Đánh giá veef quan hệ pháp thụy điển

Trong nền kinh tế thị trường xã hội, không chỉ vai trò của nhà nước được chú ý trong tạo lập môi trường kinh doanh và bảo đảm phúc lợi cho con người, mà vai trò của thị trường cũng rất quan trọng, được chú ý, phát huy trong khai thác các nguồn lực cho tăng trưởng. Chính sự kết hợp này đã thúc đẩy sự phát triển của Thụy Điển, đưa Thụy Điển từ một nước nghèo trở thành một trong những quốc gia giàu có ở khu vực châu Âu.

Trong các mô hình phát triển của châu Âu, mô hình kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển nhấn mạnh nhiều nhất đến vai trò của nhà nước. Nhà nước thực hiện bảo đảm phúc lợi cao cho người dân. Điều này được xây dựng dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung cho mọi người" của phái Xã hội - Dân chủ, đại diện là cựu Thủ tướng Thụy Điển P.A Hanson. Nhà nước phúc lợi Thụy Điển với khẩu hiệu “bình đẳng, bảo đảm xã hội, hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa mở rộng phúc lợi xã hội với sự tăng trưởng của kinh tế thị trường hỗn hợp.

Vai trò của nhà nước gắn kết chặt chẽ với mức độ phạm vi đáp ứng của các dịch vụ xã hội. Ở Thụy Điển, an sinh xã hội từ giáo dục, y tế đến phúc lợi đều được phân bổ rộng rãi, nghĩa là mọi người dân đều được bảo đảm các lợi ích và dịch vụ an sinh xã hội cơ bản với mức giá hợp lý và miễn phí.

Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh có nhiều biến đổi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và mức xuất khẩu, Nhà nước Thụy Điển đã có những điều chỉnh trong việc can thiệp thị trường, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. Điều này thể hiện trên những khía cạnh chính sau:

Một là, chính sách cải cách thuế nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước. Các cải cách về thuế đã làm cho sân chơi kinh doanh cân bằng một cách đáng kể. Ngoài thuế doanh nghiệp. Thụy Điển cũng cải cách một số loại thuế khác. Năm 2000, Thụy Điển cũng loại bỏ thuế thừa kế và thuế áp đặt lên người giàu có, khuyến khích những người kiếm nhiều tiền tái đầu tư vào nền kinh tế. Ngày nay, những cá nhân mở và sở hữu một doanh nghiệp cũng được giảm thuế đáng kể. Ví dụ, các doanh nhân có thể chuyển một phần lớn thu nhập cá nhân thành thu nhập từ vốn - có mức thuế thấp hơn.

Hai là, thực thi linh hoạt chính sách lãi suất nhằm đẩy lạm phát và kích thích đầu tư. Riksbank - Ngân hàng Trung ương của Thụy Điển là ngân hàng đầu tiên thực hiện chính sách lãi suất âm năm 2009. Thậm chí. Riksbank còn hạ lãi suất âm thấp hơn, xuống -0,5% từ mức -0,35% [tháng 2/2016], Sau cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng thương mại có xu hướng trữ tiền hơn là cho vay, bởi vì thứ nhất, họ cho rằng cẩn phải rất thận trọng và lo ngại "các nguy cơ bất ngờ” do các biến động kinh tế và tiền tệ khu vực; thứ hai, trữ tiền ở các ngân hàng trung ương thay vì cho vay để giảm “chi phí cơ hội”. Bởi vậy, chính sách lãi suất âm buộc các ngân hàng thương mại thay vì phải trả phí để nhờ ngân hàng trung ương giữ tiến hộ, họ sẽ rút tiền về và tăng cường cho vay tiêu dùng và đầu tư, và do đó, sẽ thúc đẩy lạm phát, kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Ba là, đầu tư tích cực cho kết cấu hạ tầng với chương trình đầu tư 10 năm có tổng trị giá 50 tỷ euro Kế hoạch tập trung đầu tư lớn của Thụy Điển cho cơ sở hạ tầng đã đem lại hiệu quả đáng kể khi ngành xây dựng Thụy Điển có doanh thu 50 tỷ euro mỗi năm. Những dự án về năng lượng cũng được Thụy Điển chú trọng khi quốc gia này tiêu thụ một lượng lớn diện năng cho sưởi ấm. Thụy Điển ước tính cần thêm 1,3GW để đáp ứng được nhu cầu năng lượng vào năm 2020. Thay vì gia tăng xây dựng các nhà máy nhiệt điện, điện hạt nhân hay nhập khẩu dầu mỏ, Thụy Điển lại tập trung phát triển năng lương sạch như mặt trời. Thụy Điển phấn đấu đạt 62% nguồn năng lượng toàn quốc là năng lượng sạch vào năm 2020 và hoàn toàn không dùng dầu mỏ vào năm 2030.

Để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, Chính phủ Thụy Điền đã ngưng điều tiết các ngành công nghiệp như taxi, điện, viễn thông, đường sắt và du lịch hàng không nội địa để tăng tính cạnh tranh. Thông qua việc cắt giảm thuế doanh nghiệp Chính phủ đã kích thích tinh thần khởi nghiệp. Những cải cách đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 52% xuống 22%, thấp hơn nhiều so với 39% của Mỹ.

