Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất bao nhiêu

(Baoquangngai.vn)- Dầu mỏ hiện là một nguồn năng lượng thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Do vai trò đặc biệt của nó, dầu có thể làm khuynh đảo các nền kinh tế thế giới và đôi khi, nó trở thành mục tiêu của các cuộc chiến tranh. Vậy dầu mỏ hình thành và được con người khai thác như thế nào?

Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hoá thạch có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được hình thành từ xác của động và thực vật nhỏ (plankton) đã chết dưới các đáy biển cổ đại cách đây 10 đến 600 triệu năm.

Khi các sinh vật chết đi, xác của chúng chìm dưới bùn cát đáy biển và bị phân huỷ trong các tầng trầm tích này qua hàng nghìn năm. Trong điều kiện hầu như vắng bóng ôxy (hay còn gọi là môi trường yếm khí), các sinh vật không phân huỷ thành CO2 như ở trên mặt đất, mà chúng bị phân rã thành những hợp chất giàu carbon, hình thành nên các lớp vật chất hữu cơ.

Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất bao nhiêu

Khi trộn lẫn với trầm tích biển, những vật liệu hữu cơ này hình thành nên lớp đá phiến sét hạt mịn, hay còn gọi đá gốc. Trong quá trình đó, các lớp trầm tích mới cũng không ngừng lắng đọng bên trên, tạo nên một sức ép lớn, làm nóng đá gốc. Sau cùng, nhiệt độ và áp suất cao đã hoá lỏng các vật liệu hữu cơ trở thành dầu thô và khí tự nhiên.

Dầu chảy khỏi lớp đá gốc và tích lũy trong một lớp đá vôi hoặc đá cát dày hơn và có nhiều lỗ rỗng hơn, được gọi là lớp đá chứa. Hoạt động chuyển dịch của các mảng thạch quyển trong lòng trái đất (như uốn nếp, đứt gãy hay vặn xoắn) đã "khoá" dầu và khí thiên nhiên lại trong các lớp đá chứa, kẹp chúng giữa những lớp đá không thấm nước xung quanh như granite hay cẩm thạch, tạo thành các mỏ dầu.

Để tìm kiếm những mỏ dầu này, các nhà địa chất có thể sử dụng thiết bị đo trọng lực hoặc thiết bị đo từ trường để xác định những thay đổi cực nhỏ trong từ trường của trái đất. Thông số này sẽ chỉ ra ở đâu có dòng chảy của dầu. Nhưng phương pháp phổ biến nhất là công nghệ địa chấn: Người ta tạo ra những sóng chấn cho đi xuyên qua các lớp đá nằm sâu dưới lòng đất, ghi nhận và dịch mã những thông tin của sóng phản hồi. Vì sóng chấn phải đi xuyên qua nhiều lớp đất đá có thành phần và cấu trúc khác nhau, nên sóng phản hồi sẽ có tốc độ khác nhau, cho biết loại và mật độ của lớp đá đó.

Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất bao nhiêu

Khi phát hiện được mỏ dầu, người ta sẽ dùng thiết bị khoan tới điểm chứa dầu. Sau đó sẽ tạo một giếng dầu để khống chế dầu chảy lên theo ống dẫn. Khi dầu bắt đầu chảy vào giếng, thiết bị khoan sẽ được đưa lên, một hệ thống bơm sẽ được đặt trên miệng giếng. Trong hệ thống này, motor điện sẽ điều khiển hộp số làm dịch chuyển một đòn bẩy. Đòn bẩy này nâng và hạ một ống thép (được gắn với một ống hút và máy bơm). Hệ thống sẽ khiến chiếc bơm đi lên đi xuống, tạo ra một lực hút rút dầu lên khỏi giếng.

Trong một số trường hợp, dầu có thể quá đặc không chảy được. Người ta sẽ đào thêm một chiếc hố thứ hai xuống mỏ dầu và phun hơi nước áp suất cao vào đó. Hơi nước nóng khiến dầu trong mỏ loãng ra và áp suất có thể đẩy nó lên giếng.

Hoàn cầu Thời báo đưa tin, Tập đoàn dầu khí Sinopec của Trung Quốc phát hiện mỏ dầu có trữ lượng 1,7 tỉ tấn trong quá trình thăm dò ở mỏ dầu khí Shunbei tại lưu vực Tarim, Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.

