Đánh giá học viện chính trị hà đông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Học viện Chính trịQuốc giaThành lậpPhân cấpNhiệm vụQuy môBộ phận củaBộ chỉ huyHành khúcWebsiteChỉ huyGiám đốcChính ủy
Quân đội Nhân dân Việt Nam


Quân kỳ


Phù hiệu

Việt Nam
25 tháng 10 năm 1951; 70 năm trước
Học viện quân sự cấp trung
Đào tạo cán bộ chính trị cấp Trung, sư đoàn [Chiến dịch]
4.000 người
Bộ Quốc phòng
124 phố Ngô Quyền, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Bài hát truyền thống Nhà trường
hocvienchinhtribqp.edu.vn
Nguyễn Văn Bạo
Phạm Tiến Dũng

  • x
  • t
  • s

Học viện Chính trị [1] trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một học viện quân sự cấp trung, là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn, cán bộ cấp chiến thuật, chiến dịch. Ngoài ra, Học viện còn đảm nhiệm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ cấp cục, vụ, viện của Bộ, ban, ngành Trung ương [lớp đối tượng 2].

Trụ sở chính đặt tại 124 phố Ngô Quyền, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tháng 7 năm 1951, Tổng quân uỷ đã ra Quyết định thành lập Trường Chính trị Trung cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 28 tháng 8 năm 1951, khoá học đầu tiên [khoá I] của Nhà trường chính thức khai mạc tại bản Nà Lang, xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
  • Từ ngày thành lập đến năm 1954, nhà trường được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và huấn thị 3 lần [25/10/1951; 3/1952 và 5/1953]. Để ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự kiện lần đầu ông về thăm Học viện, thể theo nguyện vọng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ, Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định lấy ngày 25 tháng 10 năm 1951 là ngày truyền thống Học viện Chính trị.
  • Học viện Chính trị đã từng đóng quân tại các địa điểm:
  1. Xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá , tỉnh Thái Nguyên [7/1951 - 6/1956]
  2. Khu Ba Đình, Hà Nội [6/1956 - 2/1965]
  3. Xã Ngọc Tảo, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây [2/1965 - 3/1965]
  4. Thị xã Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn [4/1965-8/1965]
  5. Huyện Phú Bình, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên [8/1965 - 4/1966]
  6. Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc [4/1966 - 1968]
  7. Huyện Đông Anh, Hà Nội; huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc; huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên [1969 - 1976]
  8. Thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây [1977 - 1995]
  9. Thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây và thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh [1996 - 2008]
  10. Quận Hà Đông, Hà Nội [11/2008 - nay]
  • Tên gọi của Học viện Chính trị qua các thời kỳ:
  1. Trường Chính trị Trung cấp [7/1951 - 5/1956]
  2. Trường Lý luận chính trị [6/1956 - 2/1958]
  3. Trường Chính trị trung cao cấp [3/1958 - 2/1961]
  4. Hệ Chính trị, Học viện Quân chính [3/1961 - 4/1965]
  5. Học viện Chính trị [5/1965 - 1/1982]
  6. Học viện Chính trị Quân sự [2/1982 - 10/2008]
  7. Học viện Chính trị [từ tháng 11/2008 - nay]

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đào tạo Chính uỷ cấp trung, sư đoàn binh chủng hợp thành.
  • Đào tạo chính uỷ cấp trung, sư đoàn quân chủng Phòng không - Không quân; Hải quân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển.
  • Đào tạo giảng viên Khoa học xã hội & Nhân văn cấp Trung đoàn.
  • Đào tạo ngắn hạn cán bộ chính trị cấp trung đoàn.
  • Đào tạo Công tác đảng, Công tác chính trị cho cán bộ cao cấp Quân đội Hoàng gia Cam-pu-chia.
  • Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ.
  • Đào tạo cán bộ chính trị cấp trung đoàn binh chủng hợp thành cho Quân đội nhân dân Lào.
  • Đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành cho Quân đội nhân dân Lào.
  • Đào tạo giáo viên Khoa học Xã hội và Nhân văn cho Quân đội nhân dân Lào.

