Đào tạo nhân lực là gì tại sao phải đào tạo nhân lực

NHÓM 3Câu hỏi: Tại sao phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực?Trả lời:Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tạo điều kiện để khai tháchiệu quả nhất nguồn nhân lực đang có ở hiện tại và nâng cao hiệu quả thực hiện côngviệc đó của người lao động. Thông qua việc trang bị các kiến thức, kỹ năng và kinhnghiệm cần thiết để họ có thể nắm vững hơn về công việc của mình từ đó có thể đạt đượckết quả tốt trong công việc.Đối với doanh nghiệp việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có thể:-Duy trì vị thế thương hiệu của công ty trên thị trường kinh tế.-Nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của công ty. Giúp tănglợi nhuận và giảm thiểu tối đa chi phí kinh doanh không cần thiết cho doanhnghiệp, tạo thêm sức cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các đối thủ khác.-Thay đổi được cách quản lý của doanh nghiệp khi không phù hợp. Thay vào đó cóthể áp dụng các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với mỗi doanh nghiệp khidoanh nghiệp có những thay đổi về quy trình công nghệ kỹ thuật và môi trườngkinh doanh.-Nếu có tranh chấp hay mẫu thuẫn trong lao động xảy ra thì có thể dễ dàng xử lý vàhạn chế vì người lao động đã nắm rõ được về quyền và nghĩa vụ của bản thâncũng như các kiến thức liên quan đến công việc sau khi đã được đào tạo. Và có thểcùng với doanh nghiệp đề ra được các chính sách có thể quản lý nguồn nhân lựccủa doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.-Khi nhân mới vào cũng có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc trongthời gian ngắn vì họ đã được đào tạo và hướng dẫn bởi những chính sách củadoanh nghiệp.-Việc đào tạo và phát triển giúp doanh nghiệp luôn chuẩn bị được đội ngũ cán bộquản lý, chuyên môn kề cận. Nâng cao những kỹ năng cần thiết cho nhân viên khicó cơ hội thăng tiến và có thể thay thế được cho các cán bộ quản lý, chuyên mônkhi cần thiết.Đối với người lao động:-Đào tạo và phát triển sẽ tạo nên một sự gắn bó giữa người lao động với doanhnghiệp vì doanh nghiệp có những chính sách giúp cho lao động có thể thực hiệncông việc, nâng cao hiệu quả làm việc và nhận được cơ hội thăng tiến cho bảnthân.-Nâng cao tính sáng tạo của người lao động từ việc được trang bị những kiến thứcmới có liên quan mật thiết đến công việc. Từ đó sẽ có những ý kiến mới đóng gópcho doanh nghiệp.-Việc được đào tạo chuyên sâu hơn giúp người lao động nâng cao được hiệu quảlàm việc giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp phát triển tốt thì cóthể nhân viên sẽ được tăng thêm thu nhập.-Nâng cao được chất lượng cuộc sống của người lao động khi thu nhập của họ đượcnâng cao.-Doanh nghiệp phát triển thì giúp người lao động có nhiều lòng tin và duy trì đượclòng trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp đápứng được yêu cầu về lương và những vấn đề khác.Đối với xã hội:-Các doanh nghiệp phát triển thì tình hình kinh tế của đất nước phát triển theo. Từđó có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ổn định và phát triển xãhội.-Giảm bớt được tình trạng thất nghiệp và đói nghèo của người lao động.-Kinh tế phát triển, xã hội ổn định sẽ giảm bớt được các tệ nạn xã hội như ma túy,mại dâm,…-Doanh nghiệp phát triển giúp đất nước theo kịp được nền kinh tế thị trường đốivới các nước khác.Mức độ hoàn thành công việcHọ và tênMức độ hoàn thành1. Trịnh Thạch Thảo100%2. Nguyễn Thị Yến Oanh100%3. Đỗ Duy Minh100%

Đào tạo và phát triển nhân sự là nhu cầu trước mắt và mục đích phát triển lâu dài của [giúp cá nhân chuẩn bị sẵn những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của công việc mới].

I. Mục đích của đào tạo và phát triển nhân sự

  • Giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn
  • Cập nhật thông tin, kỹ năng
  • Thay đổi và cập nhật phương pháp quản lý
  • Giải quyết các vấn đề tổ chức
  • Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới
  • Chuẩn bị đội ngũ kế cận
  • Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên

Đào tạo người lao động là giúp cho họ hiểu sâu hơn các yêu cầu của công việc về mục tiêu, văn hóa doanh nghiệp, về các công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại…

Thông qua đào tạo và phát triển thì người lao đông nâng cao được kiến thức của mình từ đó thúc đẩy được doanh nghiệp phát triển, do đó giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị trí, vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới.

