Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Di tích nằm trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, phức hợp di tích sơ kỳ Đá cũ Rộc Tưng - Gò Đá gồm di tích Gò Đá ở phường An Bình và 12 di tích Rộc Tưng ở xã Xuân An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Trong đó, 4 địa điểm đã khai quật là Gò Đá, Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4 và Rộc Tưng 7. Số còn lại đều đã đào thám sát và xác nhận thuộc cùng phức hợp với Rộc Tưng - Gò Đá.

Năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định xếp hạng quần thể di tích Rộc Tưng - Gò Đá ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai là di tích quốc gia.

2. Di tích khảo cổ Văn hóa Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi)

Văn hóa Sa Huỳnh là một trong 3 di sản văn hóa nổi tiếng thế giới của Việt Nam, cùng với văn hóa Đông Sơn và Óc Eo. Địa bàn phân bố chủ yếu của văn hóa Sa Huỳnh là ở khu vực thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Tại Quảng Ngãi, nền văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M.Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê, một đầm nước ngọt có số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc)... Những giá trị của di vật này tiếp tục thu hút các nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu đầu ngành trong và ngoài nước đến khảo sát.

Năm 1997, di tích khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia với hai khu vực được bảo vệ là Phú Khương và Gò Ma Vương (ở xã Phổ Thạnh, và Phổ Khánh).

3. Di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm đình Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc)

Đình Hương Canh thuộc thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo quyết định số 29/VH-QĐ ngày 13.1.1964 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Đình cách Trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 5km, nằm trong lõi trung tâm của huyện lỵ huyện Bình Xuyên, cách Hà Nội chừng 40km về phía Tây Bắc. Đình Hương Canh được xây dựng và khoảng đầu thế kỷ XVIII có kiến trúc hình chữ Vương, đình gồm ba toàn Tiền Tế, Trung Tế (Đại đình) và Hậu cung.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Di tích đình Hương Canh. (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc)

Từ năm 2007 đến 2010 đình được tu bổ theo chương trình mục tiêu Quốc gia chống xuống cấp di tích, với nguyên tắc bảo tồn tối đa các giá trị nguyên gốc kiến trúc di tích và dáng vẻ của di tích, sử dụng vật liệu gỗ truyền thống, tôn nền, tăng khả năng chống chịu mối mọt và ảnh hưởng của khí hậu đối với các tác phẩm điêu khắc trang trí có niên đại cuối thời Lê, đầu Nguyễn của đình.

4. Di tích lịch sử Đền thờ Vua Mai Hắc Đế (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)

Khu di tích vua Mai Hắc Đế nằm ở ven sông Lam, thuộc địa phận thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, thành Phố Vinh, Nghệ An. Tại khu di tích này có 3 hạng mục là đền Vua Mai, cách đền khoảng 3km là mộ Vua Mai và mộ mẹ Vua.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Di tích đền thờ vua Mai Hắc Đế. (Ảnh: vietnamtourism.gov.vn)

Khu di tích Mai Hắc Đế đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996.

5. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)

Di tích Chiến thắng Ấp Bắc được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 1993. Khu di tích tọa lạc tại xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đây là nơi diễn ra trận đánh lớn nhất miền Nam kể từ sau Hiệp định Genève vào ngày 2/1/1963, báo hiệu sự sụp đổ của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Tượng đài ở di tích Chiến thắng Ấp Bắc. (Ảnh: Trang thông tin thị xã Cai Lậy).

Di tích gồm 2 phân khu chức năng. Khu vực 1 gồm có tượng đài, nhà mộ 3 chiến sĩ gang thép, 3 hồ sen lớn, nhà trưng bày xe tăng, máy bay, công viên với nhiều loại cây kiểng. Khu vực 2 gồm có nhà trưng bày hiện vật, phía dưới là hồ sen, bên trái là quảng trường và công viên được trồng cây cảnh; phía sau là những mô hình được phục chế tái hiện cảnh dân quân tải thương, nấu cơm, trảng xê, hầm bí mật. Xa xa ngoài cánh đồng rộng lớn là những biểu tượng máy bay, xe tăng địch bị bốc cháy.

