So sánh cuộc chiến lược chiến tranh mĩ sử 9

Thủ đoạn - Dồn dân lập ấp chiến lược - coi đây là quốc sách hàng đầu, là xương sống của chiến tranh đặc biệt - Thực hiện chiến thuật “Trực thăng vận, thiết xa vận”

  • Tiến hành các cuộc hành quân nhằm “tìm diệt và bình định ”

_ Sử dụng thủ đoạn ngoại giao: Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô để ngăn chặn sự giúp đỡ của các nước này cho cuộc kháng chiến của ta.

Hành động - Từ 1961 – 1963: Thực hiện kế hoạch Xtalay Taylo : + Tăng nhanh lực lượng cố vấn quân sự + Tăng cường viện trợ cho quân đội Sài Gòn + Tiến hành các cuộc càn quét - Từ 1964 – 1965: Thực hiện kế hoạch Giôn – xơn Mác Namara

  • Tăng nhanh lực lượng quân Mĩ và quân các nước Đồng minh của Mĩ vào miền Nam. Quân số cao nhất năm 1969 là gần 1,5 triệu quân, trong đó lính Mĩ chiếm hơn nửa triệu.
  • Tiến hành 2 đợt phản công chiến lược lớn là
  • mùa khô 1965 – 1966: có 450 cuộc phản công, trong đó có 5 cuộc hành quân tìm diệt lớn nhằm vào 2 hướng chiến lược chính và Đông Nam Bộ và Liên khu V
  • Mùa khô 1966 – 1967: với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn tìm diệt và bình định. Lớn nhất là cuộc hành quân Gianxon Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu [ chiến khu D]
  • Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc chính thức bắt đầu từ 7/2/1965.
  • Mở rộng xâm lược Campuchia
  • Tăng cường chiến tranh ở Lào

Như vậy, các chiến lược chiến tranh của Mĩ đều giống nhau ở hình thức, lực lượng hỗ trỡ và mục tiêu muốn tiêu diệt các lực lượng cách mạng để biến Việt Nam và Đông Dương trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hóa chiến tranh có sự giống nhau là có sử dụng chủ lực là quân đội Sài Gòn và âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”. Việc mở rộng quy mô của các chiến lược chiến tranh thể hiện sự mở rộng và tăng cường chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Nhưng sự thay đổi liên tục trong lực lượng chủ lực lại cho thấy sự bế tắc của Mĩ khi tiến hành các chiến lược chiến tranh. 2. Nhân dân miền Nam chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh. Phương hướng của ta: Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công địch trên 3 vùng chiến lược [ Rừng núi, đồng bằng và đô thị] và 3 mũi giáp công Chính trị, quân sự và binh vận 2. Đánh thắng Chiến tranh đặc biệt - Phong trào phá ấp chiến lược ở vùng nông thôn và rừng núi với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”. → Làm thất bại quốc sách ấp chiến lược của chiến tranh đặc biệt

  • Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị → đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. [ 1/11/1963, Mĩ đã giật dây cho tướng lĩnh quân đội làm đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, sau đó chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên]
  • Trên mặt trận quân sự:
  • Mở đầu: Chiến thắng Ấp Bắc [ Mĩ Tho], bước đầu làm thất bại chiến thuật “Trực thăng vận và thiết xa vận”, làm dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
  • Chiến thắng Bình Giã - khiến chiến lược chiến tranh đặc biệt bị phá sản về cơ bản
  • Các chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài – làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
  • Đánh thắng Chiến tranh cục bộ Ở vùng nông thôn: phong trào chống ách kìm kẹp, Phá ấp chiến lược
  • Ở vùng đô thị: đấu tranh đòi Mĩ rút về nước → Uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Có cơ quan thường trực ở hầu hết các nước xhcn, Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ.
  • Mặt trận quân sự:
  • Mở đầu là chiến thắng Núi Thành [ Quảng Nam] và Vạn Tường [ Quảng Ngãi] Chiến thắng Vạn Tường được coi là trận Ấp Bắc đối với quân Mĩ [ cho thấy khả năng đánh thắng quân Mĩ của nhân dân Miền Nam] và mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”
  • Chiến thắng mùa khô [ 1965 -1966]
  • Chiến thắng mùa khô 1966 – 1967 → Ta nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta
  • Chiến thắng quan trọng nhất là Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân [1968] Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ta trọng tâm tiến công vào các đô thị , nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giành chính quyền về tay nhân dân và buộc Mĩ phải đàm phán , rút quân về nước Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân diễn ra qua 3 đợt , đánh đòn bất ngờ khiến quân địch choáng váng. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân có ý nghĩa lớn: làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ , buộc Mĩ phải tuyên bố Phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược Đánh dấu phá sản hoàn toàn chiến tranh cục bộ Chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc Mĩ chấp nhận đến đàm phán ở Pari Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • Đánh thắng Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh. - Để đấu tranh với địch trên bàn đàm phán, ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đây là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam.
  • Ở các vùng nông thôn, rừng núi: phong trào nổi dậy chống bình định phá ấp chiến lược
  • Ở đô thị: Phong trào đấu tranh chính trị rầm rộ
  • Xây dựng khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương qua Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia ngày 24 và 25/4/
  • Trên mặt trận quân sự:
  • Phối hợp quân đội Việt Nam và Cam puchia: từ ngày 30/4-30/6/1970 đập tan cuộc hành quân của 10 vạn quân Mĩ và quân độ Sài Gòn.
  • Phối hợp quân đội Việt Nam và Lào: ngày 12/2 đến 23/3/1971, đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719”
  • Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc.
  • Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và rút hết quân đội về nước.
  • Nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ đánh cho Mĩ cút , làm so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi cho cách mạng, tạo ra điều kiện thuận lợi để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. So sánh hiệp định Giơ ne vơ và Pari a. Hoàn cảnh kí kết.
  • Giống nhau: - Đều xuất phát từ thắng lợi quân sự quyết định:
  • Hiệp định Giơnevơ [1954]: Chiến thắng ĐBP 1954, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của TDP.
  • Hiệp định Pari: Chiến thắng “ĐBP trên không” trong 12 ngày đêm [từ 18 đến 29/12/1972], đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Mĩ ở VN.
  • Khác nhau: - Thành phần tham dự:
  • Hiệp định Giơnevơ [1954]: gồm 9 bên [Anh, Pháp, Mĩ, LX, TQ, 3 chính phủ tay sai của Pháp ở ĐD, VN]. Do vậy đây là một hội nghị mang tính quốc tế để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở ĐD. Hoàn cảnh quốc tế lúc đó KHÔNG THUẬN LỢI cho nhân dân ta.
  • Hiệp định Pari: Gồm 4 bên [VN, Mặt trận Dân tộc giải phóng MNVN, Hoa Kì, chính quyền Sài Gòn]. Nhưng thực chất là lập trường của 2 bên: VN và Hoa Kì. Hoàn cảnh kí kết CÓ LỢI hơn so với Hiệp định Giơnevơ. b. Nội dung Hiệp định:
  • Giống nhau: Các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN. Các nước đế quốc cam kết rút hết quân xâm lược về nước để VN tự quyết định tương lai chính trị của mình.
  • Khác nhau:
  • Quy định vị trí đóng quân:
  • Hiệp định Giơnevơ [1954]: Quy định ở VN được phân chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt. từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc thuộc quyền kiểm soát của ta, từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc quyền kiểm soát của địch. Do đó, hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
  • Hiệp định Pari: Không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Tình hình sau Hiệp định có lợi cho ta.
  • Quy định thời gian rút quân:
  • Hiệp định Giơnevơ [1954]: Pháp phải rút khỏi MBVN sau 300 ngày và Nam ĐD sau hai năm. Do đó, Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta.
  • Hiệp định Pari: Mĩ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi kí kết Hiệp định. Vì vậy, điều kiện phá hoại cách mạng của Mĩ bị hạn chế. c. Ý nghĩa:
  • Giống nhau:
  • Đều là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với đấu tranh ngoại giao, là kết quả của sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
  • Các nước đế quốc công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và rút quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước.
  • Khác nhau:
  • Hiệp định Giơnevơ [1954]: Tuy là một thắng lợi của nhân dân VN trong kháng chiến chống Pháp nhưng chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được MB. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn còn tiếp tục để giải phóng MN, thống nhất đất nước vì sau khi Pháp rút quân ở MN liền có Mĩ thay thế.
  • Hiệp định Pari: Việc quân Mĩ phải rút khỏi nước ta, phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ND ta làm cho chính quyền Sài Gòn bị suy yếu, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi theo hướng có lợi cho ta. Do đó tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn MN.
  • MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH – LẤN CHIẾM” TẠO THẾ VÀ LỰC TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM [1973 – 1975] a. Âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn
  • Ngày 29/3/1973, toán lính của Mĩ cuối rút khỏi miền Nam, nhưng Mĩ vẫn theo đuổi mục tiêu Việt Nam hoá chiến tranh , duy trì một lực lượng hải quân và không quân ở Vịnh Bắc Bộ, Thái Lan và Guam, để lại ở miền Nam “những người lính không mặc quân phục” cùng các nhân viên dân sự; đổi tên cơ quan chỉ huy quân sự Mỹ [MACV] thành cơ quan ngoại giao – tuỳ viên quốc phòng [DAO]. Trước ngày ký Hiệp định

Pari, Mỹ chuyển giao các căn cứ quân sự Mỹ cho chính quyền Sài Gòn cùng với viện trợ khẩn cấp một lượng vật chất khổng lồ.

Chủ Đề