Đề tài đánh giá cán bộ công chức

Sau đây là mẫu Luận văn thạc sĩ Luật hành chính với đề tài luận văn là Đánh giá cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kho 999+ \===>Luận văn thạc sĩ Luật hành chính

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trong sự tổng hòa các mối quan hệ. Trước hết, Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cây thì phải có gốc, không có gốc thì cây héo; sông thì phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn. Vì vậy trong mọi việc mà không có cán bộ thì không thể hoàn thành. Tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [30]. Nghị quyết Trung ương 3 Khóa VIII về Chiến lược cán bộ và nhiều văn kiện khác sau này của Đảng và Nhà nước ta đã nêu một cách khá đầy đủ và có hệ thống quan điểm, nội dung, phương pháp đánh giá cán bộ. Khi nói về đánh giá cán bộ công chức (viết tắt CBCC) một điều không thể không nhấn mạnh đó là về bản chất, mọi sự đánh giá đều đòi hỏi phải đưa ra được những nhận định có tính tổng hợp về những dữ kiện đo lường được, qua khảo sát đối tượng và đối chiếu với các tiêu chí được xác định từ trước theo các mục tiêu đề ra. Trên những nét cơ bản có thể tóm tắt nội dung chính như sau: Phẩm chất, năng lực cán bộ được đo bằng hiệu quả công tác trong thực tế; trọng dụng nhân tài, không phân biệt đảng viên hay người ngoài đảng; đánh giá và lựa chọn cán bộ được căn cứ trên những tiêu chuẩn cụ thể; thực hiện nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai trong đánh giá CBCC (ví dụ lấy phiếu tín nhiệm, bầu cử có số dư, tập thể quyết định công tác cán bộ…); nêu cao yêu cầu về đạo đức và trách nhiệm của CBCC lãnh đạo, cán bộ tham mưu trong công tác cán bộ (ví dụ phải công tâm, khách quan…). Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm và chú 5. 2 trọng đến công tác cán bộ, nhất là công tác đánh giá cán bộ công chức trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; công tác đánh giá cán bộ, công chức là việc làm khó, rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC cũng như giúp cán bộ công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác. Từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình cho thấy, trong những năm qua công tác CBCC đã có chuyển biến cả về nhận thức và cách thực hiện, trong đó công tác đánh giá có những mặt tiến bộ, nhìn chung đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục, mở rộng dân chủ hơn nên đánh giá sát hơn. Tuy nhiên, đánh giá CBCC vẫn là khâu hạn chế nhưng chậm được khắc phục, khó nhất là đánh giá cái “tâm”, cái “tầm” và bản lĩnh chính trị của người cán bộ; đánh giá cán bộ, công chức vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất cán bộ, công chức; chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ, công chức; còn cảm tính, hình thức, xuề xòa, chiếu lệ; thiếu tính chiến đấu, thiếu tinh thần xây dựng trong đánh giá cán bộ, công chức. Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm, thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người tài; chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Đội ngũ cán bộ hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của thời kỳ hội nhập với thế giới và quản lý đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang theo đuổi. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: ” Đánh giá cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực 6. 3 tiễn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ, công chức ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác cán bộ công chức hiện nay, nhất là trước đòi hỏi của thực tiễn công tác cán bộ ở tỉnh Quảng Bình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề công tác cán bộ, công chức đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng công tác đánh giá cán bộ, công chức thì chưa nhiều. Liên quan trực tiếp đến việc đổi mới công tác cán bộ nói chung, nâng cao chất lượng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng, hiện nay đã có một số công trình đề cập như: