Đánh giá thị trường sơn việt

Các công trình xây dựng quá ít, theo khảo sát thì lượng công trình mới chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm 2022.

  • 60% các cửa hàng sơn đang ở giai đoạn gồng mỏi tay
  • Các cửa hàng sơn đang làm mọi cách để sinh tồn giữa thời điểm bão tố: hạ giá, kinh doanh đủ loại, giảm bớt nhân sự, chủ cửa hàng đi giao hàng để tiết kiệm chi phí.
  • Thực tế các cửa hàng nhỏ lẻ, vốn ít dùng đòn bẩy ngân hàng trong những năm qua có khả năng mất khả năng thanh toán.

2. Lý do vì sao thị trường sơn lại ảm đạm như vậy?

Do ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế, sự đổ vỡ của BĐS và lãi suất tăng quá cao - chưa kể 1 số đại lý sơn bán hàng lấy tiền mua BDS mà bất động sản thì đang mất tính thanh khoản.

3. Diễn biến thị trường sẽ như thế nào ?

  • vậy thì năm 2023 này sẽ là 1 năm giết chết các cửa hàng sơn nhỏ lẻ, khả năng tài chính thấp.
  • Từ đại lý sơn nước , sẽ trở thành “cò bán sơn” - ko nhập hàng nhà máy nữa mà chỉ đi chào, có đơn hỏi giá vào giao lấy tiền chênh lệch sinh sống .

4. Lời khuyên từ Phân Phối Sơn giá sỉ.

→ Đây là thời kì mà các dòng sơn kinh tế, sơn giả lên ngôi , Khách hàng phải thật cẩn thận để mua sơn nhé quý vị. Hãy là những người mua hàng thông thái !

Ngành công nghiệp sơn và chất phủ tại Việt Nam dự đoán sẽ tăng trưởng lên mức 459 triệu USD vào cuối năm 2022, là ngành có sự tăng trưởng ổn định do những dấu hiệu tích cực từ lĩnh vực xây dựng.

Theo Báo cáo Tổng quan về ngành sơn và chất phủ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 600 doanh nghiệp hoạt động trong ngành này, trong đó có 70 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm hơn 65% thị phần tại Việt Nam. Các công ty trong nước chỉ chiếm 35% thị phần.

Hiện tại, các công ty đa quốc gia dù số lượng nhỏ nhưng đang nắm giữ phần lớn dung lượng thị trường, tiêu biểu là các nhà sản xuất sơn và chất phủ đa quốc gia như AkzoNobel, Jotun, Nippon và các công ty trong khu vực Đông Nam Á như Toa, 4 Oranges… Gần đây, năng lực của các công ty trong nước cũng đang dần cải thiện, có sự đầu tư dây chuyện máy móc hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Sơn Granzone cũng là một trong những thương hiệu trẻ đang vươn lên nhằm thể hiện sức cạnh tranh trong thị trường đầy sôi động.

.png)

Sau đại dịch Covid, phân khúc sơn dành cho nhà ở đang có cơ hội bứt phá mạnh mẽ, chiếm thị phần lớn trong tổng kim ngạch sản phẩm ngành sơn và chất phủ với 62% sản lượng. Dự kiến cuối năm 2022, thị trường bán lẻ sơn và chất phủ trang trí tại Việt Nam sẽ tăng 30% từ 89.000 tỷ đồng (382 triệu USD) lên 107.000 tỷ đồng (459 triệu USD).

Sự trỗi dậy của thị trường bất động sản đang tạo nên cơn sốt trên thị trường. Tuy nhiên, cuộc đua về chất lượng sơn, chủng loại, tính năng và màu sắc giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

.png)

Không thể phủ nhận thực tế là các sản phẩm do công ty nước ngoài sản xuất chuyên nghiệp và có nhiều chủng loại hơn hẳn so với các công ty trong nước. Sơn phục vụ cho nhiều mục đích: đóng tàu, sơn tôn mạ kẽm, sơn sân bay, đồ gỗ, đồ nội thất, vỏ nước giải khát… Dù chỉ chiếm 35% thị phần nhưng các công ty trong nước vẫn có thể giữ mức tăng trưởng khả quan. Đặc biệt, ở các thị trường tỉnh, sơn trong nước vẫn chiếm ưu thế, phục vụ cho tầng lớp bình dân.

Tuy nhiên, người dân cũng cần lưu ý đến chất lượng sơn và nên mua sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, có đầy đủ giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và tem niêm phong an toàn trước khi mở nắp sản phẩm để yên tâm sử dụng cho các công trình.

Với những tiềm năng và không ít thách thức kể trên, có thể nói, ngành sơn và chất phủ tại Việt Nam vẫn là một ngành còn nhiều dư địa để phát triển đòi hỏi sự tập trung đầu tư nghiên cứu để nâng cao cả chất và lượng một cách bền vững.