Lin Boqiang - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn - cho biết trữ lượng 1,7 tỉ tấn có thể đáp ứng nhu cầu dầu trong nước khoảng hai năm, vì Trung Quốc thường sử dụng khoảng 800 triệu tấn dầu mỗi năm. Tuy nhiên, ông Lin lưu ý, không phải tất cả mỏ dầu được phát hiện đều có thể được chiết xuất.

Theo China Media Group, mỏ dầu mới là một trong những mỏ dầu khí thương mại sâu nhất thế giới, với độ sâu trung bình 7.300 mét.

Chương trình thăm dò bao gồm 41 giếng dầu ở độ sâu hơn 8.000 mét, 76 giếng trong phạm vi 7.500 đến 8.000 mét, và một giếng sâu 9.300 mét. Những giếng này được gọi là “Himalaya dưới lòng đất”.

Theo Sinopec, công ty đã khai thác bốn mỏ dầu và khí đốt trên 100 triệu tấn mỗi mỏ ở lưu vực Tarim và đã đưa vào vận hành 15 giếng với sản lượng hàng ngày trên 1.000 tấn, ở độ sâu 8.000 mét.

Lưu vực Tarim có trữ lượng dầu và khí đốt dồi dào. Các nguồn tài nguyên dầu và khí tự nhiên nằm dưới lòng đất từ ​​6.000 đến 10.000 mét trong lưu vực này lần lượt chiếm 83,2% và 63,9% trong tổng trữ lượng dầu và khí tự nhiên của Trung Quốc.

Vùng Vịnh là nơi chiếm 1/3 trữ lượng dầu của thế giới. Hầu hết những được tìm thấy trên sa mạc. Những giàn khoan trong nhiều trường hợp phải đào sâu tới 1,5 km dưới lòng đất để chạm được những dòng dầu đầu tiên.

Không gian rộng 1.500 m2 được dành để trưng bày những công nghệ của ngành công nghiệp dầu mỏ Kuwait. Mảnh đất này hiện nắm giữ một mỏ dầu có trữ lượng được biết đến lớn thứ hai trên thế giới hiện nay.

Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất bao nhiêu

Bà Dalal Shehab Mahmoud Ahmadi - Công ty dầu mỏ Kuwait cho biết: "Có 3 loại dầu được chúng tôi khai thác hiện nay: Dầu nhẹ, dầu trung bình và dầu nặng. Dầu nhẹ là loại đắt tiền nhất, có thể được lọc dễ dàng nhất, bởi là loại dầu sạch nhất. Trong khi với dầu nặng thì việc lọc dầu sẽ phải mất rất nhiều công sức".

Với đa phần các quốc gia vùng Vịnh, ngành công nghiệp dầu mỏ được bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Dầu đã mang đến những nguồn thu lớn cho các quốc gia nơi đây. Vậy nhưng ở chiều ngược lại, việc khai thác dầu cũng hết sức tốn kém, đôi khi phải mất tới cả 1 thập kỷ cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi thu về được những dòng dầu đầu tiên.

"Nếu nhìn vào những mũi khoan này, bạn sẽ thấy chúng được làm bằng kim cương nguyên chất. Bởi kim cương là chất liệu duy nhất có thể khoan thủng được những tầng đá cứng", bà Dalal Shehab Mahmoud Ahmadi nói.

Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất bao nhiêu

Hiện sản lượng dầu của Kuwait đạt khoảng 3 triệu thùng/ngày, bằng 1/3 sản lượng của quốc gia xuất khẩu dầu số một thế giới nằm lân cận là Saudi Arabia. Vậy nhưng ngay với 3 triệu thùng/ngày, lượng dầu Kuwait sản xuất ra được mô tả cũng có thể lấp đầy tòa tháp đôi Petronas của Malaysia chỉ trong vòng 15 giây. Trong khi với tòa tháp cao nhất thế giới tại Dubai, thời gian chỉ là 27 giây.

Dầu thực sự là món quà của tự nhiên, nhưng thực tế trên thế giới dầu cũng có thể trở thành nguồn cơn cho những bất ổn, xung đột và nghèo đói. Vậy nên điều được nhiều quốc gia vùng Vịnh nhấn mạnh là quản trị những dòng dầu của mình như thế nào mới thực sự là yếu tố then chốt để đảm bảo sự thịnh vượng cho mình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!