Dập hồ quang ở contactor hoat động như thế nào năm 2024

Contactor rất cần thiết trong thiết kế hệ thống điện. Đối với điện dân dụng hay gia dụng, contactor đều mang đến tính an toàn, ổn định và tiện lợi. Vậy contactor là gì? Ứng dụng của contactor trong mô hình nhà thông minh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Contactor Là Gì?

Contactor hay còn gọi Công tắc tơ là một dạng công tắc giúp chuyển đổi mạch điện. Trong kỹ thuật điện, contactor được xem là một dạng relay đặc biệt. Contactor thường dùng trong các thiết bị chạy dòng điện cao còn relay chỉ dành cho thiết bị có dòng điện thấp hơn. Contacter giúp người dùng điều khiển thiết bị điện khác như các động cơ điện, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,...thông qua thao tác trực tiếp tại nút bấm, cơ chế tự động hoặc điều khiển từ xa.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại contactor từ dạng kích thước nhỏ cho đến kích thước lớn. Mỗi loại có thể chịu tải trọng từ vài ampe đến hàng nghìn ampe. Điều này giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với mục đích mong muốn.

Dập hồ quang ở contactor hoat động như thế nào năm 2024

Contactor là một dạng relay đặc biệt giúp chuyển đổi mạch hiệu quả

Cấu Tạo Của Contactor

Về cấu tạo, contactor, có 3 thành phần chính như sau:

  • Nam châm điện: gồm cuộn dây có tác dụng tạo ra lực hút, lõi sắt và phần lò xo giúp đẩy phần nắp về vị trí như cũ.
  • Hệ thống dập hồ quang: trong quá trình chuyển mạch, hồ quang điện xuất hiện làm cho các tiếp điểm bị cháy và ăn mòn. Hệ thống dập hồ quang điện sẽ ngăn tình trạng trên diễn ra.
  • Hệ thống tiếp điểm: có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ. Tại tiếp điểm chính, dòng điện lớn có thể đi qua. Tiếp điểm chính là một dạng tiếp điểm thường hở. Nó đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại. Tiếp điểm chính thường lắp trong mạch điện động lực. Ngược lại, tiếp điểm phụ cho phép dòng điện nhỏ hơn 5A đi qua tiếp điểm. Tiếp điểm phụ áp dụng trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.

Nguyên Tắc Hoạt Động Của Contactor

Khi có dòng điện chạy qua, nam châm điện nhận được năng lượng và sinh ra từ trường. Điều đó tác động đến lõi contactor làm nó tự ngắt điện. Kế tiếp, các tiếp điểm giúp mạch được đóng lại để dòng điện tiếp tục đi tới tải. Khả năng đóng mở của các tiếp điểm diễn ra nhanh chóng nên có thể chịu tải cao.

Contactor có thể tiếp nhận dòng điện đi qua là dạng điện xoay chiều (AC) hoặc một chiều (DC). Trong quá trình truyền tải, một lượng điện năng có thể bị lõi contactor làm hao phí. Do đó, các nhà sản xuất đã kết hợp thêm mạch tiết kiệm nhằm làm giảm sự tiêu hao này.

Dập hồ quang ở contactor hoat động như thế nào năm 2024

Khả năng chuyển đổi mạch của contactor nhanh hơn so với relay

Các Loại Contactor Thông Dụng

Contactor Lưỡi Dao

Đây là dạng contactor được sử dụng rộng rãi và thường biết đến với tên gọi cầu dao điện. Ưu điểm của contactor lưỡi dao là cấu tạo đơn giản và giá thành phải chăng.

Nhưng cầu dao điện có nhược điểm là không thể điều khiển tự động hóa. Mọi thao tác đều thực hiện thủ công. Do đó, contactor lưỡi dao thiếu tính an toàn nếu được kết nối với các thiết bị có điện áp cao.

Contactor Thủ Công

Contactor thủ công ra đời vào những năm 1900 nhằm cải thiện các nhược điểm của contactor lưỡi dao. Loại này có thiết kế nhỏ gọn hơn và vận hành an toàn hơn.

Contactor Điện Từ

Được xem là contactor có công nghệ tiên tiến nhất. Contactor điện từ có thể hoạt động độc lập nhờ cơ chế tự động mà không cần con người thao tác trực tiếp. Ngày nay, contactor điện từ còn kết nối được với mạng wifi giúp người dùng thao tác từ xa, nâng cấp các thiết bị trở nên thông minh hơn.

Đặc biệt, contactor điện từ chỉ cần lượng nhỏ điện năng để đóng mở mạch nên có tính an toàn và tiết kiệm năng lượng hơn. Vì thế, contactor điện từ ngày càng được ưa chuộng và áp dụng nhiều trong mô hình nhà Smarthome.

Dập hồ quang ở contactor hoat động như thế nào năm 2024

Contactor điện từ có ưu điểm về tính tự động hóa nhờ kết nối được với wifi

Ứng Dụng Của Contactor Trong Thực Tiễn

Contactor đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn về điện. Đối với ngành công nghiệp sản xuất, contactor hỗ trợ điều khiển động cơ và thiết bị điện, đảm bảo cơ chế vận hành suôn sẻ, tránh các sự cố không may về điện. Đây được xem là cơ chế tự động hóa về cơ điện.

Cụ thể, contactor ứng dụng như sau:

  • Contactor điều khiển động cơ: có chức năng cung cấp dòng điện để khởi động thiết bị. Contacter sẽ kết hợp relay nhiệt nhằm ứng phó với trường hợp quá tải giúp bảo vệ động cơ.
  • Contactor khởi động sao - tam giác: chuyển đổi từ mạch hình sao sang mạch tam giác nhằm giảm dòng khởi động, giúp duy trì hoạt động ổn định của động cơ.
  • Contactor điều khiển tụ bù: đảm nhận đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện nhằm bù công suất phản kháng. Loại này sẽ được dùng trong hệ thống bù tự động. Thông qua bộ điều khiển tụ bù, người dùng sẽ kiểm soát và đảm bảo các cấp tụ bù được đóng ngắt thích hợp.
  • Contactor hệ thống đèn: cho phép tắt / mở đèn theo thời gian đã cài đặt thông qua điều khiển contactor bằng relay hoặc PLC.

Contactor còn ứng dụng trong các mô hình nhà Smarthome để điều khiển thiết bị đèn chiếu sáng, quạt, hệ thống thông gió,...Nhờ contactor kết nối mạng không dây, ngôi nhà trở nên hiện đại và an toàn hơn.

Dập hồ quang ở contactor hoat động như thế nào năm 2024

Contactor ứng dụng trong hệ thống chiếu sáng mô hình nhà thông minh

Xem thêm: Nhà thông minh là gì? Top 5 lợi ích của smarthome trong tiện nghi sống

Như vậy, contactor là một trong những yếu tố cần có trong sơ đồ mạch điện nhằm đảm bảo an ninh và tránh các sự cố kỹ thuật điện. Các thiết bị cũng sẽ được bảo vệ tối đa khỏi hư hỏng nếu gặp phải tình huống điện áp quá tải. Contactor còn hỗ trợ cho việc tự động hóa và điều khiển từ xa, mang đến cơ chế hoạt động thông minh phục vụ nhu cầu cho con người.