Đánh giá lại tài sản cố định khi nào

Cách hạch toán Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC [Có hiệu lực từ ngày 1/1/2015]. Thay thế Chế độ kế toán theo QĐ 15: Dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở doanh nghiệp.

1. Nguyên tắc kế toán

  1. Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở doanh nghiệp. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở dang…
    1. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau: - Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản;
      - Khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
    2. Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi đưa tài sản đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, thay đổi hình thức sở hữu. Khoản chênh lệch đánh giá lại trong các trường hợp này được phản ánh vào TK 711 – Thu nhập khác [nếu là lãi] hoặc TK 811 – Chi phí khác [nếu là lỗ].
    3. Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định, Hội đồng định giá tài sản hoặc cơ quan thẩm định giá chuyên nghiệp xác định. đ] Số chênh lệch giá do đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo pháp luật hiện hành.

2.Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản Bên Nợ: - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản; - Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản. Bên Có: - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản; - Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản. Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có: Số dư bên Nợ: Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý. Số dư bên Có: Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

  1. Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản cố định, bất động sản đầu tư, vật tư, hàng hóa… hoặc định giá khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản vào sổ kế toán.

- Tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 10, khoản 2, khoản 4 Điều 15 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 10. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định

1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:

…b] Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định [trừ tài sản cố định là quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều này], cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.

“Điều 15. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.

…4. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó”.

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 45/2018/TT-BTC, trường hợp nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp thay đổi nguyên giá. Theo đó, khi thay đổi nguyên giá, đơn vị xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định tại thời điểm thay đổi nguyên giá. Căn cứ nguyên giá mới sau khi được xác định lại [nguyên giá mới = nguyên giá cũ + giá trị quyết toán được duyệt của giá trị nâng cấp/mở rộng/sửa chữa] và tỷ lệ hao mòn của tài sản cố định, đơn vị tiếp tục tính hao mòn cho các năm còn lại.

Vì vậy, căn cứ quy định nêu trên, đề nghị độc giả rà soát lại trường hợp sửa chữa, chống xuống cấp nhà cấp III, cấp IV của đơn vị mình có thuộc trường hợp phải thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 hay không để thực hiện xác định lại nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định đảm bảo chế độ quy định.

2.2. Về việc xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn

Việc xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn được quy định tại Điều 14 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính. Vì vậy, đề nghị độc giả căn cứ quy định nêu trên để xác định trường hợp cụ thể của đơn vị có thuộc trường hợp phải xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn hay không; trên cơ sở đó thực hiện theo đúng quy định.

Trên đây là trả lời của Cục QLCS, đề nghị Cục TH&TKTC tổng hợp để trả lời cho bạn đọc theo quy trình./.

Chênh lệch đánh giá lại tài sản phát sinh khi nào?

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản 412 [chênh lệch đánh giá lại tài sản] trong các trường hợp sau: + Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản; + Khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Tài sản cố định được đánh giá lại bất cứ khi nào?

– Tài sản cố định sẽ được đánh giá lại khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. – Khi các doanh nghiệp muốn cơ cấu lại tổ chức. Thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Thay đổi hình thức kinh doanh, sát nhập.

Giá trị còn lại của TSCĐ đánh giá lại được xác định như thế nào?

Giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến ngày 31/12 năm [n] = nguyên giá năm [n] của tài sản cố định – số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định tính đến 31/12 năm [n].

Tài sản cố định được ghi nhận khi nào?

Nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; [1] Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; [2] Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Chủ Đề