Quyết định nêu rõ, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Tên tự là chùa Phúc Lâm (còn gọi là Chùa Trăm gian): Chùa được xây dựng sớm nhất Quần Anh, vào khoảng cuối thế kỷ XV (1485- 1500). Chùa làm ở ngay bắc chợ Lương nên người ta cũng gọi là chùa Lương. Khi mới làm, chùa được lợp cỏ, sau lợp ngói .

Năm 1589, tạo đôi bình Bát Tràng; năm1682, tạo rồng đá cầu ao; năm 1684, làm mới tả hữu hành lang, hậu phòng; năm 1725, làm lại toà hương án tiền; năm 1726, dựng cây thiên đài thạch trụ; từ năm 1746- 1748 (3 năm), làm lại thượng điện, tiền đường, tượng Phật, tam quan, hoành long, hậu phòng; năm 1750, đúc thanh la đồng và trống đồng; năm 1763, đúc tượng Phật Tam thế (năm 1796, Cảnh Thịnh thứ 4, tượng đồng và đồ đồng trong chùa bị triều đình thu để đúc vũ khí); năm 1797, đúc tượng Phật Thích ca; năm 1826, đúc chuông lớn (nay treo ở gác chuông); năm 1834, sửa lại tiền đường, hậu đường, nhà tổ, tả hữu hành lang, tam quan; năm 1883, đào hồ trước chùa; năm 1836, làm lại gác chuông cao 3 tầng; năm 1997, đại tu hành lang tây; năm 1998, xây tượng đài giữa hồ và xây bờ hồ, năm 2005, đại tu hành lang tây; năm 2006, xây lại nhà tổ.

Qua nhiều lần xây dựng và trùng tu chùa Lương ngày càng rộng lớn, có quy mô hoàn hảo với 100 gian, gồm Tiền đường, Thượng điện, Hậu điện, 2 hành lang Đông Tây, nhà Tổ, 2 dãy hậu phòng, nhà khách, gác chuông, tam quan, trước chùa có hồ bán nguyệt… Hiện nay, Chùa vẫn giữ được kiến trúc cổ truyền thống của thế kỷ XVII- XVIII.

Từ xưa, chùa Lương đã là một cảnh quan kỳ thú có một không hai của đất Nam Định. Hàng năm, cứ vào tháng 3, dân làng mở hội, gọi là “vào đám cầu phúc” (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà). Ngày nay, lễ hội được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng ba (âm lịch). Chùa trở thành một điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

- Đền Thuỷ Tổ Quần Anh:

Cách đây 5 thế kỷ - Thuỷ tổ Trần Vu làm nghề chài lưới ven biển, quan sát thấy bãi biển phía Nam - huyện Nam Chân - Một vùng đất đẹp nổi cồn.

“Chốn hải tần cách nước mây

Cá bơi, hạc đứng, nơi này mở mang”

Thế đất có hình dáng “Long”. Cồn rồng vươn lên phương Bắc, lưng lượn chín khúc (sông cửu khúc), thổ nhưỡng phì nhiêu, long mạch (sông nước) thuận tiện, vượng khí (thiên nhiên) thoáng đãng. Thuỷ tổ nghĩ ngay nơi đây là nơi đất lành (linh) về quê làng Tương Đông cùng Tổ Vũ Chi Nguyên - đỗ tiến sỹ hàm quan Chánh án phủ sứ Ái Châu (Thanh Hoá), sau được Tổ Hoàng Gia, Phạm Cập xuống hiệp lực.

Sau quy tụ thêm 9 dòng họ: Lại, Nguyễn, Lê, Bùi, Đỗ, Phan, Đoàn và Trần, Vũ khác.

“Tứ tổ khai cơ, lập cồn ấp

Chín họ bao đê dựng xóm làng”.

Năm 1511 đổi thành Quần Anh Xã (nơi quy tụ các anh tài). Cuộc sống ngày thêm phồn thịnh, phong tục, tập quán làng quê được thiết lập: “Nội thập giáp, Ngoại tứ thôn”. Mỗi giáp có một cầu, một đình, một dong. Còn dòng Trung Giang giữa làng được chia 10 giáp từ Giáp Nhất đến Giáp Thập. Cầu Giáp Thập, nơi trung tâm giao lưu có mối liên quan chặt chẽ với chợ, đình, chùa được làm to, đẹp, chắc chắn: dưới cầu, trên lợp ngói.

