Đánh giá thị trường cà phê việt nam năm 2024

Tại Hội nghị Cà phê Quốc tế châu Á tổ chức hai ngày 5,6 -12-2023 tại TP.HCM, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Intimex Group, tập đoàn xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất Việt Nam, đã đưa ra nhận định niên vụ cà phê năm 2023-2024 và xu hướng xuất khẩu của ngành cà phê trong năm 2024.

Theo ông Nam, niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến giảm nhẹ, khoảng 1,6 – 1,7 triệu tấn. Năng suất cà phê tăng ở Lâm Đồng nhưng giảm ở nhiều tỉnh khác như Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Diện tích vùng trồng cà phê đang tiếp tục có xu hướng giảm, đặc biệt ở Đắk Lắk, Đắc Nông. Thu hoạch muộn hơn mọi năm do mưa tại các vùng trồng chính.

“Lượng tiêu thụ cà phê nội địa dự kiến tiếp tục tăng, tổng năng suất nhà máy chế biến cà phê hòa tan ước tính 100.000 tấn thành phẩm/năm, tương đương 230.000 tấn cà phê nhân và dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới do có nhiều dự án đầu tư, mở rộng công suất nhà máy”- ông Nam chia sẻ.

Đánh giá thị trường cà phê việt nam năm 2024
Lượng tiêu thụ cà phê trong nước năm 2024 dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới.

Trong năm 2024, thị trường cà phê rang xay chế biến, tiêu thụ nội địa ổn định, dự kiến khoảng 150.000 tấn. Tổng lượng cà phê nhân tiêu thụ nội địa có thể tăng lên 350.000- 400.000 tấn/năm nếu các nhà máy cà phê hòa tan đạt hết công suất.

Cà phê bán được giá trong năm 2024

Về xuất khẩu, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Tập đoàn Intimex phân tích sản lượng xuất khẩu cà phê dự kiến giảm, đặc biệt sau tết Nguyên Đán vào tháng 2-2024.

Cà phê vụ mới đang chào bán mức 60.000 đồng/kg, giao hàng tháng 12-2023 và tháng 1-2024. Mức giá này cao hơn nhiều so với vụ trước do nhu cầu mua lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp FDI.

Dự kiến mức giá chào bán này sẽ còn tiếp tục tăng đến tháng 4-2024 do người dân sẽ hạn chế bán ra. Giá nội địa sẽ tiếp tục đứng ở quanh mức 60.000 đồng/kg, có thể còn tăng sau Tết nhưng sẽ khó tăng cao.

Giá trừ lùi xuất khẩu dự kiến sẽ co lại ở mức +150 đến + 200USD, nếu giá cà phê giao dịch trên sàn London giảm dưới mức 2.200USD/tấn. Theo ông Nam, khả năng sẽ không xảy ra tình trạng trễ hạn giao hàng trong vụ mới do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và FDI đều rút kinh nghiệm từ vụ trước.

Đánh giá thị trường cà phê việt nam năm 2024
Nhiều dự án đầu tư, mở rộng công suất nhà máy chế biến cà phê hòa tan tăng trong năm tới.

Thị trường thế giới siết tiêu chuẩn

Theo ông Đỗ Hà Nam, năm 2024, các nhà rang xay lớn của thế giới như JDE, Nestle, Tchibo… sẽ tiếp tục phối hợp với các chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp để xây dựng các chương trình cà phê bền vững cũng như cam kết tăng mạnh sản lượng cà phê có chứng nhận trong các năm tới.

Thị trường EU đang siết chặt quy định về nhập khẩu, yêu cầu về việc truy xuất nguồn gốc – chống phá rừng (EUDR) cho sản phẩm cà phê. Do đó, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành hàng cà phê, đặc biệt là vai trò của nhà xuất khẩu phải tăng khả năng thích ứng và hành động để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định thị trường đặt ra. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng xuất khẩu của vụ 2023-2024 và đặc biệt từ vụ 2024-2025 trở đi, khi quy định dự kiến sẽ chính thức áp dụng.

Đánh giá thị trường cà phê việt nam năm 2024
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong tháng 11-2023 đạt mức 3.148 USD/tấn, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Về phía Intimex Group, tập đoàn dự kiến nâng công suất nhà máy cà phê hòa tan lên gấp 2 lần. Tập trung xây dựng và triển khai các dự án cà phê bền vững. Phối hợp các chính quyền, hiệp hội, tổ chức, công ty đối tác trong việc xây dựng đề án, giải pháp theo quy định về chống phá rừng EUDR từ nay đến hết năm 2024”- ông Nam thông tin.

Cà phê Việt Nam xuất khẩu thu về hơn 3,5 tỉ USD

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,4 triệu tấn, trị giá hơn 3,5 tỉ USD, giảm 13% về lượng và giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân của cà phê Việt Nam trong tháng 11-2023 đạt mức 3.148 USD/tấn, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 11 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.570 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển với nhiều loại hình sản xuất. Ngoài cây lúa, cao su, điều… thì Việt Nam còn là nước chú trọng trong việc nuôi trồng và sản xuất cây cà phê. Cây cà phê đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nhưng bạn đã biết những giá trị mà loại cây này mang lại cho chúng ta hay chưa? Bài viết dưới đây có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về giá trị và tiềm năng thị trường mà cây cà phê mang lại.

