Đề thi cuối học kì 2 môn Văn 9 Bắc Ninh


THCS.TOANMATH.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 9 đề kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Toán 9 năm học 2021 – 2022 sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh; đề thi được biên soạn theo cấu trúc 40% trắc nghiệm + 60% tự luận [theo điểm số], phần trắc nghiệm gồm 20 câu, phần tự luận gồm 04 câu, thời gian học sinh làm bài thi là 90 phút [không kể thời gian giám thị coi thi phát đề], đề thi có đáp án trắc nghiệm và hướng dẫn giải chi tiết phần tự luận.

Trích dẫn đề kiểm tra cuối học kỳ 2 Toán 9 năm 2021 – 2022 sở GD&ĐT Bắc Ninh: + Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình. Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 36 km. Khi đi từ B trở về A, người đó tăng vận tốc thêm 3 km/h. Vì vậy thời gian về ít hơn thời gian đi là 36 phút. Tính vận tốc của người đi xe đạp khi đi từ A đến B. + Từ một điểm M ở ngoài đường tròn O R vẽ hai tiếp tuyến MA MB đến đường tròn O R [với A B là hai tiếp điểm]. Qua A vẽ đường thẳng song song với MB cắt đường tròn O R tại E. Đoạn ME cắt đường tròn O R tại F. Hai đường thẳng AF và MB cắt nhau tại I. 1] Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn và 2 IB IF IA 2] Chứng minh IM IB.

+ Giải phương trình 2 2 2 3 6 7 5 10 21 5 2.

On Th4 25, 2022

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm 2020 – 2021 được Tip.edu.vnsưu tầm và đăng tải. Đây là đề thi khá hay cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi đề thi Văn 9 học kì 2 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt. Mời các bạn tham khảo

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2020 – 2021

Môn: Ngữ văn – Lớp 9

Thời gian làm bài: 120 phút [không kể thời gian giao đề]

Câu 1. [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông, như suối

Lên thác, xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

a] Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b] Xác định thể thơ của đoạn trích?

c] Em hiểu “người đồng mình” được nhà thơ nhắc tới là những ai? Qua đoạn thơ, tác giả đã làm nổi bật những vẻ đẹp nào của “người đồng mình”?

Câu 2. [2,0 điểm]

Viết một đoạn văn nghị luận [khoảng 200 chữ] bàn về sức mạnh của tình yêu thương.

Câu 3. [5,0 điểm]

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua đoạn trích sau:

…Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…Rồi nhiều quả bom chư nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung…hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó vui. Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang.

[Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2]

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm 2020 – 2021 được Tip.edu.vnchia sẻ trên đây. Đây là đề cương hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức Văn lớp 9, đồng thời là giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi HK 2 sắp tới. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

……………………………………………………………..

Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm 2020 – 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Next Post

Hóa học là gì? Vai trò của hóa học trong đời sống

Leave a comment

Xuất bản ngày 14/05/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Đáp án đề thi Văn học kì 2 tỉnh Bắc Ninh năm 2018/2019 dành cho các em học sinh tham khảo như một tài liệu ôn thi vào 10 tốt nhất

Mục lục nội dung

Đề Văn học kì 2 tỉnh Bắc Ninh năm 2019 chính là một tài liệu ôn luyện kĩ năng làm Ngữ văn thi vào 10 mà các em có thể tham khảo, chi tiết đề thi và đáp án do Sở GD&ĐT công bố:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH

ĐỂ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút [Không kể thời gian giao đề]

Câu 1. [2,0 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Giáo dục tức là giải phóng [1]. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí [2]. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy [3].

[Phê-đê-ri-cô May-0, Giáo dục-chìa khóa của tương lai] 

a. Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu [1] và câu [2] của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì?

b. Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong câu [3] của đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó?

Câu 2. [1,5 điểm] Chép chính xác khổ thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác [Viễn Phương]? Nêu nội dung của khổ thơ đó?

Câu 3. [1,5 điểm] Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”.

[Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa Điềm]

Câu 4. [5,0 điểm] Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Chân phải bước tới cha

Chân trải bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

[Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai]

=== Hết ===

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn tỉnh Bắc Ninh năm học 2018/19

Câu 1

a. Từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và cấu 2 của đoạn văn trên được thể hiện ở từ “nó” [chủ ngữ của câu 2].