Năm 1615, biển lùi xa người về tụ hội thêm đông. Nhiều thôn rộng lớn được tách lập, cho đến năm 1804 Quần Anh phân thành 3 xã (Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ).

Năm 1829, thành lập nhiều tổng. Năm 1888, từ các tổng xây dựng nên huyện Hải Hậu.

Thuỷ tổ Quần Anh ngoài việc khai hoang lấn biển, mở mang điền địa, còn quan tâm tới nhiều mặt đời sống: mời thầy dạy chữ, dạy nghề, bắc cầu, mở chợ, xây đình, chùa, đền. Làm cho vùng quê ven biển có cuộc sống yên vui, nền nếp.

Năm 1862, 1867 Vua Tự Đức ban tặng Quần Anh: “Mỹ tục khả phong” và “Thiện tục khả phong” (nơi có nhiều phong tục tốt đẹp).

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Để ghi nhớ công ơn tiên tổ tại đình Phong Lạc, nhân dân lập Đền thờ “Thuỷ Tổ Quần Anh” để thờ Tứ tổ và các Liệt tổ khai sáng. Đền làm theo kiểu chữ Đinh, được xây dựng từ năm Đinh Mão (1924). Bài trí, thờ tự ở đây có sự phân định công trạng, trước sau rõ ràng: Ngoài “Tứ tổ khai sáng” còn thờ “Thành trung liệt tổ” tiếp đến “Kế chí liệt tổ”, công nghệ, nghiệp sư.

Ngày 26/3/1990, Chùa Lương - Đền Thủy tổ Quần Anh được Bộ VHTT công nhận là Di tích LSVH.

2. Cầu Ngói:

Cầu cách chùa Lương 150 m, nằm trên trục đường gắn liền với chùa, đền thành một cụm di tích. Theo "Quần Anh địa chí", cầu được hình thành cùng thời gian với chùa.

Qua đôi câu đối trên cầu cho thấy Thuỷ Tổ đã quan tâm đến việc bắc cầu ngay từ thời gian đầu tiến hành khẩn hoang: “Lê Hồng Thuận Tứ tính thuỷ mưu giá ốc biệt thành giang thượng lộ”. “Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp dư lương y cựu kính trung thê”. Nghĩa là:

“Đời Hồng Thuận (1509 - 1515) bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu, thành đường trên nước”. “Đời Khải Định thứ 7 (1922) tu sửa như cũ, từng bậc xếp lên gương”.

Buổi đầu còn đơn sơ lợp cỏ, đến thế kỷ XVII cầu được tu sửa quy mô hợp với cảnh chùa Phúc Lâm, qua nhiều năm nhưng vẫn mang đậm phong cách kiến trúc cổ truyền Việt Nam, là một di tích độc đáo của trấn Sơn Nam Hạ xưa và Nam Định nay. “Cầu Nam, Chùa Bắc, Đình Đoài”. Cầu Ngói, chợ Lương là một trong ba cây cầu đẹp nhất miền Bắc Việt Nam.

Cầu cũng còn gọi là cầu “Thượng gia hạ trì” (trên nhà dưới sông). Cầu bắc ngang sông Trung Giang. Toàn bộ cầu 9 gian gỗ lim bắc trên hai hàng cột đá to đẹp với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỷ mỉ với bàn tay tài hoa người thợ Quần Anh. Ngoài, nề, mộc đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao, khéo léo tạo bộ khung nhà cầu vừa cong uốn lượn mềm mại, mái ngói nam trông như con rồng duyên dáng đang vươn mình bay lên.

Cầu tuy trạm, khắc đơn giản song thể hiện hài hoà nét kiến trúc cổ truyền. Cầu là nơi đi lại và dừng chân khách bộ hành nghỉ ngơi ngắm cảnh sông nước, làng quê.

Cầu Ngói là công trình nghệ thuật độc đáo hiếm có mà nhiều khách trong và ngoài nước về tham quan phong cảnh ca ngợi gọi là “Cầu chùa Phương Đông”, cũng là đề tài nguồn cảm hứng của nhiều thi sỹ xưa và nay.