Tổng Quan về cà phê

Nguồn Gốc và Lịch Sử

Theo những ghi chép của con người còn lại cho đến ngày nay thì cà phê được phát hiện đầu tiên ở vùng đất Kaffa (Ethiopia ngày nay) từ thế kỷ thứ IX. Đến thế kỷ XIV những người nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang xứ Ả Rập. Nhưng tới tận thế kỷ XV người ta mới biết rang cà phê lên và sử dụng làm đồ uống. Cà phê đã trở thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập và là nơi trồng cà phê đặc quyền.

Lần đầu tiên cà phê được đưa vào Việt Nam là năm 1875 được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các tỉnh miền Trung. Cho đến nay sản lượng cà phê cả nước chiếm 10% sản lượng nông nghiệp, chiếm 16% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Điều này góp phần làm ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người.

Đánh giá thị trường cà phê việt nam năm 2024

Nguồn gốc và lịch sử của cà phê

Đặc điểm nhận dạng

Nói về cây cà phê trước hết ta nói về đặc điểm hình dạng của cây: thân cây, lá cây, rễ cây, hoa và quả cà phê. Cây cà phê có thể cao đến 6m, 10m hay 15m tùy theo từng loại cây nhưng người trồng cà phê thường hãm ngọn ở chiều cao 2-4m do trồng tập trung. Lá cà phê có hình oval thon dài, mặt trên xanh bóng màu đậm, mặt dưới màu thường nhạt hơn, cuống lá ngắn.

Rễ cà phê là dạng rễ cọc, đâm sâu vào đất khoảng từ 1-2m, bên cạnh đó còn có hệ thống rễ phụ tỏa ra xung quanh, nằm sát mặt đất để hút chất dinh dưỡng. Hoa cà phê có màu trắng, 5 cánh, thường nở thành chùm, hoa nở kéo dài 3-4 ngày, thời gian thụ phấn chỉ vài giờ đồng hồ, khi hoa nở có mùi rất thơm, dễ chịu. Quả cà phê sau khi thụ phấn sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình bầu dục nhỏ, bề ngoài trông giống như quả anh đào. Màu sắc của quả sẽ thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ nâu trong thời gian chín.

Một quả cà phê thường chứa hai hạt (thỉnh thoảng cũng có quả chỉ có một hạt), chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau, ngăn cách bởi một mặt phẳng hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt sẽ được bảo vệ bởi hai lớp mang bao phủ mỏng: một lớp màu trắng bám chặt lấy vỏ hạt, một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xanh hoặc xám xanh.

Đánh giá thị trường cà phê việt nam năm 2024

Đặc điểm nhận dạng cà phê

Xem thêm: Công nghiệp hóa chất và định hướng phát triển

Cách trồng và Điều kiện giúp cây phát triển

Quy trình để trồng cà phê cũng không quá phức tạp, chỉ cần ta biết cách và chăm sóc tốt. Về phần đất trồng, cây cà phê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha,…; đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, có độ pH từ 5.0-6.5. Về điều kiện thời tiết như gió và ánh sáng thì cây cần được trồng cạnh những cây có khả năng chắn gió tốt.

Cà phê là cây ưa ánh sáng tán xạ vì vậy nên trồng cà phê xen lẫn với bơ, sẽ giúp giảm ánh sáng trực tiếp chiếu lên cây. Cây cà phê thường được trồng vào vụ Thu (tháng 8-9) hoặc vụ xuân (tháng 2-3) dương lịch. Trước khi trồng, chúng ta phải đào hố và bón lót phân trước một tháng, sau đó tiến hành trồng cây con vào hố. Khi trồng cần xé nhẹ lớp ni-lon của bầu ươm, chú ý không làm vỡ bầu rồi đặt chính giữa hố và lấp đất.

Trong quá trình phát triển của cây cà phê cần chú ý đến quy trình chăm sóc tưới nước và bón phân cho cây, hãm cây ở độ cao vừa phải. Đến thời gian thu hái cà phê cần hái đúng độ chín, không hái quả xanh

Giá trị Và những tiềm năng thị trường mà cây cà phê mang lại

Tuy là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới (sau Brazil) nhưng giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn ở mức thấp, bởi sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, còn thị trường cà phê rang xay, hòa tan chưa được khai thác đúng mức. Chính vì thế, chiến lược của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian tới là đẩy mạnh sản xuất cà phê rang xay, hòa tan để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tiềm năng thị trường xuất khẩu

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đến hơn 80 thị trường trên thế giới. Trong đó, Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường dẫn đầu với lượng nhập khẩu trên 10% cà phê của Việt Nam, xếp sau lần lượt là các thị trường Tây Ban Nha, Ý và Nhật Bản.

Tuy là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới (riêng cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu khoảng hàng năm đạt khoảng 11,6 -11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 - 2,8 tỷ USD), thế nhưng giá trị xuất khẩu của Việt Nam chưa bao giờ ở mức cao do sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, là loại cà phê chưa qua chế biến. Các loại khác bao gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan xuất khẩu giữ mức thấp, khi tổng tỷ trọng 2 loại này chỉ ở mức trên dưới 5%.