Thị trường sơn đã đồng hành cùng với sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng và phát triển mạnh trong 10 năm gần đây. Với hàng trăm thương hiệu từ nước ngoài cho tới nội địa, sản phẩm sơn ngày càng đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc… Ông Nguyễn Tiến Quân - chủ một đại lý sơn tại đường Phùng Khoang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, thị trường sơn hiện nay là cuộc chạy đua nhằm thu hút khách hàng của các DN trong và ngoài nước. Từ những “ông lớn” như Jotun, Dulux, Nippon Paint, 4 Oranges đến nhiều nhãn hiệu vừa và nhỏ như Galaxy, Alex, Kavic, Joton, Jymec... đều đang cố gắng tạo lập chỗ đứng trên thị trường, liên tục cải tiến, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc... khiến cho việc cạnh tranh có phần khốc liệt.

Đơn cử, với AkzoNobel, chủ lực của công ty này chính là dòng sản phẩm Dulux Weathershield dành cho sơn ngoại thất, Dulux 5 trong 1 dành cho sơn nội thất, đã phát triển, ứng dụng tính năng làm mát có công nghệ phản xạ nhiệt làm giảm nhiệt độ bên ngoài bức tường so với loại sơn ngoài trời thông thường. Hoặc như Jotun Việt Nam đưa ra thị trường sản phẩm sơn ngoại thất Jotashield chống phai màu, giúp kéo dài thời gian sơn phủ lại ngôi nhà. Trong khi đó, sản phẩm sơn Mykolor, Spec của 4 Oranges được tích hợp những đặc tính thân thiện với môi trường, không chứa chì, thủy ngân...

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thị trường, đứng trước sức ép từ những “ông lớn”, các hãng sơn nội địa dù lép vế, song lại không hề e dè tiếp cận thị trường. Việc tập trung nghiên cứu, phát triển tính năng độc đáo để tạo điểm khác biệt đã giúp cho các DN nội duy trì được thương hiệu, sản lượng, thị phần khách hàng. "Đơn cử như Kavic đã đưa ra thị trường sản phẩm sơn bóng nội thất KA-388, sơn bóng ngoại thất KA-683 khá tốt, dễ thi công, giá cả rất vừa túi tiền. Bên cạnh đó còn có sản phẩm sơn chống thấm xi măng KA-889 ứng dụng công nghệ Nano, có tính năng chống thấm, tia cực tím đang được ưa chuộng" - ông Nguyễn Tiến Quân thông tin.

Chọn sản phẩm phù hợp với công năng

Qua tham khảo, các chủ cửa hàng kinh doanh sơn đều cho biết, việc lựa chọn sơn nước với cả công trình nhà ở riêng lẻ hay dự án lớn đều chú tâm 3 yếu tố: Giá cả, chất lượng và thương hiệu. Tiếp đó sẽ cân nhắc về những ưu điểm các thương hiệu sơn mang lại (độ phủ, độ bóng, màu sắc, tính thẩm mỹ cùng tiêu chí như chống rạn nứt, tự làm sạch...), đến khi dòng sản phẩm được đảm bảo sẽ ký hợp đồng lựa chọn thương hiệu đó. Về mức giá cũng đa dạng để người tiêu dùng lựa chọn, trên thị trường ghi nhận dao động từ 350.000 – 2.500.000 đồng/thùng, tùy thuộc vào chất lượng, độ bám dính tốt, dễ lau chùi, chống ẩm mốc và thân thiện với môi trường.

Nhưng tùy theo điều kiện địa lý, môi trường, thời tiết khí hậu của mỗi công trình mà sẽ có những sản phẩm sơn thích hợp. Tiêu chí đánh giá sơn tường trong nhà lại khác với sơn tường ngoài trời nên không thể áp dụng cùng một loại sơn để đánh giá tốt hay không tốt. Vì vậy, người tiêu dùng có thể dựa trên một số tiêu chí như sơn được cung cấp từ thương hiệu uy tín, bán tại cửa hàng chính hãng. Sơn nước cần đảm bảo yếu tố như màu sắc đa dạng, phong phú, các tính năng tốt, độ bám dính cao, độ bền màu lâu dài, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng cũng như môi trường.

Bà Phạm Hoá, chủ đại lý và thi công sơn tường Phú Minh phố Linh Đường (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, xu hướng màu sơn nhà trong năm nay chủ đề đa phần theo hơi hướng "tông - xoẹt - tông" khi màu sắc đồ vật trong nhà hài hoà với màu sơn của tường, nổi lên 4 màu chính, đó là: Xám ghi, nâu kem, xanh dương đậm và xanh pastel. Màu xám ghi dành cho những khách hàng yêu thích sự sang trọng cho bối cảnh, bài trí trong không gian sống. Với màu nâu kem sẽ mang lại cảm giác lịch sự, vẻ đẹp thanh bình, tràn ngập ánh nắng, giống như được mặt trời chiếu sáng mọi nơi trong căn nhà. Màu xanh pastel hay xanh dương đậm mang cảm giác dịu mát, thư thái, đồng thời đem lại cảm giác tươi mới, tinh tế, thẩm mỹ.

Mức tăng trưởng của thị trường sơn sẽ được cộng hưởng theo đà phục hồi của thị trường bất động sản. Khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều DN sản xuất, tính cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, cũng vì thế, khách hàng có thêm sự lựa chọn.