Đánh giá gtx 1070 ti https tinhte.vn

Sau Nvidia với dòng GeForce RTX 20 series thì AMD cũng ra mắt chiếc card đồ hoạ Radeon VII dùng GPU sản xuất trên tiến trình 7 nm đầu tiên trên thế giới. Radeon VII nhanh chóng được mổ xẻ và đánh giá hiệu năng ngang ngửa với RTX 2080 cũng như ngang về tầm giá $700. Tuy nhiên, với việc Navi 7 nm vẫn chưa thấy đâu trong khi Turing của Nvidia không mấy ấn tượng về hiệu năng so với Pascal ngoại trừ Ray Tracing thì có thể nói cả đội đỏ và xanh đã vừa ra mắt những GPU ít hấp dẫn nhất từ trước đến nay.

Nvidia đang chứng kiến doanh số bán thấp hơn hẳn của dòng RTX 20 series kiến trúc Turing so với GTX 10 series dùng kiến trúc Pascal. Thị trường được định hình bởi khác hàng, sản phẩm đặc sắc hay nhạt nhẽo cũng do người dùng quyết định và tính đến hiện tại có thể nói những ai đang sử dụng GTX 10 series vẫn chưa có nhiều lý do để nâng cấp lên RTX 20 series. Dòng GTX 10 series với những GTX 1050 Ti, 1060 hay 1070 Ti vẫn đang sống rất khoẻ ở phân khúc card đồ hoạ giá bình dân đến cận cao cấp, riêng những ai đang xài GTX 1080 Ti flagship của dòng GTX 10 series thì càng chưa có lý do để đổi RTX 2080 Ti khi mà phiên bản này vẫn chưa thể mang lại trải nghiệm chơi game tốt nhất ở độ phân giải 4K nếu bật Ray Tracing. RTX 2080 thì hiệu năng ngang ngửa GTX 1080 Ti, RTX 2060 thì tương đương GTX 1070 Ti trong khi cả 2 phiên bản RTX mới này lại có giá cao hơn hẳn. Nếu lấy Ray Tracing ra làm lý do thì thật sự nó vẫn chưa thuyết phục, chưa nhiều game hỗ trợ, bật lên thì tụt FPS, tắt thì hiệu năng cũng tương đương với GTX 10 series thành ra người dùng vẫn rất gắn bó với dòng GPU Pascal.

Về phần AMD, Vega 56 hay 64 không mấy thành công, Radeon VII mới ra mắt dù mạnh hơn Vega 64 nhưng độ ăn điện và rất nóng khi chạy max load tương tự lại khiến Radeon VII mất điểm. Ngoài Radeon VII thì AMD cũng chỉ làm mới dòng Polaris 30 với phiên bản Radeon RX 590, cũng không mấy đặc sắc.

Với những gì cả 2 đã giới thiệu thì không ngạc nhiên khi các thế hệ GPU cũ như Pascal hay Polaris vẫn sống thọ. Bản thân mình đang dùng GTX 1080, GTX 1070 Ti và Radeon RX 570 trong 1 năm qua và hiệu năng của nó vẫn đủ để chiến nhiều tựa game mới với thiết lập đồ hoạ trung bình đến cao. Anh em đã dùng chiếc card đồ hoạ của mình bao lâu rồi? Nhắc lại cho anh em nhớ rằng GTX 10 series kiến trúc Pascal đã hơn 2 năm tuổi, còn AMD ra mắt dòng Vega đầu tiên từ năm 2017 và đến nay ra mắt Radeon VII vẫn dùng kiến trúc Vega, chỉ là đưa xuống tiến trình 7 nm của TSMC. Vì vậy giới chuyên môn cho rằng phải đến Navi 7 nm thì nó mới tạo nên sự thay đổi lớn về thiết kế, kiến trúc và hiệu năng chơi game bởi nó được thiết kế hướng đến thị trường này.

