Đang bị cúm có nên tiêm phòng COVID

Cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, có khả năng lây nhiễm cao. Tuy diễn biến khá lành tính nhưng một số đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và người mắc các bệnh mạn tính vẫn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm khi bị cúm.

Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính ở đường hô hấp, có các biểu hiện gồm ho khan, sốt, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau cơ và sổ mũi. Cúm ở trẻ em thường gây thêm triệu chứng đường tiêu hóa gồm buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy. Bệnh thường diễn biến nhẹ, hồi phục dần trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, ở trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai hay người mắc một số bệnh mạn tính, bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, gây ra một số biến chứng như viêm tai, viêm phổi, viêm não, thậm chí dẫn tới tử vong.

Có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh cúm, bao gồm tránh tiếp xúc với người bệnh, có lối sống lành mạnh, khoa học,... Tuy nhiên, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là tiêm vắc-xin cúm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], việc tiêm vắc-xin cúm có thể làm giảm tới 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm 70 - 80% tỷ lệ tử vong do cúm và có hiệu lực bảo vệ tới 80 - 90%.

Những đối tượng nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm gồm: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên; người trên 50 tuổi; người làm giúp việc gia đình; người thường xuyên tiếp xúc với trẻ dưới 6 tháng tuổi; người mắc bệnh tim hay phổi mãn tính [hen suyễn] hoặc bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch; nhân viên y tế,... Vì cúm mùa thường bắt đầu vào tháng 10 và kéo dài tới tháng 5 năm sau nên thời điểm tiêm phòng tốt nhất trong năm là vào tháng 10 hoặc 11.

Tiêm vắc-xin cúm có thể làm giảm tới 60% bệnh tật liên quan đến cúm

Khi đang bị cúm tốt nhất bệnh nhân không nên đi tiêm phòng cúm. Việc tiêm phòng các loại vắc-xin nói chung và vắc-xin cúm nói riêng đều được khuyên nên tiêm lúc cơ thể khỏe mạnh để đạt hiệu quả bảo vệ tối đa và tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên đợi tới khi khỏi cúm hoàn toàn mới đi tiêm phòng.

Bên cạnh trường hợp người đang bị cúm, các trường hợp sau cũng không nên tiêm phòng cúm:

  • Từng bị dị ứng khi đi tiêm phòng cúm trước đó;
  • Dị ứng với trứng, kháng sinh Gentamicin, formaldehyde;
  • Từng bị hội chứng Guillain-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm vắc-xin cúm;
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai;
  • Phụ nữ đang cho con bú [bé dưới 6 tháng tuổi];
  • Người bị suy giảm miễn dịch [mắc bệnh HIV, bệnh tự miễn dịch];
  • Người bị suy dinh dưỡng;
  • Người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp [sốt trên 37°C].

Câu trả lời cho câu hỏi tiêm phòng cúm có bị cúm không là: Có.

Từ thời điểm tiêm vắc-xin, phải chờ khoảng gần 10 ngày tới 2 tuần để vắc-xin cúm có thể phát huy tác dụng. Nếu người vừa được tiêm phòng tiếp xúc với người bị cúm trước thời điểm vắc-xin phát huy tác dụng bảo vệ thì vẫn có nguy cơ bị cúm.

Ngoài ra, sau khi tiêm vắc-xin cúm, khách hàng vẫn có khả năng mắc cúm vì không có loại vắc-xin nào cho hiệu quả bảo vệ tuyệt đối. Tuy nhiên, các trường hợp đã tiêm vắc-xin nếu có mắc cúm cũng sẽ ở thể nhẹ, thường không nguy hiểm. Bên cạnh đó, virus cúm thường biến đổi kháng nguyên và vắc-xin cúm thường chỉ có tác dụng phòng bệnh trong 1 năm. Vì vậy, nếu quá thời điểm bảo vệ của vắc-xin phòng cúm, mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh cúm.

Để phòng ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả, khách hàng nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Ngoài ra, mỗi người cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống đủ chất và rèn luyện thể chất để tăng cường sức đề kháng và hạn chế tiếp xúc với người nghi mắc cúm để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Trung tâm vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm với các loại vắc-xin gồm:

Lựa chọn tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec, khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích sau:

  • Trẻ được các bác sĩ chuyên khoa Nhi - Vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng ký Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Tại sao cần tiêm phòng cúm hàng năm?

XEM THÊM:

Quý vị có đang mang thai hoặc dự định sẽ mang thai vào năm nay không? Sau đây là những điều quý vị cần biết để bảo vệ bản thân và con quý vị khỏi vi-rút nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong này.

Tại sao tôi cần tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai?

Các thay đổi thông thường trong hệ miễn dịch của quý vị trong thời gian mang thai có thể khiến quý vị có nguy cơ gặp phải các biến chứng từ cúm nhiều hơn. Vắc-xin phòng cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất để quý vị và con quý vị khỏi mắc bệnh cúm. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, phải nhập viện và tử vong nếu họ bị cúm. Nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai, bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho con quý vị, bao gồm sinh non và dị tật bẩm sinh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng một mũi tiêm phòng cúm khi mang thai có thể giúp bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm tới 6 tháng sau khi sinh. Cho con bú sữa mẹ sau sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Khi nào tôi nên tiêm vắc-xin phòng cúm?