Đôi câu đối trên cầu:

“Hoàng lộ phong thanh quá thử kỷ đa đề trụ khách.

Giang thành dạ tĩnh du phương ứng hữu thụ thư tiên”

Nghĩa là:

“Trên đường gió mát nhiều khách qua đây lưu lại văn thơ ca ngợi.

Đi trên cầu trong đêm vắng như có nhận được sách tiên”.

Quần thể di tích lịch sử văn hoá Cầu Ngói - Chùa Lương, một công trình quý báu với thành quả lao động, trí tuệ, sáng tạo, bàn tay tài hoa, công lao to lớn, tổ tiên Quần Anh đã để lại cho hôm nay một danh lam thắng cảnh mang đậm bản sắc văn hoá quê hương.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Trong những năm qua khu di tích được đón nhiều quý khách trong và ngoài nước về tham quan. Ban di tích cùng nhà sư bản tự và nhân dân từng bước tu sửa, bảo vệ di tích được trường tồn.

Ngày 26/3/1990, Cầu Ngói được Bộ VHTT công nhận là Di tích LSVH.

3. Chùa Phúc Hải - Hải Minh

Chùa Phúc Hải thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX trong một quần thể kiến trúc truyền thống bao gồm chùa và đền thờ Trần Hưng Đạo do Tứ tổ Mai, Phan, Phạm, Nguyễn khởi công huy động nhân dân xây dựng; ngày nay Đảng bộ và nhân dân Hải Minh xây dựng tiếp đền thờ Tứ tổ và nhà truyền thống theo lối kiến trúc truyền thống tạo nên một quần thể Di tích lịch sử văn hóa có 17 tòa với 67 gian.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Chùa Phúc Hải thờ Phật và Tứ tổ đã có công đầu tiên trong việc khai hoang lấn biển, thành lập xã Kim Đê xưa (Hải Minh ngày nay). Đây là một công trình kiến trúc quy mô, được xây dựng trên một địa bàn đẹp. Tòa bái đường được bảo tồn phong cách kiến trúc cổ truyền, thiết kế theo kiểu thượng chồng giường, hạ kẻ bẩy. Trên các đầu xà, câu đầu, trên hệ thống con giường được đục chạm hoa lá, tạo đường nét uốn lượn mềm mại. Hai chiếc bẩy ở gian giữa được đục chạm công phu hình ảnh 2 con rồng khỏe mạnh, râu tóc uốn lượn hài hòa với những làn vân ám đang chầu vào cửa tam bảo. Bái đường có bộ cửa võng trang trí cảnh lưỡng long chầu nguyệt, phía dưới là đôi phượng đang múa uyển chuyển, đôi ly chầu sinh động với một ao sen hoa lá nổi bật và con rùa phun nước làm cho Tam bảo thêm trang nghiêm lộng lẫy. Đặc biệt chùa có gác chuông tám mái, hệ thống tượng pháp phong phú như tượng Tam thế, Cửu long, Bồ tát, Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Thập diện, Đức ông, Thánh hiền, Thánh tăng, Thổ địa, Nam thiên thánh tổ... và một số đồ thờ có giá trị cao về nghệ thuật tạo dáng, điêu khắc và sơn thếp cổ truyền. Tại đây còn bảo tồn được nhiều văn bia có nội dung phong phú, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử khẩn hoang đồng thời phản ảnh tài nghệ điêu khắc đá; tiêu biểu như bia “Phúc Hải tự bia” có niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ sáu (1624) không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Trong kháng chiến chống xâm lược chùa còn là cơ sở kháng chiến tin cậy của lực lượng cách mạng trong chống Pháp và chống bọn phản động đội lốt tôn giáo, góp phần vào công cuộc kháng chiến thắng lợi của dân tộc.

Hàng năm từ ngày 1- 3 tháng 3, chùa mở hội làng có rước kiệu trong khuôn viên khu di tích, nhân dân khắp nơi nô nức kéo về lễ Phật, lễ Tứ Tổ, Trần Hưng Đạo, Thành hoàng làng; cầu cho nam phục lão ấu bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ngành nghề phát triển.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Ngày 11/9/2003, chùa Phúc Hải xã Hải Minh đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa.