Bồi dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp
  • Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ Công tác đảng, Công tác chính trị cho cán bộ doanh nghiệp quân đội
  • Bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam [Bổ túc A]
  • Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh cho cán bộ chủ chốt cấp Cục, Vụ, Viện của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụHọ và tênCấp bậcHọc hàm, học vị
Giám đốc Nguyễn Văn Bạo
Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Chính ủy Phạm Tiến Dũng
Phó Giám đốc Lương Thanh Hân
Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phạm Đức Lâm
Đặng Sỹ Lộc
Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phó Chính ủy Nguyễn Văn Tháp
Thạc sỹ
Vũ Đức Long

Các đơn vị trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Tên đơn vịThành lậpThủ trưởng đơn vịHọ và tênCấp bậcHọc hàm, học vịCác phòng, banCác khoa giáo viênCác đơn vị quản lý học viênCác đơn vị khác
Văn phòng [P1] 15.4.1958

[64 năm, 115 ngày]

Nguyễn Tiến Đức Đại tá
Phòng Hậu cần - Kỹ thuật [P2] 18.8.1963

[58 năm, 355 ngày]

Cao Văn Âu Đại tá
Phòng Sau đại học [P3] 18.3.1987

[35 năm, 143 ngày]

Lê Trọng Tuyến Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phòng Chính trị [P4] 20.7.1951

[71 năm, 19 ngày]

Cao Văn Khuy Đại tá Thạc sỹ
Phòng Đào tạo [P5] 11.4.1951

[71 năm, 119 ngày]

Đỗ Huy Hà Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phòng Khoa học Quân sự [P6] 2.7.1961

[61 năm, 37 ngày]

Nguyễn Bá Hùng Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phòng Thông tin Khoa học Quân sự [P7] 23.12.1976

[45 năm, 228 ngày]

Nguyễn Thanh Bình Đại tá Tiến sĩ
Ban Tài chính [P8] 12.7.1955

[67 năm, 27 ngày]

Vũ Hoàng Hải Trung tá Thạc sỹ
Ban Khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục [P9] 28.12.2009

[12 năm, 223 ngày]

Nguyễn Văn Hà Đại tá Thạc sỹ
Ban Quản lý dự án [P10] 28.6.2013

[9 năm, 41 ngày]

Khoa Triết học Marx-Lenin [K1] 28.6.1956

[66 năm, 41 ngày]

Hà Đức Long Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [K2] 2.7.1961

[61 năm, 37 ngày]

Nguyễn Văn Trường Thượng tá Tiến sĩ
Khoa Công tác Đảng, công tác chính trị [K3] 10.9.1951

[70 năm, 332 ngày]

Trần Ngọc Hồi Đại tá Tiến sĩ
Khoa Chiến thuật - Chiến dịch [K4] 26.10.1965

[56 năm, 286 ngày]

Lê Quang Trung Đại tá Tiến sĩ
Khoa Kinh tế chính trị [K5] 10.10.1957

[64 năm, 302 ngày]

Trịnh Xuân Việt Đại tá Tiến sĩ
Khoa Lịch sử Nghệ thuật Quân sự [K6] 3.8.1999

[23 năm, 5 ngày]

Nguyễn Danh Phương Đại tá Tiến sĩ
Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học [K7] 15.3.1972

[50 năm, 146 ngày]

Lê Xuân Thủy Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Khoa Binh chủng [K8] 7.9.1983

[38 năm, 335 ngày]

Vũ Đình Anh Đại tá Thạc sỹ
Khoa Quân chủng [K9] 18.9.1992

[29 năm, 355 ngày]

Nguyễn Công Tuệ Đại tá Tiến sĩ
Khoa Ngoại ngữ [K10] 21.6.1983

[39 năm, 48 ngày]

Ngô Văn Thái Đại tá Thạc sỹ
Khoa Tâm lý học Quân sự [K11] 23.12.1976

[45 năm, 228 ngày]

Tạ Quang Đàm Đại tá Tiến sĩ
Khoa Sư phạm Quân sự [K12] 10.3.1971

[51 năm, 151 ngày]

Phan Văn Tỵ Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Khoa Hồ Chí Minh học [K13] 5.10.1994

[27 năm, 307 ngày]

Nguyễn Hữu Lập Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Khoa Nhà nước và Pháp luật [K14] 5.10.1994

[27 năm, 307 ngày]

Nguyễn Hữu Phúc Đại tá Tiến sĩ
Hệ Đào tạo cán bộ chính trị chiến thuật - chiến dịch [H1] 24.8.1981

[40 năm, 349 ngày]

Cao Hồng Phong Đại tá Thạc sỹ
Hệ Đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự [H2] 15.6.1956

[66 năm, 54 ngày]

Đặng Văn Ngọc Đại tá Thạc sỹ
Hệ Bồi dưỡng lý luận chính trị trung, cao cấp [H3] 23.12.1976

[45 năm, 228 ngày]

Nguyễn Công Huynh Đại tá Thạc sỹ
Hệ Đào tạo học viên quốc tế [H4] 22.9.1976

[45 năm, 320 ngày]

