Đánh giá dự án hô trơ năm 2024

Vừa qua, Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các phòng chuyên môn của UBND huyện Đại Từ tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, sản xuất chè theo hướng hữu cơ [Dự án] của Tiểu dự án 1, Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia [MTQG] giảm nghèo bền vững năm 2023 tại 02 xã: Phúc Lương và Đức Lương, huyện Đại Từ.

Đoàn kiểm tra làm việc tại UBND xã Đức Lương [Đại Từ]

Theo đó, UBND xã Phúc Lương và Đức Lương được giao triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3; đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất, thâm canh chè theo hướng hữu cơ. Dự án có sự tham gia của 53 thành viên, triển khai tại 17 xóm của 02 xã; đối tượng là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ sản xuất làm kinh tế giỏi; tổng nguồn vốn thực hiện dự án gần 470 triệu, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là 240 triệu đồng, người dân đối ứng gần 230 triệu đồng.

Đoàn kiểm tra thực tế tại hộ gia đình anh Nguyễn Văn Thơ, xóm Na Bản, xã Phúc Lương [Đại Từ]

Đến thời điểm hiện tại, các hộ dân đã được hỗ trợ 1500 kg phân hữu cơ vi sinh và được tập huấn kỹ thuật. UBND xã đang triển khai các bước thực hiện theo quy định, dự kiến hoàn thành giải ngân trong tháng 12/2023.

Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, sản xuất chè theo hướng hữu cơ đã tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện thâm canh, sản xuất chè, nắm được cách thức sản xuất chè theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng chất lượng sản phẩm chè, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện được chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Đồng thời, tác động tích cực đến việc thay đổi tập quán canh tác chè theo hướng truyền thống sang thâm canh chè theo hướng hữu cơ, nhằm mang lại năng suất, chất lượng, giá trị cao hơn để nhân rộng trên địa bàn huyện Đại Từ.

Đoàn kiểm tra vườn chè của hộ gia đình chị Đào Thị Duyên, xóm Na Sơn, xã Phúc Lương [Đại Từ]

Đoàn đã kiểm tra thực tế tại một số hộ gia đình tham gia Dự án và làm việc với các đơn vị liên quan của UBND huyện Đại Từ. Qua kiểm tra, Đoàn đánh giá UBND huyện Đại Từ đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, đồng thời cụ thể hóa hệ thống văn bản chỉ đạo đồng bộ, thống nhất; đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo; kịp thời phân bổ nguồn vốn, chỉ đạo rà soát, nắm bắt nhu cầu của người dân để xây dựng và triển khai thực hiện. Sau khi rà soát, bình xét, các hộ dân tham gia Dự án được thông tin, tuyên truyền, tập huấn và được hỗ trợ theo quy định.

Bên cạnh đó, Chi cục Phát triển nông thôn đề nghị các đơn vị liên quan của UBND huyện Đại Từ cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Dự án; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án tại các xã đang triển khai, đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn giao./.

Ngày 31/10/2023, Trường Đại học Cần Thơ [ĐHCT] đã tổ chức phiên họp đánh giá tiến độ lần thứ 2 của Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật pha 2 [Technical Cooperation - TC2]. Tham dự họp, có GS. Tanaka Yuji, Cố vấn trưởng Dự án TC2; Ông Iseri Nobuyuki, Điều phối viên Dự án TC2; bà Nakamaru Mai, Đại diện JICA Việt Nam và bà Trần Thị Ngọc Anh, cán bộ chương trình của JICA Việt Nam. Đại diện JICA Tokyo và các thành viên Hội đồng các trường đối tác Nhật Bản [JSUC] tham dự bằng hình thức trực tuyến.

Về phía Trường ĐHCT, có PGS.TS. Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT, Giám đốc Ban Quản lý dự án nâng cấp Trường ĐHCT, gửi lời cảm ơn đến sự tham gia đóng góp của các giáo sư JSUC, Cố vấn trưởng và Điều phối viên của Dự án, và tin rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhóm nghiên cứu của ĐHCT, các giáo sư, các đối tác Nhật Bản và các địa phương vùng ĐBSCL sẽ tăng cường mạng lưới nghiên cứu và lan rộng tầm ảnh hưởng của Dự án.

Ngày 09/10, tại xã Khang ninh, đồng chí Trung Ngọc Mẫn – Phó Chủ tịch UBND huyện đã có buổi làm việc với Đoàn IFAD nhằm đánh giá tiến độ thực hiện Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ [CSSP] trên địa bàn huyện. Tham dự có các chuyên gia của nhà tài trợ IFAD, các thành viên Ban chỉ đạo dự án CSSP tỉnh, lãnh đạo UBND các xã trong vùng dự án.

Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ [CSSP] được thực hiện từ tháng 8 năm 2017 tại các xã: Khang Ninh, Cao Thượng, Địa Linh, Yến Dương, Chu Hương, Bành Trạch, Phúc Lộc và Hà Hiệu. Các hoạt động của dự án đã phát triển 70 mô hình nông nghiệp, mang lại lợi ích cho 941 nông hộ tham gia, chủ yếu là các hộ nghèo, cận nghèo. Sau 3 năm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm được 11%. Thực hiện các dự án như: trồng dong riềng, bí xanh thơm, chăn nuôi trâu bò vỗ béo, gà thả vườn…Ngoài ra, dự án còn đầu tư 39 công trình cơ sở hạ tầng cộng đồng, trong đó có 34 tuyến đường giao thông nông thôn, 04 công trình thủy lợi và 01 công trình khác, với tổng vốn hơn 50 tỷ đồng.

Ảnh: Đồng chí Trung Ngọc Mẫn – Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao phương pháp làm việc khoa học, tích cực của đoàn IFAD. Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, những nội dung của Dự án triển khai đã đạt những kết quả tích cực, đồng chí đề nghị lãnh đạo các xã trong vùng dự án đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch hành động chuỗi giá trị gắn với Tổ hợp tác, doanh nghiệp và các HTX, nhằm đảm bảo sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đối với đánh giá của đoàn IFAD, UBND huyện tiếp thu những thông tin được đánh giá sẽ là cơ sở để huyện làm tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới.

Trước đó, đoàn đã đến kiểm tra mô hình chuối sấy dẻo của HTX Hoàng Huynh được IFAD tài trợ máy móc thiết bị và trao đổi với các tổ HTX thực hiện các mô hình nhóm sở thích liên kết tại một số thôn của xã Khang Ninh./.

Chủ Đề