Thật sự mà nói Radeon VII, RTX 2060 cho đến 2080 Ti đều không tệ mà vấn đề của chúng là giá. Dòng RTX 2080 Ti hiện tại có giá từ ngót 40 triệu đồng, riêng RTX 2060 hiện đang có giá và hiệu năng hợp lý nhất ở mức trên dưới 10 triệu. Thế nhưng nếu so giá/hiệu năng của dòng RTX 20 series với GTX 10 series trước đây thì có thể thấy nó không còn thuyết phục nữa. Một ví dụ như GTX 1060, khi nó ra mắt lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2016, giá bán của nó vào khoảng $250 tại Mỹ và hiệu năng của nó mạnh hơn gấp đôi so với phiên bản tiền nhiệm là GTX 960 kiến trúc Maxwell. Thế nhưng lần này với RTX 2060 kiến trúc Turing, nó mạnh hơn GTX 1060 khoảng 60% trong khi giá bán đề xuất lúc ra mắt là $350, đắt hơn hẳn 100 USD. Rõ ràng tỉ lệ hiệu năng/giá đã giảm đi khá nhiều.

Đó là chưa kể cơn bão giá card đồ hoạ diễn ra trong 2 năm qua khi tiền ảo xuất hiện. Giá card đồ hoạ bị thổi lên cao, Nvidia sản xuất dư thừa rất nhiều GPU Pascal nhưng ai ngờ đâu tiền ảo lao dốc dẫn đến tồn kho quá nhiều GPU thế hệ cũ. AMD cũng tương tự khi dòng GPU Polaris đột nhiên được giới thợ mỏ săn lùng khiến hãng nãy đang lấy lại kha khá thị phần thì giờ phải đổi tên hay làm mới đôi chút để kích cầu. Thế nên cả 2 đội xanh đỏ đang lâm vào tình trạng vừa phải bán GPU mới, vừa phải tìm cách dọn kho. Nếu anh em muốn sắm card đồ hoạ thì GTX 10 series hay Radeon RX 500 series đang có giá tốt và sẽ có thể còn giảm sâu trong các dịp mua sắm tới.

Cả thị trường vẫn đợi một cú hích, trong năm nay khả năng cao đội đỏ sẽ nổ súng với Navi 7 nm, Nvidia có lẽ phải đến 2020 mới ra mắt kiến trúc Ampere 7 nm đầu tiên của hãng. Tuy nhiên, bất ngờ có thể xảy ra nếu như Intel ra mắt GPU Arctic Sound trong năm nay.

Sau khi ra mắt GTX 1080 và GTX 1070. Nvidia tiếp tục làm nóng thị trường máy tính cá nhân với GTX 1060 và đây được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với RX 480 của AMD. Còn nhớ cách đây không lâu, khi Nvidia trình làng hai mẫu chip đồ họa cao cấp nhất dòng GeForce 10 series đã tạo được ấn tượng với người dùng khi có sức mạnh tính toán cao hơn nhưng lại có giá rẻ hơn so với Titan X, mẫu card đồ họa mạnh nhất cho đến thời điểm đó.

Tuy nhiên dù hiệu năng có ấn tượng đến mấy thì với mức giá bán lẻ đề nghị 499 - 699 USD [tại Việt Nam khoảng 18,5 - 12,5 triệu đồng] tương ứng với GTX 1080 và GTX 1070. Phần lớn người dùng khó có thể vượt qua trở ngại đầu tiên này. Vì vậy việc nhanh chóng tung ra mẫu card tầm trung mới có tên gọi GTX 1060 là điều dễ hiểu. Sản phẩm có giá 249 USD trong khi RX 480 của AMD là 239 USD. Tất nhiên mức chênh lệch không đáng kể và cả hai đều là những lựa chọn phù hợp với số đông người dùng trong khi vẫn đảm bảo hiệu năng đủ mạnh để chơi được tất cả game hiện nay ở độ phân giải 1440p.

Thiết kế, tính năng kỹ thuật

Về cơ bản, thiết kế GTX 1060 dựa trên nhân đồ họa Pascal GP106, ứng dụng quy trình sản xuất FinFET 16nm của TSMC. Việc thu nhỏ quy trình sản xuất từ 28 nm xuống 16 nm giúp tích hợp nhiều bóng bán dẫn hơn trên cùng kích thước đế bán dẫn so với quy trình cũ. Điều này cũng hứa hẹn GPU sẽ có hiệu năng tính toán cao hơn đồng thời vẫn giữ được mức tiêu thụ năng lượng thấp.

Cụ thể GTX 1060 có tổng cộng 4,4 tỷ transistor trên một đế silicon 200 mm2, so với GTX 960 chỉ có 2,94 tỷ transistor và kích thước đế 227 mm2. Xét về sức mạnh tính toán của card đạt 4,37 TFLOPS [nghìn tỷ dấu chấm động mỗi giây], tức cao gần gấp đôi so với 2,3 TFLOPS của GTX 960. Card cũng trang bị 6GB bộ nhớ GDDR5, giao tiếp 192 bit với tổng băng thông 192 GB/s.

Sơ đồ khối trên cho thấy nhân đồ họa GP106 có tổng cộng 1.280 nhân CUDA chạy ở xung mặc định 1.506 MHz và có thể tăng tốc đạt 1.708 MHz ở chế độ Boost. Tổng số nhân trên được phân thành 2 cụm xử lý đồ họa [Graphics Processing Cluster - GPC], mỗi cụm có 5 Streaming Multiprocessor và chia sẻ chung bộ đệm L2 cache. Số đơn vị phủ vân bề mặt hình ảnh [Texture Mapping Unit - TMU] của GPU là 80 và chỉ có 48 bộ xử lý ROP [Raster Operation Unit].

Tất nhiên GTX 1060 cũng được tối ưu cho công nghệ thực tế ảo, giúp người dùng trải nghiệm một cách mượt mà. Chẳng hạn công nghệ Simultaneous Multi-Projection [SMP] giải quyết nhược điểm méo hình gặp khi hiển thị nội dung thực tế ảo đồng thời cho phép xuất tín hiệu hình ảnh tối đa đến 16 màn hình cùng lúc. GPU Boost 3.0 tự điều chỉnh mức xung nhịp GPU theo yêu cầu hệ thống hoặc Nvidia Ansel cho phép di chuyển đến khung cảnh cần chụp và xuất ra file có độ phân giải 61.440 x 34.560 pixel.

Cũng cần nói thêm kể từ đồ họa Maxwell trở về sau, Nvidia đã bổ sung một kiến trúc mới với tên gọi Dynamic Parallelism [kiến trúc song song động] nhằm giải quyết các bài toán phức tạp. Cơ chế mà mỗi SM thực hiện là SIMT [single instruction multiple-threads], tương tự với cơ chế SIMD [single-instruction, multiple data] của CPU nhưng phức tạp hơn. Mỗi GPU có khả năng chạy hàng ngàn thread cùng lúc, phù hợp với những ứng dụng hỗ trợ tính toán song song hơn so với vài chục thread của CPU.

GTX 1060 Founders Edition

Như chúng ta đã biết Founders Edition là phiên bản tiêu chuẩn hay còn được biết đến dưới tên gọi bản tham chiếu do Nvidia cung cấp. Vì vậy thiết kế của chúng sẽ giống hệt nhau cả về kiểu dáng lẫn thông số kỹ thuật và tất nhiên phần đóng gói vỏ hộp và thương hiệu nhận dạng của mỗi hãng sẽ khác nhau.

Sản phẩm vẫn sử dụng kiểu tản nhiệt lồng sóc với khối tản nhiệt áp trực tiếp lên GPU cùng quạt làm mát đệm bi [ball bearing] tốc độ cao. Luồng không khí mát được đẩy qua các lá nhôm nằm ken dày theo suốt chiều dài card trước khi thoát ra ngoài qua các khe thoát nhiệt ở mặt sau.

Khác với GTX 1070 Founders Edition, mẫu card tầm trung của Nvidia không trang bị tấm ốp kim loại [backplate] ở mặt sau và chỉ cần đường cấp nguồn +12V PCIe 6 chân, công suất 120W. Các ngõ xuất tín hiệu hình ảnh gồm DVI-D, HDMI 2.0 và có đến 3 ngõ DisplayPort 1.4.

Lưu ý là thế hệ card mới của Nvidia không hỗ trợ xuất tín hiệu dạng analog nên không thể dùng với các màn hình VGA cũ. Trên thực tế thì điều này không ảnh hưởng đến việc sử dụng vì hầu hết nhà sản xuất đã loại bỏ cổng VGA và thay bằng HDMI. Ngoài ra, GTX 1060 cũng không hỗ trợ SLI nên không thể ghép nối 2 card đồ họa khi người dùng cần nâng cấp về sau.

Tinhte sẽ sớm có bài đánh giá chi tiết hiệu năng GeForce GTX 1060 trên nền tảng Broadwell-E với bộ vi xử lý Extreme Edition Core i7-6950X trong thời gian tới.

Chủ Đề