Trong khi đó, theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, cà phê rang xay, hòa tan hiện đang được các nước trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng. Việt Nam cũng không ngoại lệ, xu hướng tiêu dùng cà phê trong nước cũng tăng mạnh. Đối với xuất khẩu, cà phê rang xay, hoà tan cũng đang được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo, chiếm 12% trong tổng lượng xuất khẩu cả phê cả nước.

Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, cho biết theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, tiêu thụ cà phê hòa tan trên thế giới tăng trưởng mạnh trong những năm qua cũng như trong thời gian tới. Số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Do đó, Việt Nam đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới do sở hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào, là nguyên liệu chính để chế biến cà phê hòa tan. Dự kiến năm nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt khoảng 1,3 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu khoảng hơn 2 tỷ USD. “Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, ngành cà phê đang cố gắng sẽ xuất khẩu bằng năm ngoái với 1,6 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,8 tỷ USD. Nếu có giảm thì chỉ giảm ít, nhưng lượng xuất khẩu cà phê rang xay, hoà tan phải tăng thêm trong sản lượng xuất khẩu”, ông Lương Văn Tự cho biết thêm.

Theo ông Lương Văn Tự, từ ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, cà phê hòa tan xuất khẩu vào EU được hưởng thuế xuất bằng 0% so với mức từ 10 - 20% trước đây, là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp cà phê. Mức thuế mới tạo lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê hòa tan vào thị trường lớn này.

Đánh giá thị trường cà phê việt nam năm 2024

Tiềm năng thị trường xuất khẩu của cà phê

Tiềm năng thị trường nội địa

Không chỉ đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành cà phê Việt Nam còn muốn mở rộng thị trường nội địa. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 500.000 quán cà phê, bao gồm các chuỗi quán, quán cà phê lẻ, quán cà phê vỉa hè... tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... “Đáng chú ý, người tiêu dùng cà phê Việt Nam ngày càng có xu hướng tiêu dùng cà phê nguyên chất.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu dùng cà phê của người dân Việt Nam vẫn còn thấp. Theo số liệu công bố năm 2018 - 2019, Việt Nam tiêu thụ khoảng 162.000 tấn cà phê. Tuy nhiên, so với 5 - 10 năm trước, tỷ lệ tiêu thụ cà phê nội địa chỉ đạt khoảng 6 -7% sản lượng cả nước với 0,5kg/người/năm. Đến nay, tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đã tăng mạnh trên dưới 13% sản lượng, tương đương khoảng 200.000 tấn/năm với khoảng 2kg/người/năm”, ông Nguyễn Nam Hải chia sẻ.

Mặt khác, trước đây sản phẩm cà phê tiêu thụ nội địa chỉ có ít thương hiệu doanh nghiệp trong nước như Vina cafe Biên Hoà, Trung Nguyên, Phuơng Vy... Chỉ gần 5 năm gần đây, cùng với sự phát triển tiêu thụ cà phê nội địa thì hàng loạt các thương hiệu cà phê Việt Nam xuất hiện và được người tiêu dùng biết đến. Đặc biệt, 2 công ty cà phê là Intimex và Tín nghĩa đã đầu tư 30 triệu USD để xây dựng hệ thống nhà máy cà phê rang xay, hoà tan, tạo nguyên liệu và sản phẩm chất lượng cho thị trường nội địa.

Theo ông Lương Văn Tự, điều này minh chứng các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đã dần chú trọng đến thị trường nội địa hơn. Tuy nhiên, để phát triển thị trường cà phê nội địa và xuất khẩu bền vững, chiến lược ngành cà phê trong thời gian tới xác định sang thời kỳ mới, không tăng diện tích mà tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đẩy mạnh xuất khẩu theo Hiệp định thương mại mới là mở rộng thị trường cà phê rang xay, hòa tan Việt Nam.

Vì thế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cà phê tập trung đẩy mạnh xuất khẩu cà phê rang xay hoà tan và những sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao. Phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu không chỉ 3 tỷ USD mà sẽ tăng gấp đôi là 6 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, trong đó xuất khẩu cà phê rang xay, hoà tan tăng 30%. Để đạt được điều này, theo ông Nguyễn Nam Hải, các doanh nghiệp cần phải đầu tư đầu tư khâu chế biến, chất lượng, xây dựng thương hiệu, quảng bá và đẩy mạnh mở rộng thị trường.

Điển hình như Intimex, Tín Nghĩa, An Thái, Việt Mỹ... đã xây dựng nhà máy cà phê rang xay, hoà tan trong thời gian vừa qua; chưa kể, các doanh nghiệp đầu tư những máy rang xay nhỏ. Ngoài ra, doanh nghiệp không nên chạy theo số lượng xuất khẩu lớn mà có thể tập trung đẩy mạnh xuất khẩu theo đơn hàng nhỏ nhưng thuộc đặc sản chất lượng cao, giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra, đồng thời nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, ngành cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp cụ thể.

Trong đó, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao; thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu; tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.