Xét nghiệm covid ở đâu bến tre

Từ 0h sáng 27-9, chốt kiểm soát phòng, chống COVID-19 tỉnh Bến Tre yêu cầu tài xế phải có giấy xét nghiệm PCR mới được vào tỉnh. Quy định bất ngờ này khiến nhiều tài xế trở tay không kịp dẫn đến kẹt xe - Ảnh: M. T.

Anh Nguyễn Thanh Quang, một tài xế "luồng xanh", cho biết rạng sáng cùng ngày, anh lái xe tải đi từ tỉnh Tiền Giang qua tỉnh Bến Tre. Khi đến chốt kiểm soát phòng, chống COVID-19 tỉnh Bến Tre thì lực lượng chức năng yêu cầu phải có giấy xét nghiệm PCR mới cho qua chốt. Trong khi đó, những ngày trước chỉ cần giấy test nhanh là có thể đi qua. 

Quy định bất ngờ khiến nhiều tài xế không kịp trở tay và hầu hết không đáp ứng được yêu cầu để đi vào tỉnh Bến Tre. Đoàn xe vì vậy nối đuôi nhau xếp hàng dài từ chốt kiểm soát phòng, chống COVID-19 tỉnh Bến Tre lên đến cầu Rạch Miễu.

Đại diện Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu cho biết tình trạng kẹt xe diễn ra từ 0h ngày 27-9 đến 4h cùng ngày. Do kẹt xe quá nhiều nên chốt phải cho xe đi vào tỉnh. 

Nhiều tài xế cho biết khi đi qua chốt họ còn được dặn do ngày đầu áp dụng nên chỉ nhắc nhở, những ngày sau buộc phải có giấy xét nghiệm PCR mới cho qua. Trong khi đó, hầu hết các tỉnh, thành đều áp dụng giấy test nhanh đối với xe tải luồng xanh thì chốt kiểm tra tại chân cầu Rạch Miễu yêu cầu phải có giấy xét nghiệm PCR. 

Do lo ngại không qua chốt được, một số tài xế đã bấm bụng xét nghiệm PCR.

Một tài xế xe luồng xanh bấm bụng xét nghiệm PCR để được qua chốt - Ảnh: M. T.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Ngọc Tam - chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - cho biết việc kiểm tra giấy xét nghiệm PCR áp dụng đối với những người đi vào tỉnh nhưng không áp dụng đối với xe luồng xanh.

Ông Tam khẳng định xe luồng xanh có thể sử dụng giấy xét nghiệm PCR hoặc giấy test nhanh trong 72 giờ. Việc kiểm tra giấy xét nghiệm PCR tại chốt kiểm tra vào tỉnh Bến Tre là do lực lượng tại chốt hiểu sai quy định và tỉnh đã có nhắc nhở, điều chỉnh về việc này.

Vũng Tàu thu hồi văn bản hạn chế giờ đi của xe 'luồng xanh'

MẬU TRƯỜNG

Nhân viên y tế hướng dẫn người dân tự lấy mẫu test.

Đây là công trình vận động xã hội hóa và được doanh nghiệp trên địa bàn chung tay hỗ trợ, góp phần phòng chống dịch Covid-19 và là mô hình phòng test nhanh tại trụ sở công đầu tiên trên địa bàn TP. Bến Tre.

Phòng test nhanh được bố trí thành 5 phòng riêng biệt để phục vụ đồng thời 5 người dân lấy mẫu. Theo đó, khi đến trụ sở UBND phường An Hội, người dân sẽ rửa tay sát khuẩn tự động, quét mã QR code để khai báo y tế và thực hiện tự lấy mẫu nước bọt hoặc dịch tỵ hầu theo hướng dẫn và giám sát của nhân viên y tế để xét nghiệm nhanh và đợi kết quả.

Chi phí thi công lắp đặt là 110 triệu đồng do công ty TNHH MTV Gia Phúc VietLand tài trợ. Các bộ kit test và trang bị y tế phục vụ được các doanh nghiệp, nhà thuốc trên địa bàn phường đồng hành, hỗ trợ. Đến nay đã trang bị được hơn 1.500 bộ kit test để phục vụ cộng đồng.

Chủ tịch UBND phường An Hội Nguyễn Thị Kim Chi cho biết: Phòng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phục vụ miễn phí cho người dân, nhất là những trường hợp yếu thế, bà con bán vé số lẻ, những người lao động tự do trên địa bàn, góp phần giảm bớt áp lực cho ngành y tế, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội đồng thời cũng muốn kiểm tra sức khỏe cho cán bộ tuyến đầu, đặc biệt là cán bộ công chức của UBND phải thực hiện test định kỳ.

Tin, ảnh: Thanh Đồng

Người dân có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính mới được vào địa phận tỉnh.

Cụ thể, có 4 đơn vị y tế công lập, gồm: Trung tâm Y tế Chợ Lách đặt gần chốt kiểm dịch Covid-19 xã Phú Phụng, Chợ Lách; Trung tâm Y tế Mỏ Cày Nam [gần chốt cầu Cổ Chiên]; Trung tâm Y tế Châu Thành [gần chốt cầu Rạch Miễu]; Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ba Tri. Mức phí được UBND tỉnh phê duyệt là 238 ngàn đồng/1 mẫu test.

Ngoài ra, Công ty TNHH Y tế Sài Gòn Center chi nhánh đặt tại chân cầu Rạch Miễu và thị trấn Mỏ Cày Nam đủ điều kiện thực hiện test với mức phí 300 ngàn đồng/1 mẫu.

Tất cả người dân khi có nhu cầu xét nghiệm SARS- CoV-2 có thể liên hệ các cơ sở nói trên để thực hiện. Thời gian test và cho kết quả từ 30 - 45 phút, nếu không xảy ra quá tải cục bộ.

Ngành y tế đã kêu gọi sự vào cuộc của các cơ sở y tế công lập, tư nhân có đủ điều kiện pháp lý, chuyên môn cùng tham gia thực hiện test nhanh để đáp ứng yêu cầu test nhanh SARS-CoV-2 đối với người dân di chuyển đến/về tỉnh nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Tin, ảnh: Phan Hân

Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, không xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm COVID-19.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Y tế các tỉnh thành phố đã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, sinh phẩm cho phòng xét nghiệm trên địa bàn để đảm bảo có thể xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 tại chỗ.

Tính đến nay, các nước đã có 110 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19, trong đó ngành y tế có 95 phòng, các ngành khác [Nông nghiệp, Quốc phòng] có 15 phòng; 36 phòng xét nghiệm đủ năng lực khẳng định.

Để đảm bảo đầu tư cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị xét nghiệm phải được cân nhắc kỹ để phù hợp với nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí vì trong bối cảnh diễn biên phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới như hiện nay, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn cung ứng hạn chế và giá thành cao.

Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, không xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu.

Theo Bộ Y tế, phương pháp xét nghiệm phù hợp với điều kiện phòng chống dịch ở nước ta là sử dụng xét nghiệm RT- PCR với test kit do Học viện Quân Y sản xuất, đảm bảo khả năng cung cấp chủ động cho xét nghiệm phòng chống dịch, không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Bộ Y tế đang thẩm định và cấp phép cho một số đơn vị đăng ký.

Việt Nam là quốc gia đứng đầu có số lượng người được xét nghiệm trên một ca dương tính. Công suất xét nghiệm đạt 27.000 mẫu/ngày.

Tính đến hết ngày 10/4, tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm cộng dồn là 118.807, trong đó số mẫu dương tính là 257; số mẫu âm tính là 118.550.

Bộ Y tế khuyến cáo 10 biện pháp đơn giản phòng, chống dịch COVID-19:

1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 m.

3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.

4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

9. Khai báo y tế qua ứng dụng [//ncovi.vn] cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe  hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.

10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

Video liên quan

Chủ Đề