Hãy tiêm vắc-xin phòng cúm ngay khi vắc-xin có sẵn tại khu vực của quý vị. Vắc-xin phòng cúm [PDF] được chứng minh là an toàn, hiệu quả và có lợi cho quý vị và con quý vị tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Khi quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai, quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ và truyền kháng thể cho con mình. Các kháng thể này bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm cho đến khi con có thể tiêm được vắc-xin khi trẻ 6 tháng tuổi. Cho con quý vị bú sữa mẹ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Việc những người khác trong hộ gia đình quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian quý vị mang thai cũng rất quan trọng.

Tôi đang mang thai rồi. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm có an toàn không?

Có. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào trước, trong và sau khi mang thai đều an toàn. CDC và American College of Obstetricians and Gynecologists [Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ] [các bác sĩ chuyên chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai] khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin.

Quý vị cũng nên tiêm vắc-xin phòng ho gà [Tdap] trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về những loại vắc-xin quý vị có thể cần. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang vắc-xin ho gà của chúng tôi [chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha].

Khi nào thì con tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm?

Trẻ em có thể tiêm vắc-xin phòng cúm khi trẻ 6 tháng tuổi. Điều quan trọng là tất cả mọi người trong hộ gia đình quý vị phải tiêm vắc-xin để giúp bảo vệ con quý vị cho đến thời điểm đó. Trẻ em dưới chín tuổi có thể cần tiêm hai liều mỗi năm để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về các loại vắc-xin được khuyến cáo khác mà con quý vị có thể cần [CDC, chỉ có bằng Tiếng Anh].

Tôi có thể bị bệnh cúm do tiêm vắc-xin phòng cúm không?

Không. Vắc-xin phòng cúm không thể khiến quý vị bị cúm. Tuy nhiên, mất khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin để cơ thể quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ quý vị chống lại vi-rút cúm. Trong hai tuần đó, vẫn có khả năng quý vị bị lây cúm từ người khác.

Tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản không?

Có. Có các loại vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản. Luật của Tiểu Bang Washington yêu cầu phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi tiêm vắc-xin không có chất bảo quản [hoặc không chứa thimerosal]. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Các Câu Hỏi Thường Gặp về Thimerosal của CDC [chỉ có bằng Tiếng Anh].

Có loại vắc-xin phòng cúm nào mà phụ nữ mang thai KHÔNG nên sử dụng không?

Vắc-xin xịt đường mũi [còn gọi là LAIV] được khuyến cáo không dành cho phụ nữ mang thai. Hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm hiểu lựa chọn phù hợp nhất cho quý vị.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm nếu tôi đang mang thai?

Không thể tiên lượng trước được bệnh cúm và bệnh có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người có các tình trạng bệnh lý nhất định. Những nhóm đó có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng liên quan đến bệnh cúm như:

  • Viêm phổi
  • Viêm tai
  • Viêm xoang
  • Mất nước
  • Bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hơn [hen suyễn, suy tim sung huyết hoặc tiểu đường]

Nếu quý vị bị bệnh cúm khi đang mang thai, quý vị có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như chuyển dạ sớm và sinh non. Quý vị cũng có khả năng phải nằm viện và gặp phải nguy cơ tử vong cao hơn nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang cúm và thai kỳ của American College of Obstetricians and Gynecologists [chỉ có bằng Tiếng Anh].

Tôi có thể làm thêm điều gì để bảo vệ bản thân khỏi mắc bệnh cúm?

Hãy đề nghị gia đình, bạn bè và những người chăm sóc thường dành thời gian với quý vị và con quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm. Ngoài ra, hãy làm theo các bước đơn giản sau:

  • Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng ống tay hoặc khăn giấy
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm
  • Khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên dùng chung [tay nắm cửa, kệ bệp, vòi nước, v.v...]
  • Tránh thường xuyên chạm vào mũi, miệng và mắt
  • Ở nhà, không đi làm hoặc đi học nếu bị ốm
  • Đeo tấm che mặt bằng vải khi quý vị ra ngoài cộng đồng

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị cúm khi đang mang thai?

Mặc dù vắc-xin phòng cúm là cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm, nó không đảm bảo rằng quý vị sẽ không bị ốm. Nếu quý vị có các triệu chứng của bệnh cúm, hãy hạn chế tiếp xúc với những người khác và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị ngay. Bác sĩ của quý vị nên kê toa thuốc kháng vi-rút [PDF] nếu họ nghi ngờ quý vị bị cúm [CDC] [chỉ có bằng Tiếng Anh].

Tôi có thể tìm thêm thông tin về vắc-xin cho bản thân và gia đình ở đâu?

Có rất nhiều lầm tưởng nguy hiểm và ý kiến sai lệch về vắc-xin trên internet. Các đường dẫn dưới đây có thông tin chính xác, đáng tin cậy cho quý vị và hộ gia đình quý vị.

Nếu quý vị cần trợ giúp tìm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nếu quý vị không có bảo hiểm y tế, hãy gọi Đường Dây Nóng Help Me Grow Washington theo số 1-800-322-2588 hoặc truy cập trang web của ParentHelp123.

Video liên quan

Chủ Đề