Như vậy mục đích cuối cùng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đó là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao hiệu quả sủ dụng của tổ chức  thông qua việc giúp cho họ hiểu hơn về công việc giúp họ nắm vững về nghề nghiệp của họ và thực hiện được chức năng của mình một cách tự giác và thái độ làm việc tốt hơn trước và để tăng sự thích ứng của họ với công việc trong tương lai.

II. Vai trò đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1/ Đối với doanh nghiệp:  

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những hoạt động quan trọng trong một tổ chức, có vai trò và ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp và sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp những điều sau:

a/ Giúp cho các cá nhân nâng cao được năng suất lao động của mình và từ đó nâng cao năng suất lao động của cả doanh nghiệp, đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả công việc của người lao động.

b/ Thực hiện được công tác đào tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được đến mức tối đa tai nạn lao động, vì sau khi được đào tạo về thì người lao động hiểu biết hơn về máy móc nên tránh được những sự cố xảy ra trong quá trình làm việc của họ.

c/ Nâng cao được tính ổn định và năng động của tổ chức, đồng thời giảm bớt được sự giám sát của người lãnh đạo doanh nghiệp vì sau khi đi đào tạo về thì người lao động có khả năng tự giác hơn trong sự thực hiện công việc.

d/ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn có tác dụng nâng cao và duy trì chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện áp dụng những tiến bộ kĩ thuật mới và những kiến thức về quản lý vào doanh nghiệp, và đặc biệt là tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2/ Đối với mỗi cá nhân người lao động thì việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tác dụng như thế nào với họ:

a/ Thứ nhất, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp cho người lao động gắn bó hơn đối với tổ chức,

b/ Thứ hai đó là tạo ra sự thích ứng giữa người lao động với công việc hiện tạo, đáp ứng nhu cầu muốn được nâng cao hiểu biết của người lao động,

c/ Thứ ba đó là giúp cho người lao động có được cái nhìn mới, tư duy mới trong công việc và đây cũng là cơ sở để nâng cao sức sáng tạo của người lao động.

Với tất cả những vai trò và ý nghĩa của công tác đào tạo và phát triền nguồn nhân lực trên, mỗi doanh nghiệp cần thiết phải quan tâm nhiều hơn tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm: Khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp

Trong bối cảnh “bình thường mới” và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực trở thành “mũi nhọn” tiên phong, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường. Vậy, đào tạo nhân lực là gì? Đâu là phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, toàn diện? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian xác định của một tổ chức, nhằm giúp người lao động nắm rõ về kỹ năng và nghiệp vụ tại vị trí đảm nhận. 

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}

Click to start recording!

Recording... Click to stop!

Ngoài ra, hoạt động này còn giúp đội ngũ nhân viên bổ sung kiến thức còn thiếu để hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo có thể dài hoặc ngắn tùy theo khối lượng kiến thức, kỹ năng cần có ở vị trí làm việc và nhu cầu của doanh nghiệp.

Thị trường kinh doanh luôn biến động, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược và giải pháp ứng phó. Đồng thời, xu hướng toàn cầu hóa, phát triển công nghiệp tự động hóa cũng mang lại không ít “rào cản”. Đặc biệt, trong thời kỳ “bình thường mới” và thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược sáng tạo để tái định hình thành công. 

Trong bối cảnh này, đào tạo nguồn nhân lực chính là yếu tố “nòng cốt” giúp mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề phát triển. Đào tạo ở đây không chỉ dừng lại ở kỹ năng mềm hay kỹ năng cứng cơ bản, người lao động cần được cập nhật kiến thức mới, về công nghệ, tự động hóa cũng như phương pháp tân tiến để thúc đẩy hiệu suất công việc. 

Vậy nên, đào tạo nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu chính là tối ưu hóa quy trình làm việc cho nhân viên, nâng cao nền tảng nội lực doanh nghiệp. Khi có nguồn lực con người mạnh, doanh nghiệp mới có thể “đứng vững” và hiện thực hóa mục tiêu tái định hình cũng như những mục tiêu dài hạn.