4. Chùa Anh Quang (Chùa xã Hạ)

Chùa được xây dựng ở phía Bắc cầu Đông Cường (nay thuộc xóm 8 xã Hải Bắc) vào năm 1822, Nhâm Ngọ, Minh Mạng thứ 3. Năm 1824, xây nhà tổ. Năm 1834, xây tháp chuông. Bên cạnh chùa có phủ thờ Mẫu, có bàn thờ Tống Hậu, Phía Nam chùa là đền thờ Đức Thánh Trần và các Tổ khai sáng. Năm 2000, xây tam quan .

Trong 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược, nhà chùa đã có nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày 16/1/1995, chùa và đền được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá .

Hàng năm, vào đầu tháng 2 Âm lịch, nhân dân địa phương mở hội chùa.

5. Chùa Phúc sơn (Chùa Trung)

Theo bia ký sự chùa do cụ cử nhân Trần Thuyên soạn năm 1932, chùa do sư cụ Lại Khang, tự là Sinh Trí, hiệu là Thanh Sơn, quê xã Trung, tu tại chùa Thiên Biên xã Hà Nam, bỏ tiền mua 7 sào đất ở khu Ngọc Lâm xã Trung (nay là xóm 12 Hải Trung) làm vào năm 1859, Tự Đức 12, Kỷ Tỵ. Lúc đầu chỉ gọi là Tĩnh. Năm 1899, Kỷ Hợi, Thành Thái 11, được công nhận là chùa. Năm 1902, Nhâm Dần, Thành Thái 14, chùa được trùng tu mở rộng, mới đổi gọi là Phúc Sơn tự, tục còn gọi là chùa Tĩnh. Năm 1912, xây phủ Thiên Tiên ở Đông chùa thờ Mẫu Liễu Hạnh. Năm 1916, xây gác chuông; năm 1950, khai hồ bán nguyệt trước chùa; năm 1996, xây Tam quan và bờ hồ; năm 2001, xây đền Trần phía Đông chùa; năm 2003, xây Đền Tứ Tổ phía Tây chùa. Năm 2008, chùa và gác chuông được trùng tu, khuôn viên được sửa sang, cảnh chùa rất khang trang. Ngày 5/11/1996, chùa Phúc Sơn được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá.

Hàng năm, chùa mở hội vào trung tuần tháng 3 âm lịch .

6. Chùa Quy Hồn (Chùa Cồn)

Tục truyền rằng, vào tháng 5 Tân Dậu, Bảo Hưng thứ nhất (1801), một trận sóng thần đã dìm chết toàn bộ 52 gia đình làm nghề chài lưới ở xóm Cồn Cốc (khu chợ Cồn ngày nay); năm 1838, một trận lụt khác làm vỡ đê, chết nhiều người, xác trôi dạt về Cồn Cốc rất nhiều. Năm 1861, cụ Tú tài Nguyễn Vũ Cự đã đứng ra tổ chức thu gom hài cốt đưa về chôn cất vào một nơi và lập đền thờ gọi là đền Quy Hồn. Năm 1886, Đồng Khánh thứ nhất, Cụ Nguyễn Vũ Cự bỏ tiền của xây lại thành chùa Quy Hồn. Ngoài thờ Phật, thờ Thánh Mẫu, chùa còn thờ những người có công khai hoang lấn biển, dựng ấp, lập làng trong đó có Tân Hưng Trạch Đại vương (chủ sự của làng chài xưa) và Tú tài Nguyễn Vũ Cự. Chùa còn là cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chùa là cơ sở cách mạng, nuôi dưỡng cán bộ tham gia đánh chiếm đồn Đoan Văn Lý, giải phóng quê hương. Trong kháng chiến chống Mỹ, nhiều nhà sư trụ trì chùa đã lên đường tòng quân đánh giặc. Ngày 23/1/1997, chùa Quy Hồn được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Hàng năm, chùa tổ chức lễ hội vào đầu tháng 2 âm lịch.

7. Đền Bảo Ninh xã Hải Phương

Đền Bảo Ninh thuộc xóm 10, xã Hải Phương là nơi thờ Trần Hưng Đạo, Tứ tổ khai sáng và Dinh điền sứ- Tiến sỹ Đỗ Tông Phát, người con đầu tiên của Hải Hậu đỗ Tiến sỹ, có công khai khẩn tổng Quế Hải (một trong 4 tổng ngày đầu thành lập huyện Hải Hậu - 1888). Đền được xây dựng vào niên hiệu Tự Đức thứ 20 (1867) lúc đầu còn nhỏ bé, đến niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909) đền được làm lại với quy mô to lớn như hiện nay gồm: Hệ thống cột đồng trụ và cửa ra vào, nhà khách, sân, tường bao, và khu chính của đền gồm 6 tòa với gần 30 gian kiến trúc theo kiểu tiền chữ nhất, hậu chữ công. Nhà Tổ ba gian, Phủ Mẫu 4 gian. Các công trình xây dựng ở đây đã bổ sung, hỗ trợ cho nhau để tạo thành một quần thể hoàn chỉnh. Mỗi kiến trúc tuy có những nét khác nhau nhưng đều mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Tất cả hòa nhập làm tôn thêm giá trị của di tích. Ngoài vẻ đẹp và quy mô về kiến trúc của ngôi đền cổ, đền Bảo Ninh còn lưu giữ một số đồ thờ tự quý, có giá trị nghệ thuật như: nhang án, ngai, tượng, khay, đài, hòm sắc, cửa võng, kiệu. Tất cả đều có kiến trúc độc đáo, chạm nổi cách điệu lá lật, long chầu mặt nguyệt, hổ phù, rồng bay, phượng múa, hoa lá, đục thông phong lưỡng long chầu nguyệt... thể hiện tài nghệ điêu khắc của nhân dân địa phương.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Bên cạnh giá trị của kiến trúc nghệ thuật đền Bảo Ninh còn là cơ sở cách mạng của tỉnh ủy, huyện ủy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây là cơ sở bí mật của huyện thường xuyên tổ chức các cuộc họp bí mật của tỉnh, của huyện và là điểm tập kết của lực lượng bộ đội tỉnh, dân quân du kích chuẩn bị lực lượng đánh bốt Văn Đàn và Đông Biên.

Hàng năm vào dịp tháng ba âm lịch đền mở hội làng. Đây là dịp mở hội đông vui nhất tại đền nên các gia đình, làng xóm sửa sang nhà cửa, đường dong, ngõ xóm để chuẩn bị đường rước, đón bà con thân quen ở khắp mọi miền về dự hội truyền thống của quê hương. Đền còn tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí như: cờ tướng, tổ tôm điếm, múa sư tử, hát chèo, hát văn, ngâm thơ trước cửa đền làm cho không khí ngày hội thêm tưng bừng náo nhiệt, ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương xa, gần về dự hội và vãn cảnh đền.

Ngày 12/02/1999, đền Bảo Ninh được Bộ VHTT công nhận là Di tích LSVH.

8. Chùa Hà Lạn

Chùa được xây dựng từ năm 1742, thuộc xã Cẩm Hà Trang, Tổng Kiên Trung (nay thuộc xã Hải Phúc). Ngoài thờ Phật, thờ Mẫu, chùa còn thờ An phủ sứ Vũ Duy Hoà cùng các Tổ khai sáng là họ Vũ, Trần, Đoàn, Phạm, Đỗ có nguồn gốc từ Hải Dương xuống.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chùa đã có nhiều đóng góp cho cách mạng; có 3 vị sư trụ trì chùa đã trực tiếp tham gia cách mạng, một vị là liệt sỹ, 2 vị được tặng huân chương. Hàng năm, chùa tổ chức mở hội vào dịp đầu xuân. Ngày 28/12/2001, chùa được Bộ VHTT công nhận là Di tích lịch sử văn hoá.

9. Đền An Trạch:

Đền An Trạch nằm trên địa bàn thôn An Trạch, xã Hải An, huyện Hải Hậu được xây dựng vào thế kỷ XIX, đây là công trình kiến trúc gỗ truyền thống có quy mô khá lớn, một số cấu kiện chính đều có họa tiết phong phú, thể hiện giá trị nghệ thuật cao. Đền An Trạch ở làng An Trạch, xã Hải An (Hải Hậu) là 1 trong 4 ngôi đình cổ còn lại của huyện Hải Hậu. Đền được tổng trùng tu lớn vào năm 1921 đời Vua Khải Định, là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ, đồng thời phối thờ các vị tổ lập nên làng An Trạch. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, ngôi đền vẫn giữ được kiến trúc nguyên mẫu và nhiều di vật, cổ vật có giá trị. Ngôi đền hiện còn lưu giữ 3 đạo sắc phong đều của triều Nguyễn gồm đạo sắc phong ngày 8-6 niên hiệu Duy Tân thứ 5 (1911) và 2 đạo sắc phong ngày 15-7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) phong cho Đương cảnh Thành hoàng Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ; tấm bia đá chạm 2 mặt, cao 110cm, rộng 60cm, dày 19cm…

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Tín ngưỡng thờ các vị thần ở đây vừa tạo nên sức mạnh tinh thần cho những người đi khai hoang dựng xây quê mới, vừa thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân địa phương. Trong quá trình bảo tồn và phát triển, đền An Trạch đã trở thành địa điểm có nhiều mối liên quan đến lịch sử hình thành làng xã. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ đền An Trạch là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, góp phần vào thành tích chung của quê hương Hải An.

Hàng năm tại di tích thường diễn ra các kỳ lễ hội để tri ân công đức của Đức Thánh Trần vào ngày 20/8 âm lịch; Ngày lễ kỷ niệm ngày mất của Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ cũng như các vị tổ, những người đóng góp công sức vào việc xây dựng phát triển làng xã...

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Đền An Trạch đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 618/QĐ-BVHTTDL ngày 10-3-2014 xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp quốc gia.

10. Từ Đường Thuỷ Tổ Trần Vu - xã Hải Trung

Từ đường Thuỷ tổ Trần Vu do con cháu trong dòng họ dựng lên để tri ân công đức Thuỷ tổ Trần Vu. Công trình được xây dựng vào năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), qua nhiều lần di chuyển và trùng tu hiện nay Từ đường được xây dựng khang trang tại xóm 11 xã Hải Trung với các hạng mục ngày thêm bền vững trong phong cách truyền thống của dân tộc.

Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiền trúc tôn giáo còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Di tích còn là nơi lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu và phục vụ cho việc nghiên cứu về lịch sử, mảnh đất con người nơi đây.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2024

Ngày 18/6/2021, Từ đường Thuỷ tổ Phạm Cập được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 1903/QĐ-BVHTTDL.

Việt Nam có bao nhiêu Di tích lịch sử cấp quốc gia?

Hiện nay, sau đợt xếp hạng thứ 14 vào năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 130 di tích quốc gia đặc biệt. Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều di tích được xếp hạng nhất cả nước với 47 di tích và 21 trong số đó thuộc thủ đô Hà Nội.nullDi tích quốc gia đặc biệt (Việt Nam) - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Di_tích_quốc_gia_đặc_biệt_(Việt_Nam)null

Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt là gì?

Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.nullDi tích Việt Nam - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Di_tích_Việt_Namnull

Di tích lịch sử là gì cho ví dụ?

Đây là các công trình hay địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước như Đền Hùng, Đền Cổ loa... Cũng có thể là những công trình, những địa điểm gắn với thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước như Đền Trần, Khu Di tích lịch sử Kim Liên...nullDi tích lịch sử (Historical Relic) là gì? - VietnamBizvietnambiz.vn › di-tich-lich-su-historical-relic-la-gi-20200218160125817null

Di tích lịch sử cấp quốc gia do ai quản lý?

- Di tích lịch sử cấp quốc gia: Đây là những di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Đây là những công trình, địa điểm hay di vật mang tính biểu tượng và có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử và văn hoá của toàn quốc. Các di tích ở cấp này được quản lý và bảo tồn bởi các cơ quan chức năng cấp quốc gia.nullThủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quy địnhluatminhkhue.vn › thu-tuc-xep-hang-di-tich-lich-su-cap-quoc-gia-theo-qu...null