Đó là phép thế.

b, Thành phần biệt lập trong câu 3 đoạn văn trên là: các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ.

Tên gọi của thành phần biệt lập đó là thành phần phụ chú.

Câu 2

- Chép lại đúng khổ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

- Nội dung: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng ở ngoài lăng. Câu thơ đầu như một lời thông báo, Cách xưng hô “con” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kinh. Hình ảnh "hàng tre xanh xanh" gợi nhớ đến hình ảnh làng quê Việt Nam thân thuộc. Cây tre còn là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam thể hiện sự kiên cường, bất khuất của dân tộc với sức sống bất diệt suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

>>> Có thể em quan tâm: Phân tích hai khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác [Viễn Phương]

Câu 3

- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ “Mặt trời của mẹ

+ Phép ẩn dụ được nhà thơ sử dụng vô cùng sáng tạo qua hình ảnh “Mặt trời của mẹ”. Nếu như mặt trời của bắp - mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, thì với mẹ con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tin và niềm tự hào của mẹ.

+ Mặt trời ấy nằm ngay trên lưng, vô cùng gần gũi, như một phần của mẹ, là động lực giúp mẹ hăng say làm việc và để khẳng định tình mẫu tử gắn bó khăng khít không thể tách rời..

Câu 4

1. Giới thiệu tác giả Y Phương, tác phẩm “Nói với con” và đoạn thơ, nêu vấn đề nghị luận của đoạn. 

- Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, nhà thơ dân tộc Tày. Thơ Y Phương đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc.

- Bài thơ "Nói với con" thể hiện tình yêu thương và ước nguyện tha thiết của các bậc cha mẹ, mong các con nối tiếp xứng đáng và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Phần đầu của bài thơ: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.

2. Lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người: 

- Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đón chờ mong của cha mẹ được thể hiện qua 4 dòng thơ đầu: Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu chăm chút vui mừng đón nhận. 
Phép tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc và cách sử dụng hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt mộc mạc “chân phải, chân trái, tiếng nói, tiếng cười” gợi lên không khí gia đình hạnh phúc, đầm ấm.

- Con lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên mơ mộng của quê hương được thể hiện qua 3 dòng thơ tiếp theo: Cuộc sống cần cù tươi vui, thơ mộng của người đồng mình được gợi lên qua những hình ảnh cụ thể giàu sức gợi tả: nan hoa, câu hát...các động từ “đan, ken, cài” vừa cụ thể vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt của người đồng mình. Giọng thơ tha thiết đầy ân tình và yêu thương rất đỗi tự hào “Người đồng mình yêu lắm con ơi”.

- Thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình đã cho con tâm hồn và lối sống đẹp được thể hiện qua các dòng thơ tiếp: Phép điệp ngữ và nhân hóa được sử dụng qua những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng “Rừng cho, con đường cho” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “hoa” đã thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên hào phóng, yêu thương của núi rừng, của người dân quê hương đối với mỗi đứa con đồng mình. Đồng thời nhà thơ cũng nhắc nhở con về tình cảm gia đình: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới - Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Đó là ngày đầu tiên làm nên hạnh phúc của cha mẹ, cha mẹ gắn bó với quê hương, chan hoà trong niềm vui của buôn làng, “người đồng mình” vun vén cho hạnh phúc lứa đôi…

3. Nghệ thuật.

- Với thể thơ tự do, bằng phong cách thơ rất riêng “Thơ nói bằng hình ảnh”, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị kết hợp với các phép tu từ điệp ngữ, ẩn dụ...tác giả Y Phương đã đem đến một cách nói rất mới mẻ, độc đáo mang đậm dấu ấn của người vùng cao thể hiện rõ lời của cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.

4. Đánh giá chung: 

- Đoạn thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng nhằm thể hiện lời nhắn nhủ của cha mong con biết nâng niu, trân trọng những giá trị gia đình, quê hương đất nước và dân tộc mình.

- Từ đó có ý thức rèn luyện bản thân để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương đất nước.

Đừng quên tham khảo đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn do Đọc tài liệu tổng hợp được em nhé!

Video liên quan

Chủ Đề