Vai trò của việc đào tạo nguồn nhân lực 

Sau khi nắm rõ khái niệm đào tạo nhân lực là gì, hãy cùng khám phá tầm quan trọng của hoạt động này đối với doanh nghiệp và chính bản thân nhân viên. Cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp

  • Tăng tối đa năng suất và hiệu quả trong công việc chung, giúp doanh nghiệp phát triển thành công trong thời kỳ “bình thường mới” và hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Nâng cao ý thức tự giác của người lao động đối với công việc cần làm.
  • Duy trì và nâng cao tính ổn định về chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp.
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Tạo điều kiện cho người lao động áp dụng khoa học – kỹ thuật vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp.

989,000 VNDGiảm thêm được 327K khi nhập mã KHANHVY

Mua ngay

1,995,000 VNDGiảm thêm được 450K khi nhập mã KHANHVY

Mua ngay

Mua ngay

Đối với người lao động

  • Tạo mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động thông qua quá trình đào tạo.
  • Giúp người lao động thích ứng với công việc nhanh chóng hơn.
  • Tăng tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc cho mỗi nhân sự.
  • Đáp ứng tốt nhu cầu được học hỏi và nâng cao trình độ của người lao động.
  • Tạo lối tư duy, cách nhìn mới giúp phát huy tính sáng tạo ở mỗi nhân sự.

Nguyên tắc “vàng” để phát triển nguồn nhân lực toàn diện

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức đào tạo nguồn nhân lực khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo đội ngũ phát triển toàn diện, dưới đây là những nguyên tắc vàng mà ban lãnh đạo cần ghi nhớ:

  • Phát triển toàn diện, đồng đều đội ngũ nhân sự

Để kịp thời đáp ứng những thay đổi của thị trường, phục hồi doanh thu và tiềm lực doanh nghiệp sau đại dịch covid 19, đội ngũ nhân sự phải thường xuyên được trau dồi kỹ năng, kiến thức cần thiết. Đây chính là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp phát triển và bắt kịp thời đại. 

Đó cũng là lý do vì sao không ít công ty dành riêng một khoản kinh phí lớn để đào tạo nhân viên, từ các khóa học ngắn hạn đến những chương trình chất lượng từ nước ngoài.

  • Tôn trọng “giá trị” của từng nhân viên

Trong doanh nghiệp, dù nhân viên ở vị trí cao hay thấp đều xứng đáng được lắng nghe, phát biểu ý kiến và tạo điều kiện phát triển. Có như vậy doanh nghiệp mới phát triển toàn diện và khai thác hết tiềm năng từ đội ngũ nhân lực hiện có.

  • Đào tạo phù hợp với trình độ nhân viên

Mỗi vị trí công việc đều có những đặc thù và yêu cầu riêng. Do đó, khi triển khai các chương trình đào tạo nhân lực, ban quản lý cần xem xét trình độ hiện tại của từng nhân viên và yêu cầu thực tế từ công việc để xây dựng nội dung phù hợp.

Đặc biệt, sau thời kỳ “ngủ đông” vì đại dịch kéo dài, năng lực và trình độ của nhân viên sẽ phần nào thay đổi. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp “thay máu” với lực lượng lao động mới, thiết lập những chiến lược mới để đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vậy nên, việc áp dụng một chương trình đào tạo mẫu cho nhân viên sẽ không mang lại hiệu quả cao, thay vào đó, ban lãnh đạo nên nghiên cứu năng lực đội ngũ nhân sự và đưa ra chiến lược đào tạo thích hợp.

  • Lợi ích doanh nghiệp đi đôi với lợi ích nhân viên

Khi phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần kết nối lợi ích của người lao động và tập thể. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững và cân bằng quyền lợi giữa các bên. Lúc này, đội ngũ nhân viên cũng sẽ gắn bó lâu dài hơn, hết mình vì sự phát triển chung của doanh nghiệp. Đây chính là nguồn nội lực mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp sáng tạo để “tái định hình” thành công.

  • Chấp nhận chi phí lớn cho việc đào tạo nhân lực

Để phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng, có khả năng đồng hành lâu dài, doanh nghiệp cần bỏ ra một khoản chi phí tương xứng. Điều này không chỉ tạo sự gắn kết mà còn giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng từ đội ngũ hiện có.

Đồng thời, thị trường luôn luôn thay đổi, biến động, việc cập nhật những kiến thức, công nghệ mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, để đào tạo những nội dung này, doanh nghiệp cần mời những chuyên gia trong ngành hoặc đầu tư cho nhân viên đi học tập, điều này sẽ tiêu tốn không ít chi phí. Vậy nên, để phát triển bền vững, ban lãnh đạo phải chấp nhận đánh đổi giữa chi phí và hiệu quả lâu dài.

