Dđạo luật bảo vệ nhà đầu tư và kế toán

Chiều ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì "Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế".

Cùng dự hội nghị tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Công an.

Cùng dự có lãnh đạo: Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội: Tài chính – Ngân sách, Pháp luật, Kinh tế; lãnh đạo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; lãnh đạo các tập đoàn, ngân hàng, công ty, hiệp hội, tổ chức quốc tế; Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; các chuyên gia kinh tế.

Tại điểm cầu UBND Thành phố Hồ Chí Minh có: Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan và các chuyên gia kinh tế.

Dđạo luật bảo vệ nhà đầu tư và kế toán

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cho biết, thị trường vốn của Việt Nam đã hình thành và vận hành đầy đủ các cấu phần bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Quy mô của thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021.

Hiện tại, quy mô thị trường vốn đạt 134,5% GDP năm 2021, gấp 3,5 lần so với năm 2015; trong đó quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,7% GDP; trong đó, trái phiếu Chính phủ là 22,7%GDP và trái phiếu doanh nghiệp là 14,2% GDP.

“Nhìn chung, thị trường vốn của Việt Nam phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Quy mô, sản phẩm, thanh khoản tăng nhanh, góp phần huy động được nguồn lực tài chính rất quan trọng cho nền kinh tế, hỗ trợ và bổ sung cho kênh cung ứng vốn truyền thống là tín dụng ngân hàng”, Thủ tướng đánh giá.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Thủ tướng cũng cho rằng, thị trường vốn còn những hạn chế, bất cập về cấu trúc thị trường, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin thị trường... Cá biệt còn một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật khi tham gia thị trường.

“Song, những sai phạm chỉ là thiểu số. Việc xử lý là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số các nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Dđạo luật bảo vệ nhà đầu tư và kế toán
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, hoạt động lành mạnh, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Chia sẻ thêm về vấn đề sai phạm, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, không chỉ thời gian gần đây mà từ nửa sau của năm 2021 (ngay sau thời gian Chính phủ nhiệm kỳ này được kiện toàn). Trong đó, có ba quan điểm xuyên suốt.

Thứ nhất, khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, hoạt động lành mạnh, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm quy định, lợi ích nhóm, trục lợi bất hợp pháp và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ pháp luật.

Thứ ba, thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

“Làm trong sạch, lành mạnh thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp, đưa thị trường vào quỹ đạo phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững là thông điệp mà Chính phủ đưa ra”, Thủ tướng nêu rõ.

VOV.VN - Thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi, nhiều đại biểu tranh luận về quy định người mua nhà khi hoàn thành thanh toán 95% giá trị nhà theo tiến độ, phải nộp 5% vào tài khoản chủ đầu tư để làm số đỏ.

Theo dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi, về nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 2 phương án.

Phương án 1: "Chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này".

Phương án 2: "Chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này".

Dđạo luật bảo vệ nhà đầu tư và kế toán

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Góp ý về nội dung này, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết hiện nay tình trạng dự án bất động sản hình thành trong tương lai phổ biến, nhưng hiện tượng người dân bị chậm, kéo dài khi chủ đầu tư không rõ lý do không làm sổ, chậm làm sổ chứng nhận quyền sử dụng nhà ở cho người dân diễn ra phổ biến, gây phẫn nộ trong dư luận, khiếu kiện đông người.

Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản hiện quy định chủ đầu tư được bán nhà hình thành trong tương lai, một mặt tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm đưa dự án vào kinh doanh, nhưng cũng đẩy nguy cơ về phía người mua khi chưa có sổ đỏ.

