Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Tiến Đạt - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Tim mạch - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các nhóm bệnh lý nói chung và bệnh lý tim mạch nói riêng. Đây là chứng bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm và phòng ngừa đúng cách.

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm do tắc nghẽn của một hoặc nhiều nhánh động mạch vành nuôi dưỡng cơ tim. Khiến cơ tim không được cung cấp đủ máu và dần hoại tử, gây triệu chứng đau tức ngực dữ dội cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, phần cơ tim hoại tử sẽ tạo sẹo sau vài tuần và tăng nguy cơ biến chứng suy tim.

Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua do đó cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Dưới đây là những dấu hiệu giúp nhận biết cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy ra:

1.1 Cơn đau thắt ngực điển hình

  • Đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc hơi lệch sang trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Nhìn chung cơn đau có tính chất giống cơn đau thắt ngực nhưng kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng Nitroglycerin.
  • Một số trường hợp đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị.
  • Một số trường hợp NMCT có thể xảy ra mà bệnh nhân không hoặc ít cảm giác đau [NMCT thầm lặng], hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, bệnh nhân có tiểu đường hoặc tăng huyết áp.
  • Trong trường hợp đau lan nhiều ra phía sau lưng phải phân biệt với tách thành động mạch chủ.

1.2 Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác có thể gặp là: vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn... Các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá thường gặp trong trường hợp NMCT sau dưới.

1.3 Đột tử

Đột tử cũng là một trong những hậu quả hay gặp của NMCT cấp.

Khó thở, thở hụt hơi là dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim

2. Làm gì khi nhận thấy dấu hiệu nhồi máu cơ tim?

Khi có dấu hiệu đau ngực, nặng ngực kéo dài trên 5 phút, bạn cần đi cấp cứu ngay

Khi có các biểu hiện nhồi máu cơ tim như trên, nhất là ở người có các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm, người bệnh cần nhanh chóng đến các bệnh viện có khoa/đơn vị can thiệp tim mạch để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm men tim...

Đối với những bệnh nhân đã xác định mắc nhồi máu cơ tim thì cần điều trị chuyên sâu tại các đơn vị cấp cứu chuyên khoa tim mạch. Yếu tố tiên quyết để điều trị các cơn nhồi máu cơ tim là phải chạy đua với thời gian, nhanh chóng giải phóng mạch máu tắc nghẽn càng sớm càng tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Vinmec Hạ Long cấp cứu thần tốc du khách Hàn Quốc bị nhồi máu cơ tim cấp

XEM THÊM:

  • Các chức năng của hệ thống cơ bắp trong cơ thể
  • Có bao nhiêu cơ bắp trong cơ thể con người?
  • Đặc điểm và chức năng cơ trơn

Một số trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột và dữ dội. Còn hầu hết trường hợp đều khởi phát chậm với cảm giác hơi đau hoặc khó chịu ở ngực. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể nhận biết nhồi máu cơ tim đang xảy ra:

  • Cảm giác như bị đè nặng, bó chặt, đau nhói hoặc chèn ép ở ngực hoặc hai cánh tay. Cảm giác này có thể lan đến vai, cổ, hàm hoặc lưng.
  • Khó thở. Có thể kèm hoặc không kèm theo tức ngực.
  • Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau bụng.
  • Khó thở.
  • Đổ mồ hôi lạnh.
  • Mệt mỏi.
  • Choáng váng hoặc chóng mặt đột ngột.

Tương tự như nam giới, triệu chứng nhồi máu cơ tim thường gặp nhất ở nữ giới là đau hoặc tức ngực. Tuy nhiên so với nam giới, nữ giới có nhiều khả năng có thêm các triệu chứng thường gặp khác, đặc biệt là khó thở, buồn nôn/nôn ói và đau lưng hoặc đau hàm.

BẠN NÊN LÀM GÌ NẾU NGHI NGỜ BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM?

Cho dù không chắc chắn đó là tình trạng nhồi máu cơ tim, bạn hãy đến ngay bệnh viện có cung cấp dịch vụ tim mạch can thiệp, như Bệnh viện FV. 

TẠI SAO MỌI NGƯỜI HÀNH ĐỘNG KHÔNG ĐỦ NHANH?

Nhiều người bị nhồi máu cơ tim chờ sau hơn hai giờ mới yêu cầu giúp đỡ. Một số người cảm thấy ngại khi có “báo động giả”. Những người khác sợ bị nhồi máu cơ tim đến nỗi họ tự nhủ với bản thân rằng mình không bị như vậy. Tất cả những điều này rất dễ hiểu nhưng cũng vô cùng nguy hiểm.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

KHOA TIM MẠCH

Bệnh viện FV, Tầng 2, Tòa nhà F

Điện thoại  [028] 54 11 34 67

Chủ Đề