thể phát triển toàn diện. Trên đối tượng nghiên cứu có chế độ tập luyện từ lúc học tiểu học cho đến đại học tương đối giống nhau về chương trình cũng như thời gian, nên họ cũng có quá trình phát triển gần giống nhau. Tuy nhiên đa phần đối tượng nghiên cứu dành nhiều thời gian cho việc học nên hạn chế khả năng luyện tập, kèm theo đó môn thể thao chủ yếu của đối tượng chọn là cầu lông, một môn thể thao có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng thời gian tập luyện khá hạn chế cũng như thời gian chơi chưa lâu và không điều độ, nên cũng phần nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hoàn thiện cá thể. Với những vấn đề phân tích như trên cho thấy sự chênh lệch chỉ số BSA của nhóm đối tượng nghiên cứu so với chỉ số chung ở nước ta là hợp lý và có thể chấp nhận. 20
  • 21. quả nghiên cứu về “ Chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ 4 trường Đại học y dược Cần Thơ”, ghi nhận: * Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: • 100% đối tượng nghiên cứu không có dị tật bẩm sinh, đã hoặc đang mắc bệnh mãn tính, cấp tính. • 100% đối tượng nghiên cứu có thực phẩm giàu tinh bột thường ăn nhất là cơm • 100% không có thói quen ăn chay, 100% thường xuyên ăn thức ăn giàu đạm • 100% đều có thói quen tập thể dục • Phần lớn đối tượng đều có chơi thể thao • Các đối tượng được nghiên cứu chủ yếu đi lại bằng xe gắn máy (91,67%), và một số ít đi bằng xe đạp (8,33%). • Thời gian ngủ trung bình khoảng 6-8 giờ/ngày (88,33%). • Hầu hết đều có bị stress nhưng không thường xuyên. * Đặc điểm chỉ số diện tích da của đối tượng nghiên cứu: - Chỉ số diện tích bề mặt da thu được ở nam giới là 1.67 m2 , ở nữ giới là 1.45m2 và ở cả hai giới 1.56m2 . - Độ lệch chuẩn (SD) chung là ........ và sai số chuẩn (SE) chung là ................... - Giới hạn sinh lý chung: + Nam sinh viên: ……………. - …………………. + Nữ sinh viên: ………………- ………………… + Chung cả hai giới: ………………-……………. - Diện tích da phần lớn là nhóm 1,5 - <1,6 m2 chiếm 20% ở cả nam lẫn nữ. + Riêng với nam, diện tích da chiếm phần lớn là 1,7 - <1,8 m2 , chiếm 33,33% trong tổng số 30 sinh viên nam. + Riêng với nữ, BSA của chủ yếu từ 1,7m2 trở xuống, trong có tỷ lệ cao nhất là nhóm <1,4m2 chiếm 36,67% trong số 30 sinh viên nữ. - Tỉ lệ diện tích da trung bình của nữ so với nam: 0,87 : 1 21
  • 22. với chỉ số diện tích bề mặt da trung bình chuẩn được áp dụng rộng rãi ở nước ta thì chỉ số diện tích bề mặt da trung bình của nhóm đối tượng được nghiên cứu thấp hơn khá nhiều. Điều này phản ánh chế độ dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe của sinh viên chưa được đảm bảo. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa sự chăm sóc về thể chất bao gồm chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể,… 2. Đa phần đối tượng nghiên cứu dành nhiều thời gian cho việc học nên hạn chế khả năng rèn luyện sức khỏe, dễ bị căng thẳng do stress. Vì vậy, sinh viên cần bố trí thời gian hợp lý, áp dụng các biện pháp học tập hiệu quả, có những biện pháp thư giãn hợp lý, lành mạnh,… 3. Chỉ số diện tích da có thể thay đổi theo môi trường sống. Do đó, các chỉ số này cần được đánh giá thường xuyên, thường khoảng 10 năm một lần. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ có được các dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất, hoạch định các chính sách, biện pháp giáo dục cũng như y tế nhằm nâng cao chất lượng sức khoẻ cho các thế hệ. 4. Cần mở rộng hướng nghiên cứu theo chiều dọc. Đồng thời có thể nghiên cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tới diện tích bề mặt da của cơ thể. 22
  • 23. KHẢO Tiếng Việt: * Giáo trình Thăm dò chức năng của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Tiếng Anh: * Is Body Surface Area the Appropriate Index for Glomerular Filtration Rate? Liesbeth Hoste and Hans Pottel - Katholieke Universiteit Leuven Campus Kortrijk Belgium http://cdn.intechopen.com/pdfs-wm/29473.pdf * The Average Body Surface Area of Adult Cancer Patients in the UK: A Multicentre Retrospective Study - Joseph J. Sacco mail, Joanne Botten, Fergus Macbeth, Adrian Bagust, Peter Clark - Được công bố: 28 Tháng 1 năm 2010 http://www.plosone.org/article/info:doi/10.1371/journal.pone.0008933 23
  • 24. PHỎNG VẤN STT:….. Họ tên người được phỏng vấn:…………………… Tuổi:…… Nam/ Nữ Dân tộc:………………………………… Nghề nghiệp:…………………………... Trình độ học vấn:……………………… Địa chỉ thường trú:…………………….. STT Câu hỏi Phần trả lời Mã hóa PHẦN 1: TÌNH TRẠNG BỆNH TẬT NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT 1.1 Có bị dị tật bẩm sinh gì hay không? Không có……………………………1 Tim bẩm sinh………………………..2 Khiếm khuyết tay chân………………3 Khác, ghi rõ ____________________4 Không rõ…………………………….99  1.2 Có đã và đang mắc bệnh mạn tính? Không có…………………………….1 Đái tháo đường………………………2 Suy thận mạn………………………...3 Suy tim mạn…………………………4 Thiếu máu mạn………………………5 Bệnh tim mạch……………………….6 Lao phổi……………………………...7 Ung thư……………………………….8 Khác, ghi rõ_____________________9 Không rõ………………………………99  1.3 Có hiện đang mắc các bệnh lý cấp tính Không có……………………………..1 Bệnh lý nhiễm trùng………………….2 Bệnh lý nội tiết……………………….3 Bệnh lý tiêu hóa………………………4 Bệnh lý tim mạch……………………..5 Bệnh lý tiết niệu………………………6 Bệnh lý hô hấp………………………..7 Bệnh lý thần kinh……………………..8 Bệnh lý cơ xương khớp……………….9 Khác, ghi rõ_____________________10 Không rõ………………………………99  1.4 Nếu có bệnh thì có được điều trị bệnh hay không? Không điều trị và chưa khỏi..………...1 Không điều trị và đã khỏi…………….2 Có điều trị nhưng chưa khỏi...………..3 Có điều trị và đã khỏi………………....4  PHẦN 2: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT 2.1 Lương thực chính Cơm……………………………………1  24
  • 25. trên 50% số bữa ăn hằng ngày) Mì……………………………………...2 Bún…………………………………….3 Hủ tiếu…………………………………4 Cháo…………………………………...5 Bánh mì…………………………………6 Khoai……………………………………7 Khác, ghi rõ_______________________8 2.2 Khối lượng lương thực chính trong mỗi bữa ăn được ………..gram  2.3 Có thói quen ăn chay trong thời gian từ tháng 1/2014 trở về trước? Không có......................................................1 Ăn chay trường từ dưới 15 tuổi....................2 Ăn chay trường từ trên 15 tuổi......................3 Ăn chay >= 10 ngày/ tháng từ <15 tuổi.........4 Ăn chay >= 10 ngày/ tháng từ > 15 tuổi........5 Ăn chay < 10 ngày/ tháng.............................6  2.4 Có thói quen ăn chay từ tháng 2/2014 đến hiện tại Không có......................................................1 Ăn chay trường............................................2 Ăn chay >= 10 ngày/tháng..........................3 Ăn chay < 10 ngày/ tháng...........................4  2.5 Có thói quen ăn thức ăn giàu đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ,...) không? < 2 ngày/ tuần...............................1 2-5 ngày/tuần................................2 Ngày nào cũng có.........................3  2.6 Lượng thức ăn nhiều đạm ăn mỗi ngày?  2.7 Có thói quen ăn thức ăn giàu chất béo (mỡ, dầu, bơ,....)? Ăn nhiều, thường xuyên.................1 Ăn ít, thường xuyên.......................2 Ăn nhiều thỉnh thoảng....................3 Ăn ít, thỉnh thoảng..........................4 Không ăn.........................................5  2.8 Có ăn rau quả, trái cây thường xuyên không? Ăn <3 ngày/tuần............................1 Ăn 4-6 ngày/tuần...........................2 Ngày nào cũng ăn..........................3 Không bao giờ ăn...........................4  25
  • 26. chính trong ngày ............... bữa/ ngày  2.10 Giờ giấc các bữa ăn trong ngày Luôn đúng giờ.................................1 Có bữa đúng giờ, có bữa không......2 Hoàn toàn không theo giờ giấc.......3  2.11 Thường sử dụng loại thức uống nào nhất? Không có........................................1 Cà phê............................................2 Trà..................................................3 Nước ngọt có gas...........................4 Nước ngọt không gas.....................5 Nước ép trái cây.............................6 Sữa.................................................7 Rượu, bia.......................................8 Khác, ghi rõ_________________99  PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT 3.1 Số ngày tập thể dục trong tuần ..............ngày/ tuần  3.2 Số giờ tập thể dục trung bình mỗi ngày .............. giờ/ ngày  3.3 Có thường xuyên chơi thể thao trong tuần Thường xuyên chơi.....................................1 Thường chơi................................................2 Thỉnh thoảng chơi.......................................3 Không bao giờ chơi.....................................4  3.4 Môn thể thao thường xuyên chơi nhất Đá bóng.......................................................1 Cầu lông......................................................2 Bóng chuyền...............................................3 Tennis.........................................................4 Đá cầu.........................................................5 Bơi lội.........................................................6 Võ thuật......................................................7 Khác, ghi rõ_______________________99  3.5 Phương tiện di chuyển đến trường thường dùng nhất Đi bộ............................................................1 Xe đạp.........................................................2 Xe gắn máy.................................................3  26