Vì vậy, theo Đại biểu Sơn, để bảo vệ người mua nhà đề nghị nên quy định chặt chẽ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của chủ đầu tư ngay trong hợp đồng mua bán với khách hàng. Hoặc có thể quy định số tiền nghĩa vụ tài chính về đất đai khách hàng giữ lại để ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Cũng về nội dung này, Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, cần làm rõ cơ chế tài chính đối với các hợp đồng mua nhà hình thành tương lai khi khách hàng đã đóng phần lớn tiền cho chủ đầu tư mà không nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo đúng hợp đồng hoặc cam kết giữa hai bên. Khi đó, phải có cơ chế xử lý như toà án nhằm hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Tuy nhiên, có đại biểu đưa ra nhiều ý kiến đồng tình phương án 2 của dự thảo về việc người mua thanh toán tối đa 95% giá trị sản phẩm, 5% còn lại gửi vào tài khoản ngân hàng của chủ đầu tư để chờ làm sổ đỏ. Có đại biểu thì đề nghị khoản tiền 5% này vẫn gửi vào tài khoản của chủ đầu tư để hoàn thiện dự án, nhưng nếu dự án chậm bàn giao sổ đỏ cho người dân, thì lợi tức số tiền 5% này sẽ thuộc về người mua.

Dđạo luật bảo vệ nhà đầu tư và kế toán

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Nêu ý kiến về nội dung này, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chọn phương án 2, đồng thời đề nghị cần xem xét quy định số tiền đặt cọc tối đa không quá 5%. Qua tham khảo ý kiến các Hiệp hội BĐS và khảo sát thực tế cho thấy 5% là mức đặt cọc hợp lý theo thông lệ.

Đại biểu Phúc đề nghị chỉnh lý khoản 5 Điều 23 theo hướng: “Chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của luật này. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán cho thuê nhà ở, công trình xây dựng; số tiền đặt cọc tối đa theo quy định của Chính phủ nhưng không vượt quá 5% giá bán, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ".

Đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề nghị bổ sung hành vi bị cấm đối với hành vi thu tiền, đặt cọc trái với quy định của luật này và các pháp luật có liên quan để đảm bảo tính chặt chẽ và đồng bộ với các luật có liên quan.

Cũng đồng tình với phương án 2, đại biểu Trần Hồng Nguyên (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận cho rằng, mặc dù ưu điểm của phương án 1 là bảo đảm sự ổn định của chính sách hiện hành, tuy nhiên, quy định này chưa khắc phục được thực tế thời gian qua, nhiều trường hợp khách hàng sau khi mua nhà ở mà không có ý định chuyển nhượng tài sản và chỉ sử dụng để ở nên chưa có nhu cầu nhận giấy chứng nhận ngay.

Mặc dù chủ đầu tư đã thực hiện đúng cam kết và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận dẫn đến họ sẽ có thể trì hoãn hoàn thành nghĩa vụ 5% trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của doanh nghiệp, của chủ đầu tư.

Đồng thời, quy định như phương án 2 sẽ bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu tại dự thảo luật này với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng như quy định về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Luật Đất đai (sửa đổi).

Dđạo luật bảo vệ nhà đầu tư và kế toán

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Đối với Điều 23 của luật này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng, cần quy định theo phương án cho phép chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách khi dự án có thiết kế cơ sở và được cơ quan nhà nước thẩm định, chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Phương án này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển hơn so với phương án 1, đặc biệt trong bối cảnh tình hình các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp khó khăn như hiện nay.

“Việc đầu tư dự án cần kinh phí không hề nhỏ, cho phép chủ đầu tư thu tiền đặt cọc sớm sẽ giúp chủ đầu tư phần nào có thêm nguồn vốn để tái đầu tư và nhất là góp phần gia tăng cơ hội thu hút khách hàng tiềm năng”, đại biểu Nga nói.

Theo bà Nga, mặc dù phương án này có thể mang lại nhiều rủi ro hơn đối với khách hàng. Tuy nhiên, điều này cần được khắc phục bằng cách thắt chặt quản lý, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt ngay từ khâu xem xét, lựa chọn nhà đầu tư ban đầu để bảo năng lực và khả năng thực hiện dự án của nhà đầu tư.

“Việc hạn chế rủi ro như phương án 1, chỉ cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản thu tiền đặt cọc khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh sẽ bó hẹp cơ hội của doanh nghiệp, đồng thời dường như đi ngược với việc khuyến khích, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp phát triển”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói thêm.