Bốn là, nhà nước ban hành các chính sách tạo điều kiện và thúc đẩy sự tự chủ, sáng tạo của các cá nhân, thu hút người tài vào khu vực nhà nước. Trong xã hội Thụy Điển, những người được thu hút vào khu vực nhà nước không chỉ có trách nhiệm cống hiến mà họ còn xem đó như niềm tự hào. Bên cạnh đó chính phủ luôn thực hiện cải cách thể chế. hưởng đến một chính phủ minh bạch và hiệu quả, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng. Những can thiệp của nhà nước vào thị trường đã làm giảm chi phí giao dịch và sự thất thoát, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường theo hướng chú trọng vai trò điều tiết thu nhập của nhà nước cũng đã và đang đặt ra những thách thức với Thụy Điển. Một là thiếu hụt nguồn lao động có chuyên môn cao; hai là, cạnh tranh toàn cầu gia tăng, tạo sức ép với doanh nghiệp; ba là, dân số già hóa nhanh, tỷ lệ thất nghiệp cao; bốn là, tình trạng nhập cư gia tăng, tạo áp lực cho ngân sách nhà nước.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

1. Nhận thức về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường

Thụy Điển với mô hình nhà nước phúc lợi, thiên hướng chú trọng vai trò của nhà nước trong giải quyết các vấn đề xã hội cho thấy quốc gia này định hình một mô hình tăng trưởng mà trong đó đã định hướng vai trò của nhà nước và thị trường. Từ những phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường của Thụy Điển nêu trên cho trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường quốc gia này rất quan tâm đến mỗi quan hệ giữa nhà nước và thị trường trên cả phương diện lý thuyết cũng như trong thực tiễn phát triển. Thụy Điển đã định hình cho mình một mô hình phát triển phù hợp, là cơ sở xuất phát cho giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.

Việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường của Thụy Điển cho thấy mối quan hệ này tùy thuộc vào trình độ phát triển đặc thù của mỗi quốc gia và không có khuôn mẫu chung. Bản thân nền kinh tế Thụy Điển, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cũng đều có những điều chỉnh trong sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Đồng thời thực tiễn lịch sử cũng cho thấy, mô hình của Thụy Điển là phát triển nền kinh tế hỗn hợp mà ở đó vai trò của nhà nước và vai trò của thị trường đều được phát huy, bổ khuyết cho nhau. Đây là mô hình kinh tế hỗn hợp nhiều quốc gia đã có sự thành công trên bước đường phát triển của mình sau khi rút ra những bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của không ít nền kinh tế là do tuyệt đối hóa nhà nước hay tuyệt đối hóa thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường phát triển phương Tây nói chung và Thụy Điển nói riêng, nhà nước được chú ý nhiều hơn trong vai trò là người dẫn dắt, điều chỉnh. Vai trò này đặc biệt được chú ý trong các thời kỳ khủng hoảng. Thụy Điển đã đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa, hoặc chuyển giao theo hình thức đối tác công tư, nhà nước hầu như không triển khai đầu tư kinh doanh trực tiếp, các dịch vụ công cũng được chuyển cho tư nhân tham gia cung cấp. Với các công cụ điều tiết, nhất là các chính sách tài chính - tiền tệ, thuế, ngân sách, nhà nước xây dựng các chiến lược quy hoạch dài hạn... để điều chỉnh, định hướng nền kinh tế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể trên thị trường hoạt động.

Bên cạnh đó, thị trường thành công thì Nhà nước không nên can thiệp, chỉ can thiệp khi nhận thấy thị trường thất bại. Thụy Điển cũng như bất kỳ Nhà nước nào cũng đều có những điểm mạnh mà thị trường không có đó là cung cấp hóa công, duy trì trật tự xã hội hoạch định khung khổ thể chế điều tiết nền kinh tế: khắc phục những bất cập của thị trường.... Thụy Điển khai thác tốt được những điểm mạnh đó nên hiệu quả hoạt động của nhà nước được cải thiện. Thực tế, không thể phủ nhận vai trò của nhà nước Thụy Điển trong các lĩnh vực như: ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài chính và tiền tệ, củng cố an ninh - quốc phòng, cung cấp hàng hóa công cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giáo dục tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội, tạo dựng một bộ khung xã hội dưới sự điều hành của luật pháp, định hướng cạnh tranh một cách có hiệu quả bằng cách giảm độc quyền... Sự can thiệp của nhà nước Thụy Điển xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nên kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước cấn có giới hạn. Vai trò của nhà nước là xác định “quy tắc trò chơi" để can thiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn, thể hiện những khuyết tật của thị trường, bảo đảm tính chỉnh thể của nền kinh tế và cung cấp những dịch vụ phúc lợi cho xã hội. Mô hình Thụy Điển có nhiều ưu điểm, song cùng với thời gian, sự can thiệp của nhà nước đã dẫn đến tạo gánh nặng cho xã hội, tạo sức ì cho các doanh nghiệp và người lao động.

Có bốn loại mô hình đó là: [D] Mô hình Bảu Âu. Thụy Điển, Phan Lan Đan Mạch... [2] Mô hình Nam Âu Italy, Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha... [0] M hình lục địa: Pháp, Đức, Bi [0] Mô hình Anglo-Sixon Anh, Ireland.

Chủ Đề