Phương thức và chương trình đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

Phương thức đào tạo nhân sự

Hiện nay, phương thức đào tạo nguồn nhân lực sẽ được chia thành hai yếu tố chính là trong công việc và ngoài công việc. Từ cơ sở đó, mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế chương trình cũng như cách thức đào tạo phù hợp cho từng vị trí.

Đào tạo nhân lực trong công việc

Đây là phương thức đào tạo nhân lực tại nơi làm việc, do các nhân sự lâu năm hoặc cấp trên trực tiếp hướng dẫn. Theo đó, người lao động sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao. Các hình thức đào tạo cho nhân viên trong trường hợp này gồm:

  • Phương thức đào tạo: Chỉ dẫn công việc

Đầu tiên, quản lý sẽ giới thiệu, giải thích về yêu cầu và mục tiêu của từng vị trí nghề nghiệp. Tiếp theo, người lao động sẽ được hướng dẫn chi tiết cách thực hiện và thao tác làm việc. Bằng cách này, nhân viên có thể nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng cần thiết thông qua quan sát thực tế và thực hành dưới sự hướng dẫn của người dạy.

Phương pháp này được đông đảo doanh nghiệp áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Theo đó, người hướng dẫn sẽ trực tiếp đo lường hiệu suất, năng lực của nhân viên, đồng thời “theo sát” nhân viên để kịp thời đưa ra phản hồi, góp ý. Đặc biệt, trong thời kỳ “bình thường mới”, mọi doanh nghiệp trở lại làm trực tiếp, phương pháp này sẽ đẩy nhanh quá trình đào tạo, giúp đội ngũ nhân sự sớm “bắt nhịp” với chiến lược mới.

  • Phương thức đào tạo: Học nghề

Hình thức này sẽ bắt đầu bằng việc học lý thuyết trước, thông qua các giáo trình đào tạo nhân lực. Sau đó, học viên sẽ được đưa đến nơi làm việc để thực hành theo thời gian quy định cho đến khi thành thạo tất cả các kỹ năng.

  • Phương thức đào tạo: Kèm cặp

Hình thức này thường áp dụng cho các nhân sự ở cấp quản lý để có thể phát triển đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và tương lai. Theo đó, nhân viên sẽ được kèm cặp bởi một người quản lý ở cấp cao hơn, một lãnh đạo hoặc một cố vấn có kinh nghiệm.

  • Phương thức đào tạo: Luân chuyển vị trí

Người lao động sẽ được luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau để nắm bắt đầy đủ kỹ năng và kiến thức ở các bộ phận trong tổ chức. Điều này có thể giúp họ đảm nhận được những vị trí cao hơn trong tương lai. 

Đào tạo nhân sự ngoài công việc

Đây là hình thức đào tạo tách rời hoàn toàn với công việc thực tế. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức sau:

  • Phương thức đào tạo: Mở các lớp đào tạo bên ngoài

Với những nghề nghiệp có tính chất phức tạp, việc kèm cặp và hướng dẫn không thể đáp ứng đủ chất lượng và số lượng nhân viên tham sự. Lúc này, bạn lãnh đạo có thể lựa chọn phương án là mở lớp đào tạo bên ngoài. 

Cụ thể, chương trình này sẽ bao gồm cả 2 phần lý thuyết và thực hành do các nhân sự trong doanh nghiệp hướng dẫn. Phần lý thuyết sẽ được giảng dạy tập trung cho kỹ sư, cán bộ phụ trách, ngược lại, phần thực hành do công nhân lành nghề trực tiếp chỉ dạy tại xưởng. Phương thức này chủ yếu sử dụng cho lực lượng nhân công sản xuất hoặc bộ phận kỹ thuật.

  • Phương thức đào tạo: Tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận

Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi tọa đàm trực tiếp tại công ty hoặc kết hợp với đơn vị bên ngoài để truyền đạt kiến thức cần thiết đến đội ngũ nhân viên. Phương thức này rất phù hợp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đồng thời tiếp nhận kinh nghiệm từ ban lãnh đạo và các chuyên gia để nhân viên có thêm động lực làm việc.

  • Phương thức đào tạo: Cử người đi học lớp đào tạo chính quy
Đào tạo nhân sự bằng nhiều phương pháp khác nhau

Nếu không đủ điều kiện mở lớp đào tạo hoặc tọa đàm, doanh nghiệp có thể gửi nhân sự đến học tại lớp đào tạo chính quy do các Bộ, Ngành hoặc Trung ương tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này khá tốn kém về thời gian và kinh phí nên thường áp dụng cho các vị trí chuyên môn hoặc cấp bậc quản lý.