Nguyễn Văn Cường Đại tá Thạc sỹ
Hệ Đào tạo sau đại học [H5] 11.9.1993

[28 năm, 331 ngày]

Hoàng Xuân Hừng Đại tá Thạc sỹ
Hệ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, công tác chính trị và

giáo dục quốc phòng - an ninh [H6]

28.12.2009

[12 năm, 223 ngày]

Trần Văn Cường Đại tá Thạc sỹ
Viện Khoa học xã hội và Nhân văn Quân sự[2][3] 29.4.1999

[23 năm, 101 ngày]

Phạm Văn Sơn Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Tạp chí Giáo dục Lý luận chính trị Quân sự[2] 28.12.1983

[38 năm, 223 ngày]

Trần Xuân Phú Đại tá Tiến sĩ

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Giám đốc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  • 1967 - 1971: Thiếu tướng Lê Hiến Mai
  • 1974 - 1981: Trung tướng Lê Quang Đạo
  • 1981 - 1992: Trung tướng, Giáo sư Lê Xuân Lựu
  • 1992 - 2001: Trung tướng, Giáo sư Trần Xuân Trường
  • 2001 - 2010: Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Vụ
  • 2010 - 2013: Trung tướng, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Quốc
  • 2013 - 2016: Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Minh
  • 2016 - nay: Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự

Chính ủy/Phó Giám đốc về Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1988 - 1988, Thiếu tướng Ngô Văn Ry
  • 2000 - 2005, Thiếu tướng Trần Danh Bích
  • 2007 - 2010,Trung tướng Nguyễn Tiến Quốc
  • 2010 - 2017, Trung tướng Trần Đức Nhân, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3
  • 2017 - nay, Trung tướng Phạm Tiến Dũng, nguyên Chính ủy Quân đoàn 4

Phó Giám đốc[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1973 - 1975, Thiếu tướng Hoàng Minh Thi, sau là Tư lệnh Quân khu 4
  • 1974 - 1975, Thiếu tướng Hoàng Trà
  • 1976 - 1984, Thiếu tướng Thái Lâm
  • 2004 - 2010, Thiếu tướng Phạm Văn Nhệch
  • 2006 - 2011, Thiếu tướng Trương Thành Trung
  • 2006 - 2014, Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài
  • 2010 - 2018, Thiếu tướng Nguyễn Minh Khải
  • 2011 - 2016, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đoàn
  • 2014 - 2020, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thế
  • 2016 - nay, Thiếu tướng Phạm Đức Lâm, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3[4]
  • 2018 - nay, Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng
  • 2020 - nay, Thiếu tướng Đặng Sỹ Lộc

Phó Chính ủy[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2011 - 2013, Thiếu tướng Vũ Hữu Luận, nguyên Cục trưởng Cục Chính sách
  • 2013 - 2020, Thiếu tướng Nguyễn Quang Phát
  • 2014 - 2016, Thiếu tướng Chu Công Phu, nguyên Chính ủy Quân đoàn 3[5]
  • 2016 - 2019, Thiếu tướng Vũ Công Toàn[6]
  • 2019 - nay, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tháp, nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4
  • 2020 - nay, Thiếu tướng Vũ Đức Long, nguyên Phó Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh sách các trường đại học, cao đẳng quân sự Việt Nam
  • Bộ Quốc phòng Việt Nam

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Chủ tịch nước Thăm học viện Chính trị năm 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ a b “KHỐI CƠ QUAN”.
  3. ^ “Các học viện, nhà trường chủ yếu”.
  4. ^ “Học viện Chính trị tổ chức Thông tin khoa học chuyên đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
  5. ^ “Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng bàn giao nhà tình nghĩa”.
  6. ^ “HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHÁM BỆNH, CẤP PHÁT THUỐC MIỄN PHÍ CHO 150 ĐỐI TƯỢNG TẠI XÃ PHƯỢNG TIẾN”.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang chủ Học viện Chính trị
  • Học viện Chính trị trao bằng tiến sĩ cho 36 đồng chí Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine, Quân đội nhân dân, 19/12/2014
  • Mãi xứng đáng với niềm tin của Đảng[liên kết hỏng], Quân đội nhân dân
  • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Học viện Chính trị cần tự xây dựng mình vững mạnh về chính trị Lưu trữ 2011-12-31 tại Wayback Machine, Quân đội nhân dân
  • Học viện Chính trị Quân sự sau hai năm thực hiện Nghị quyết 51: Đổi mới đào tạo để "nâng tầm", Quân đội nhân dân
  • Tuổi trẻ Học viện Chính trị-Quân sự với hoạt động hè tình nguyện năm 2006 Lưu trữ 2010-04-25 tại Wayback Machine

Chủ Đề