Dĩ công vi thượng nghĩa là gì

LTS: Quý vị đang đọc bài viết của Đại tá Đặng Việt Thủy. Ông viết bài này nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh nhật Bác Hồ.

Bài học cách mạng được rút ra thông qua câu chuyện kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp-người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh-mà tác giả được nghe.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Là một người lính, “anh bộ đội Cụ Hồ”, ai cũng mong ước một lần trong đời được gặp “vị tướng huyền thoại” - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đối với tôi khi còn công tác tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, có may mắn đạt được mong ước ấy.

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân [QĐND], cơ quan xuất bản của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Trung tâm xuất bản của toàn quân, vinh dự được xuất bản nhiều tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Anh chị em cán bộ, biên tập viên, nhân viên các thế hệ của nhà xuất bản cũng được vinh dự và tự hào được gặp và làm việc với Đại tướng.

Đối với tôi rất may mắn là được gặp Đại tướng bốn lần: hai lần ở nhà riêng Đại tướng ở số nhà 30, phố Hoàng Diệu, Hà Nội, một lần ở tại nhà nghỉ bên Hồ Tây nơi Đại tướng an dưỡng và một lần Đại tướng đến thăm Nhà xuất bản QĐND. Lần Đại tướng đến thăm Nhà xuất bản cách đây đã 9  năm như vẫn còn hiển hiện trước mắt tôi.

Đó là ngày 13-5-2006, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến thăm Nhà xuất bản QĐND tại trụ sở số 23, phố Lý Nam Đế, Hà Nội.

Tập thể cán bộ, biên tập viên, nhân viên Nhà xuất bản rất vui mừng, phấn khởi và xúc động được đón Đại tướng. Cùng dự đón và tiếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp hôm ấy có Thượng tướng [nay là Đại tướng] Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; đồng chí Lê Phúc Nguyên, Đại tá, Phó Tổng biên tập [nay là Trung tướng, nguyên Tổng biên tập] Báo QĐND.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ngày 13/5/2006 [Ảnh: Phạm Văn Dũng].

Thay mặt cán bộ, nhân viên Nhà xuất bản, Đại tá Phạm Quang Định, Giám đốc - Tổng biên tập đã báo cáo Đại tướng về những thành tựu và bước phát triển mạnh mẽ của Nhà xuất bản trong những năm qua.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tỏ lời khen ngợi Nhà xuất bản đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, hàng năm đã xuất bản một khối lượng rất lớn các tác phẩm có giá trị về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Trong đó có nhiều tập hồi ký của các đồng chí lãnh đạo, tướng lĩnh quân đội, các tập luận văn thể hiện sự lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh tài tình của Đảng được đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội tìm đọc.

Đại tướng đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức bản thảo, biên tập xuất bản, tuyên truyền giới thiệu và phát hành sách, sao cho ngày càng có nhiều tác phẩm hay, chất lượng tốt đến tay bạn đọc trong nước và quốc tế.

Trong không khí chân tình và xúc động, Đại tướng đã thân mật trò chuyện với cán bộ lãnh đạo và toàn thể anh chị em cán bộ, nhân viên Nhà xuất bản QĐND. Với trí tuệ minh mẫn, sắc sảo và tình cảm quý mến đối với những người làm công tác xuất bản quân đội.

Đại tướng đã nhắc nhở cán bộ, nhân viên Nhà xuất bản QĐND phải nắm chắc tình hình thực tiễn trong nước, thực tiễn sinh động phong phú của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta.

Đồng thời phải nắm thật chắc tình hình thế giới đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp…để chọn trúng và đúng các vấn đề, chủ đề của các xuất bản phẩm, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người đọc.

Thường xuyên quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, trong đó vấn đề trọng tâm là làm sao đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, sáng tạo hơn nữa để sớm thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đưa nước ta phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn, tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới.

Đại tướng yêu cầu mỗi cán bộ, biên tập viên, nhân viên Nhà xuất bản phải ra sức học tập, học tập nhiều hơn nữa, thường xuyên trau dồi kiến thức, tự rèn luyện mình thành những cán bộ đức độ và tài năng.

Với mỗi cán bộ cách mạng, cán bộ quân đội thì việc học tập bao nhiêu cũng chưa đủ, phải học nữa, học mãi, học suốt đời. Có học tập, có kiến thức mới có thể đổi mới và sáng tạo. Mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dưng cho được đội ngũ cán bộ thực sự đức độ và tài năng theo tư tưởng của Bác Hồ.

Với giọng nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xúc động kể lại câu chuyện Bác Hồ dặn dò Đại tướng trong một đêm đông lạnh giá ngủ cùng Bác tại hang Pắc Bó [Cao Bằng] năm xưa khi bàn về vấn đề chuẩn bị võ trang khởi nghĩa:

"Đó là vào một buổi tối lạnh lẽo trong hang Pắc Bó, Bác Hồ trao cho tôi nhiệm vụ tổ chức Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Hang nhỏ nằm sâu trong khe núi. Đêm hôm ấy, chúng tôi nằm nghe Bác nói chuyện rất khuya. Trên núi cao, cái rét của mùa đông đến sớm hơn. Không đèn đóm, Bác và chúng tôi mỗi người gối đầu trên một khúc gỗ cứng.

Bác phác ra những nét chính về Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, từ tổ chức đến phương châm hành động, và vấn đề cung cấp lương thực, đạn dược. Bác hướng dẫn cho tôi làm một bản kế hoạch. Nằm bên Bác trên một chiếc giường lát bằng cành cây, tôi lắng nghe tiếng Người nhỏ nhẹ, đều đều với giọng xứ Nghệ ấm áp. Bỗng nhiên Bác dừng lại và nói một câu: “ Chú Văn à, làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng”.

Nhắc lại câu của Bác, Đại tướng nói: “ Hơn 60 năm đã trôi qua, lời nói ấy của Bác vẫn còn văng vẳng bên tai tôi. Bác chỉ nói bốn chữ vậy thôi, mà tôi nhớ mãi và phấn đấu làm theo lời Bác suốt đời cho đến tận hôm nay. Dĩ công vi thượng là cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích chung lên trên hết, tất cả vì nước vì dân, đặt lợi ích của dân, của nước, của Đảng lên trên hết, đem lòng chí công vô tư mà đối xử với người, với việc, không mảy may có chút cá nhân chủ nghĩa.

Dĩ công vi thượng là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bản thân Bác là một tấm gương mẫu mực về dĩ công vi thượng. Dĩ công vi thượng là cốt cách của người cách mạng. Nếu ai không làm được điều này thì không thể trở thành người cách mạng, người cán bộ, người đảng viên, người đoàn viên chân chính”.  

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: Lúc này cũng như bất cứ lúc nào, người cán bộ cách mạng phải “dĩ công vi thượng”, phải đấu tranh quyết liệt để chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự tha hóa trong cán bộ, đảng viên. Một cán bộ giỏi phải là cán bộ có đủ đức, tài.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp mong rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương [nay là Quân ủy Trung ương] và Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Tổng cục Chính trị, Nhà xuất bản QĐND và Báo QĐND sẽ phối hợp, hợp tác chặt chẽ hơn trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trở thành diễn đàn tin cậy của toàn quân và toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo QĐND cần tuyên truyền rộng rãi, làm cho bạn đọc trong nước và bạn bè thế giới hiểu biết đầy đủ hơn về những tác phẩm hay và có giá trị của Nhà xuất bản QĐND. Đồng chí Phó Tổng biên tập Báo QĐND và đồng chí Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản QĐND đã xin hứa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những lời căn dặn của Đại tướng.

Riêng cá nhân tôi, được nghe trực tiếp Đại tướng căn dặn như thế, tôi hết sức xúc động và khâm phục bởi sự minh mẫn và thông tuệ của Đại tướng, vì lúc này Người chuẩn bị bước sang tuổi 96.

Sau đó Đại tướng đã trân trọng ký tặng Nhà xuất bản QĐND bộ sách “Tổng tập Hồi ký” của Đại tướng mới xuất bản.

Giờ đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng của lòng dân đã đi vào cõi vĩnh hằng. Đại tướng là một trong những người học trò gần gũi, xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác Hồ, cũng là một tấm gương điển hình về đạo đức của người cách mạng, về đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc lên trên hết.

ĐẶNG VIỆT THỦY

là lời dạy của Bác Hồ đối với những người làm Đảng viên, những người làm Cách mạng, có nghĩa là "".

: Cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích chung lên trên hết, tất cả vì nước vì dân, đặt lợi ích của nhân dân, của nước, của Ðảng lên trên hết, đem lòng chí công vô tư mà đối xử với người, với việc, không mảy may có chút chủ nghĩa cá nhân.

là cốt cách người cách mạng. Khi làm bất cứ một việc gì cũng đừng nghĩ tới mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải lo trước thiên hạ. Nếu ai không làm được điều này thì không thể trở thành người cách mạng, người cán bộ, đảng viên, đoàn viên chân chính.

Trái ngược với [đặt việc chung lên trên hết] là Dĩ công vi tư [đặt việc chung vào lợi ích cá nhân], điều này cần phải loại bỏ.

là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về .

Nhân dịp Hội thảo kỷ niệm lần thứ 115 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi muốn nói một vài điều tâm niệm và kể lại một hồi ức về lời dạy của Bác đối với cán bộ, đảng viên "Dĩ công vi thượng".

Nhớ lại, cách đây hơn 60 năm, một buổi tối mùa đông lạnh lẽo, trong hang Pác Bó [Cao Bằng], Bác Hồ trao cho tôi nhiệm vụ tổ chức "Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân". Hang nhỏ nằm sâu trong khe núi. Ngoài cửa hang, nơi Bác Hồ đã khắc vào đá dòng chữ 8-2-1941 là ngày Bác tới ở hang này. Trong hang tối, không khí ẩm và lạnh. Tôi nhặt những cành củi khô nhóm một ngọn lửa sưởi ấm cho Bác. Không dám đốt lửa to, sợ ánh sáng lọt ra ngoài, lộ bí mật. Khói bốc cay xè, củi nổ tí tách. Tôi ở lại nghỉ một đêm với Bác. Nằm bên Bác trên một chiếc giường lát bằng cành cây, tôi lắng nghe tiếng Người nói nhỏ nhẹ đều đều, giọng xứ Nghệ ấm áp. Bác và tôi trò chuyện đến quá nửa đêm, bàn về vấn đề chuẩn bị phát động võ trang khởi nghĩa. Bỗng nhiên Bác dừng lại nói một câu: "Chú Văn ạ, làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng". Hơn sáu mươi năm đã trôi qua, lời nói ấy của Bác vẫn còn văng vẳng bên tai tôi. Bác chỉ nói ngắn bốn chữ như vậy thôi, mà tôi nhớ mãi và phấn đấu làm theo lời Bác suốt đời cho đến tận ngày nay.

Dĩ công vi thượng là cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích chung lên trên hết, tất cả vì nước vì dân, đặt lợi ích của dân, của nước, của Ðảng lên trên hết, đem lòng chí công vô tư mà đối xử với người, với việc, không mảy may có chút chủ nghĩa cá nhân. Dĩ công vi thượng là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về Dĩ công vi thượng.

Ðạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức mới, nó tiếp thu, kế thừa và phát triển đạo đức truyền thống của dân tộc thương nước thương nòi, tương thân tương ái, kết hợp với tinh hoa đạo đức của nhân loại và đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

Dĩ công vi thượng là cốt cách người cách mạng. Nếu ai không làm được điều này thì không thể trở thành người cách mạng, người cán bộ, đảng viên, đoàn viên chân chính.

Trong Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quân ta đã thực hiện lời Bác dạy, đưa cách mạng đến thành công, kháng chiến đến thắng lợi.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, biết bao cán bộ, đảng viên, nhân dân ta đang ra sức phấn đấu vượt lên mọi khó khăn, thách thức, ngày đêm lao động cần cù, dũng cảm, sáng tạo để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, làm cho dân giàu, nước mạnh, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu giữ vững an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên bên cạnh đó, đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, phai nhạt lý tưởng, suy thoái đạo đức, chủ nghĩa cá nhân, bè phái, cơ hội phát triển, đang ảnh hưởng lớn đến sức mạnh lãnh đạo của Ðảng ta, đến lòng tin của nhân dân đối với Ðảng. Dư luận về hiện tượng hối lộ chạy chức, chạy cấp đang diễn ra trong nhiều cấp, nhiều ngành. Cứ như vậy thì cán bộ ngay khi ngồi vào ghế nhậm chức đã không còn là cán bộ của Ðảng, của dân, không thể đem toàn tâm toàn ý để phục vụ Tổ quốc, phục vụ Ðảng, phục vụ nhân dân. Họ trở thành kẻ cơ hội, lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng.

Tình hình tham ô ăn cắp của công, nhũng nhiễu, bòn rút của dân, lãng phí tiền bạc, phương tiện của Nhà nước, quan liêu xa rời dân vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, làm biến chất không ít cán bộ, đảng viên. Nhiều tổ chức kinh tế Nhà nước, cơ quan Nhà nước, bất chấp kỷ cương pháp luật, đã có những hành động tham ô, hối lộ, trốn thuế, lậu thuế làm thất thoát hàng tỷ, chục tỷ, trăm tỷ đồng mà tổ chức Ðảng, tổ chức Ðoàn thanh niên, tổ chức Công đoàn ở đó hầu như không biết, hoặc biết mà không dám nói, thậm chí có trường hợp lại đồng tình. Ðó là những tội lỗi hại dân hại nước của những kẻ mang danh "cán bộ Ðảng, cán bộ Nhà nước" nhưng đã thoái hóa không còn giữ được phẩm chất cách mạng. Sự thoái hóa này làm giảm sút sức mạnh lãnh đạo của Ðảng, giảm sút sức mạnh chiến đấu của một số tổ chức Ðảng và đoàn thể, đe dọa sự tồn vong của Ðảng ta, của chế độ ta.

Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục thực hiện kiên quyết hơn nữa cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng theo Nghị quyết T.Ư 6 lần hai, đẩy mạnh việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu một cách có hiệu quả. Phải đánh thắng bằng được "giặc nội xâm", coi những tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám như Bác Hồ đã từng nói.

Ðấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, đánh thắng "giặc nội xâm" phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Dĩ công vi thượng. Ði đôi với xây, phải chống, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát, chấp hành nghiêm điều lệ Ðảng, pháp luật của Nhà nước. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi đảng viên bình đẳng trước Ðiều lệ Ðảng, bất kể là ai.

Phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trước quần chúng, của cấp trên trước cấp dưới vì "thượng bất chính hạ tác loạn".

Bác Hồ nêu rõ: "Ðạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Khác với tác dụng điều chỉnh hành vi của pháp luật là bắt buộc, sự hình thành và phát triển đạo đức cách mạng là trên tinh thần tự giác tự nguyện, dựa vào chính lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta hằng ngày hãy soi xét lại mình về điều Bác dạy: "Làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng", tự mình kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, bè phái, cơ hội, thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thật thà tự phê bình và phê bình, gắn việc rèn luyện đạo đức với công tác thực tế. Tác dụng nêu gương của người đảng viên, cán bộ có vai trò rất quan trọng. Dân ta tin Ðảng là tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng, vào vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ và đảng viên.

Kỷ niệm ngày toàn thắng 30 tháng Tư, chúng ta nhớ tới biết bao đảng viên ưu tú đã một lòng vì nước vì dân, nêu cao tinh thần gương mẫu trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc 10.000 ngày, không quản gian khổ hy sinh, sẵn sàng xả thân để giành chiến thắng. Tại mặt trận, trước tình huống khó khăn, gay go, quyết liệt đã vang lên tiếng thét: "Các đảng viên cộng sản tiến lên!", "Ai là người theo Ðảng hãy tiến lên!". Hai tiếng đảng viên thiêng liêng và hành động tiên phong gương mẫu của đảng viên đã có sức mạnh cổ vũ đồng đội xông lên tiêu diệt kẻ thù, giành thắng lợi.

Ngày nay, sức mạnh lãnh đạo của Ðảng thể hiện ở vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn là nhân tố quan trọng, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cán bộ cấp càng cao thì tác dụng gương mẫu càng quan trọng. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Ðảng, Nhà nước, quân đội, các đoàn thể, ở Trung ương và địa phương, thủ trưởng các ban, ngành, các đơn vị sản xuất và chiến đấu hãy nêu cao vai trò gương mẫu về đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Dĩ công vi thượng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Cần thực hiện học đi đôi với hành, nói đi đôi với làm. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 113 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra chỉ thị: "Ðẩy mạnh nghiên cứu tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới". Mở đầu là hàng loạt cuộc thi báo cáo viên giỏi được tổ chức trong cả nước, thu hút các tầng lớp nhân dân, từ cán bộ lão thành cách mạng đến thanh niên, sinh viên. Ðây là một sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm làm cho toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới. Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh thường nhắc nhở: "Nói đi đôi với làm".

Nhưng thực tế chưa chuyển biến được bao nhiêu. Hiện tượng nói nhiều hơn làm, nói một đường làm một nẻo còn diễn ra ở nhiều cấp, nhiều nơi. Cần thực hiện có hiệu quả phong trào "Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh". Các lực lượng vũ trang rèn luyện xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, trung với Ðảng, trung với nước, hiếu với dân. Công an nhân dân làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy; các cháu thiếu niên, nhi đồng phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ; thanh niên và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện khẩu hiệu "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".

Trong điều kiện mới, bên cạnh mặt tích cực của cơ chế thị trường, đang có những tác động tiêu cực làm xói mòn đạo đức, lối sống của nhân dân ta, ngay cả trong cán bộ, đảng viên, đòi hỏi Ðảng ta phải bằng mọi biện pháp đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả. Hãy tăng cường tuyên truyền giáo dục đạt tới những hành động thực tiễn làm tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng đen của chủ nghĩa cá nhân thực dụng, bè phái cơ hội, những xu hướng coi quyền lực trên hết, đồng tiền trên hết, bất chấp lương tâm, nghĩa vụ, tình nghĩa...

Một câu hỏi đang được đặt ra là: Vì sao càng chống tham nhũng nhưng tham nhũng không giảm, vẫn phát triển tinh vi hơn, diện rộng hơn, nghiêm trọng hơn, nhất là trong xây dựng cơ bản. Ðây là vấn đề cần được chúng ta nghiêm túc xem xét, đặc biệt là các cơ quan lãnh đạo, các cơ quan có trách nhiệm phải thật sự kiểm tra, nghiên cứu tìm cho rõ nguyên nhân và có biện pháp tiêu diệt. Một trong những nguyên nhân là không dựa vào quần chúng, thiếu dân chủ. Bác Hồ đã từng nói: "Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công. Quần chúng tức là toàn thể chiến sĩ trong quân đội, toàn thể công nhân trong xưởng, toàn thể nhân viên trong cơ quan, v.v..., rồi đến toàn thể nhân dân"... Ngày nay còn có lực lượng quan trọng là các cựu chiến binh và các bậc lão thành cách mạng. Bác còn nói: "Việc "chống" này phải động viên quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành công. Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng". Vì vậy, chúng ta cần phát huy sức mạnh của mọi lực lượng, bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là phải thật sự thực hiện dân chủ để cho quần chúng nhân dân có điều kiện tham gia, dám đấu tranh và đấu tranh thì được bảo vệ. Nếu không có dân chủ thực sự, không để "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra", không tiếp thu nghiêm túc và chân thành những ý kiến của quần chúng thì sức mạnh của quần chúng không thể phát huy được.

Chúng ta cần khắc phục lối làm việc nhiều khi cấp trên xuống cấp dưới kiểm tra tình hình thì thường "tiền hô hậu ủng", nặng nghe báo cáo, gặp đại diện, hạn chế việc tiếp xúc lắng nghe ý kiến của dân, nên không hiểu thực chất của tình hình.

Nghiêm khắc mà nói, một thời gian khá dài, bệnh quan liêu đã và đang diễn ra trong nhiều cơ quan Ðảng và Nhà nước, đoàn thể. Ðã đến lúc chúng ta phải đấu tranh chống lại một cách quyết liệt bệnh quan liêu. Bác Hồ đã từng nói: Có bệnh tham ô, lãng phí là vì quan liêu.

Hãy làm theo lời Bác "Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân".

Cần, kiệm, liêm, chính trong tình hình nhiệm vụ mới hiện nay có ý nghĩa và nội dung mới:

Cần là có ý chí vươn lên, lao động sáng tạo cần cù, dũng cảm, tổ chức sản xuất giỏi, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh cao.

Kiệm là không xa hoa, phô trương, hình thức, không làm những việc không thiết thực đối với đời sống của dân, không xây dựng những công trình kém chất lượng gây lãng phí thời gian, tiền của và sức lực của nhân dân, quý từng đồng tiền, hạt gạo của dân, quý trọng giữ gìn và sử dụng có hiệu quả tài nguyên của đất nước.

Liêm là không tham ô, hối lộ, bòn rút của công, ăn bớt của dân. Sống trong sạch, lành mạnh, quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và mọi tệ nạn, mọi sai trái khác.

Chính là quang minh chính trực, trung thực, thẳng thắn, không làm ăn gian dối, không báo cáo sai sự thật, không dối trên, lừa dưới, không bè phái, cơ hội, dám nhìn thẳng vào sự thật, công khai, minh bạch, dân chủ, biết nghiêm khắc, biết khoan dung.

Chúng ta hãy thực hiện lời dạy của Bác về đạo đức cách mạng ngay trong quá trình tiến hành Ðại hội Ðảng các cấp tiến tới Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ X. Toàn Ðảng ta hãy nêu cao tinh thần tự phê bình, phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, bè phái, thực hiện dân chủ thực sự, lựa chọn được những đảng viên tiêu biểu có đức, có tài, dĩ công vi thượng, cần, kiệm, liêm, chính đưa vào đoàn đại biểu đi dự Ðại hội, vào các cấp ủy Ðảng, làm cho đảng ta thật sự vững mạnh, trong sạch, đảm nhiệm được sứ mệnh lịch sử mới trước Tổ quốc, trước nhân dân, đưa đất nước ta tiến lên mạnh mẽ và vững chắc trên con đường đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Bác Hồ hằng mong muốn.

--------------
[*] Bài tham dự Hội thảo kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17-5 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.

Video liên quan

Chủ Đề