  • Phương thức đào tạo: Ứng dụng công nghệ để phát triển nguồn nhân lực

Nếu muốn phát triển đội ngũ nhân sự toàn diện, đồng đều và tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể lựa chọn các ứng dụng công nghệ. Những phần mềm thông minh này sẽ giúp ban quản lý nắm rõ mức độ tiếp nhận kiến thức của nhân viên, giảm thiểu tối đa ngân sách dành cho việc đào tạo.

Một trong những ví dụ về đào tạo nhân lực của hình thức này là chương trình bồi dưỡng tiếng Anh dành cho người lao động. Bởi lẽ nhiều doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo tiếng Anh cho nhân viên trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. 

Tuy nhiên, thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn đội ngũ chuyên môn để đào tạo một cách bài bản, hiệu quả. Trong khi đó, việc thuê trung tâm hoặc giáo viên ngoài rất khó để sắp xếp thời gian, hơn nữa cũng tốn kém không ít chi phí.

Đó là lý do ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn ELSA Speak để nâng cao trình độ tiếng Anh cho đội ngũ nhân sự của mình. Đây là ứng dụng học tiếng Anh được thiết kế chuyên biệt để nâng cao kỹ năng nói và giao tiếp cho đội ngũ nhân viên. 

Chương trình tiếng Anh doanh nghiệp của ELSA Speak cung cấp hơn 5,000 bài luyện nói cho nhân viên, với đầy đủ kỹ năng: Phát âm, nhấn âm, ngữ điệu. Đồng thời, đội ngũ nhân sự sẽ được học hơn 200 chủ đề, từ tiếng Anh thương mại đến hội thoại thông thường. Đặc biệt, các chủ đề đều được thiết kế dành cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như: Tiếng Anh trong phỏng vấn, công tác, tiếng Anh ngành dịch vụ, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin,…

Nhờ vậy, đội ngũ nhân sự có thể nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếp một cách toàn diện. Tất cả bài học đều được truy cập dễ dàng từ điện thoại, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đào tạo nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, ELSA Speak sẽ thiết kế lộ trình học tập dành riêng cho từng đơn vị kinh doanh, phù hợp với đặc thù của các bộ phận như nhân sự, bán hàng tiếp thị, sản xuất, chăm sóc khách hàng,… Từ đó, đội ngũ nhân viên có thể ứng dụng thực tế trong quá trình làm việc thực tiễn.

Đặc biệt, ELSA Speak đã phát triển tính năng ELSA Dashboard dành riêng cho doanh nghiệp, giúp ban quản lý có thể dễ dàng cập nhật và theo dõi thường xuyên tiến độ cũng như kết quả học tập của từng cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty. 

Ngoài ra, ứng dụng ELSA Speak còn cung cấp hệ thống kiểm tra năng lực ngoại ngữ, giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá quá trình đào tạo hoặc hỗ trợ cho quá trình tuyển dụng về sau. Có thể nói, đây chính là giải pháp nâng cao trình độ tiếng Anh hiệu quả cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Kết luận

Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng quý doanh nghiệp có thể phần nào hiểu được đào tạo nhân lực là gì, đồng thời tìm ra cách thức triển khai hoạt động đào tạo hiệu quả, phù hợp. Dù lựa chọn phương thức nào đi nữa, hãy luôn nhớ rằng nguồn nhân lực chính là yếu tố cốt lõi trong sự phát triển của một tổ chức. Do đó, hãy dành sự quan tâm đúng mức về vấn đề này để doanh nghiệp của bạn những bước tiến vượt bậc trong tương lai.

Ngoài ra, để nâng cao trình độ ngoại ngữ giúp đội ngũ nhân viên tự tin giao tiếp, ban lãnh đạo có thể đăng ký chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp của ELSA Speak để trải nghiệm ngay hôm nay!

Đào tạo nhân lực là gì?

Đào tạo nhân lực là hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian xác định của một tổ chức, nhằm giúp người lao động nắm rõ về kỹ năng và nghiệp vụ tại vị trí đảm nhận. 

Tại sao phải đào tạo nhân lực?

Giúp người lao động hiểu rõ vị trí và quy trình làm việc, từ đó thúc đẩy hiệu suất của doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận và củng cố vị thế trên thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề