Đánh giá chuẩn hiệu trưởng theo thông tư 14 năm 2024

Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông thế nào? - Ngọc Diễm [Long An]

Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông

Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông theo Điều 10 Quy định ban hành kèm theo như sau:

* Quy trình đánh giá

- Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng;

- Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng;

- Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

* Xếp loại kết quả đánh giá

- Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn hiệu trưởng: có tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn hiệu trưởng: có trên 1/3 tiêu chí được đánh giá chưa đạt hoặc có tối thiểu 01 [một] tiêu chí trong số các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 được đánh giá chưa đạt [tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí].

2. Chu kỳ và thẩm quyền đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông

Chu kỳ và thẩm quyền đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông theo Điều 11 Quy định ban hành kèm theo như sau:

* Chu kỳ đánh giá:

- Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học;

- Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cấp trên quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.

* Thẩm quyền đánh giá:

- Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện;

- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học phổ thông, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh;

- Người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học, các viện, học viện chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc;

- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ [Bộ Giáo dục và Đào tạo] chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc.

3. Yêu cầu đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông

Yêu cầu đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo như sau:

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của hiệu trưởng trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông

  • Trích yếu: Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
  • Số hiệu: 14/2018/TT-BGDĐT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Lĩnh vực: Giáo dục - Đào tạo
  • Ngày ban hành: 20/07/2018
  • Ngày hiệu lực: 04/09/2018
  • Cơ quan BH: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Hữu Độ
  • Đính kèm: Tải về

Văn bản khác

Số hiệu

Trích yếu

Ngày ban hành

Ngày hiệu lực

File

06/2018/TT-BLĐTBXH

01/08/2018

15/09/2018

07/2018/TT-BNV

15/06/2018

01/08/2018

45/2018/TT-BTC

07/05/2018

02/07/2018

08/2018/TT-BTP

20/06/2018

04/08/2018

35/2018/TT-BGTVT

31/05/2018

31/05/2018

705/QĐ-TTg

07/06/2018

07/06/2018

38/2018/TT-BGTVT

11/06/2018

01/08/2018

05/2018/TT-BXD

29/06/2018

15/08/2018

05/2018/TT-BTP

07/06/2018

21/07/2018

911/QĐ-TTg

25/07/2018

01/09/2018

910/QĐ-TTg

25/07/2018

25/07/2018

878/QĐ-TTg

18/07/2018

01/09/2018

877/QĐ-TTg

18/07/2018

18/07/2018

875/QĐ-TTg

18/07/2018

18/07/2018

871/QĐ-TTg

18/07/2018

18/07/2018

869/QĐ-TTg

16/07/2018

16/07/2018

29/2018/QĐ-TTg

16/07/2018

30/08/2018

102/2018/NĐ-CP

20/07/2018

05/09/2018

101/2018/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương; mẫu bằng, khung, hộp, cơ của các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; quản lý, cấp phát, cấp đổi, cấp lại, thu hồi hiện vật khen thưởng

20/07/2018

20/07/2018

100/2018/NĐ-CP

16/07/2018

15/09/2018

Chủ trương, chính sách mới

Bảo đảm cho mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ học tập

[ĐCSVN] - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Chủ Đề