  • 27. rõ________________________6 PHẦN 4: VỆ SINH TÂM THẦN 4.1 Thời gian ngủ trung bình trong ngày …………….. giờ/ ngày  4.2 Thời gian ngủ trưa trong ngày ……………..giờ/ ngày  4.3 Thời điểm thường ngủ vào buổi tối Lúc……giờ……..  4.4 Loại hình giải trí thư giãn thường dùng nhất Nghe nhạc…………………………..1 Xem tivi…………………………….2 Trò chơi điện tử…………………….3 Đọc sách, báo……………………….4 Mua sắm…………………………….5 Chat, tán gẫu………………………..6 Đánh cờ……………………………..7 Khác, ghi rõ____________________99  4.5 Có thường bị stress Luôn luôn…………………………..1 Thường xuyên……………………....2 Thường bị…………………………..3 Thỉnh thoảng………………………..4 Không bao giờ………………………5  27
  • 28. số liệu thống kê diện tích da của 60 sinh viên y4 (tính theo công thức BSA của Gehan & Geogre: BSA= căn bậc hai(cân nặng*chiều cao/3600)): STT Họ Tên Giới Chiều cao (m) Cân nặng (kg) Diện tích da (m2) 1 Trần Nguyễn Phương An nữ 155 45,30 1,40 2 Dương Tuấn Anh nam 175 48,00 1,53 3 Lê Đệ nam 158 68,00 1,73 4 Đồng Trường Giang nam 170 71,00 1,83 5 Kiên Hà Giang nữ 165 60,00 1,66 6 Phan Thanh Hằng nữ 153 50,00 1,46 7 Nguyễn Văn Hợp nam 165 50,00 1,51 8 Phạm Ngọc Huyền nữ 155 45,50 1,40 9 Danh Thị Kim Huyền nữ 159 50,30 1,49 10 Đồng Thị Ngọc Huyền nữ 165 65,00 1,73 11 Nguyễn Thị Mỹ Hường nữ 145 37,50 1,23 12 Võ Duy Kha nam 170 52,60 1,58 13 Đoàn Ngọc Đoan Khanh nữ 151 43,90 1,36 14 Châu Duy Khánh nam 166 58,00 1,64 15 Lê Việt Khoa nam 160 66,00 1,71 16 Lê Vũ Khuyên nam 158 67,50 1,72 17 Nguyễn Ngọc Liên nữ 150 49,00 1,43 18 Võ Thị Thuỳ Linh nữ 150 40,70 1,30 19 Trần Đức Long nam 170 65,80 1,76 20 Võ Văn Quy Lợt nam 177 59,70 1,71 21 Nguyễn Thị Thanh Mai nữ 153 43,70 1,36 22 Phan Hữu Mai nữ 155 53,90 1,52 23 Thạch Hoàng Mỹ nam 166 54,10 1,58 24 Đặng Lê Hồng Ngân nữ 157 61,50 1,64 25 Liêu Mỹ Ngân nữ 156 45,40 1,40 26 Vũ Thị Ngân nữ 158 46,10 1,42 27 Hồ Thị Bảo Ngân nữ 151 46,00 1,39 28 Ngô Như Ngọc nữ 163 51,70 1,53 29 Võ Thị Kim Ngọc nữ 152 45,50 1,39 30 Đặng Quốc Nguyên nam 165 61,20 1,67 31 Nguyễn Thiện Nhân nam 172 59,00 1,68 32 Tống Hoài Nhân nam 164 54,70 1,58 33 Võ Hoài Nhân nam 165 60,00 1,66 34 Trần Ngọc Nhiên nữ 166 54,00 1,58 35 Phạm Thị Hồng Nhung nữ 163 63,00 1,69 36 Đỗ Minh Nhựt nam 170 73,40 1,86 37 Quách Võ Tấn Phát nam 173 70,00 1,83 28
  • 29. Phương nam 168 60,00 1,67 39 Nguyễn Thị Lệ Quyên nữ 153 43,00 1,35 40 Thạch Ri Sa nam 178 60,00 1,72 41 Trương Văn Sang nam 169 60,00 1,68 42 Nguyễn Minh Tân nam 173 53,00 1,60 43 Huỳnh Thuỷ Tiên nữ 160 43,50 1,39 44 Nguyễn Thị Cẩm Tiên nữ 158 52,15 1,51 45 Trần Văn Toàn nam 160 50,00 1,49 46 Nguyễn Kim Thành nam 158 53,10 1,53 47 Trần Tiến Thành nam 170 71,20 1,83 48 Nguyễn Trần Thi Thơ nữ 149 40,00 1,29 49 Nguyễn Đoàn Anh Thy nữ 155 48,00 1,44 50 Nguyễn Thị Thuỳ Trang nữ 152 47,00 1,41 51 Trần Thị Minh Trang nữ 158 51,20 1,50 52 Nguyễn Thị Ngọc Trâm nữ 150 52,20 1,47 53 Trần Minh Trí nam 164 65,20 1,72 54 Hứa Lâm Quang Trường nam 170 65,10 1,75 55 Lưu Quốc Việt nam 173 55,80 1,64 56 Nguyễn Quốc Việt nam 174 62,00 1,73 57 Lương Hoàng Vinh nam 161 54,00 1,55 58 Ngô Dương Tuấn Vũ nam 170 65,20 1,75 59 Thạch Thị Vui nữ 150 40,00 1,29 60 Đỗ Bạch Yến Xuân nữ 148 43,00 1,33 29