Đại đội phó là gì

Căn cứ Luật quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam đã được Quốc hội nước Việt nam dân chủ cộng hòa thông qua trong khóa họp thứ 8 ngày 29 tháng 4 năm 1958 và được ban hành do sắc lệnh số 109-SL/L11 ngày 31 tháng 5 năm 1958;

Căn cứ tình hình tổ chức, biên chế và cán bộ của Quân đội;

Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Cấp bậc quân hàm biên chế chính thức của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam quy định như sau: 

Trung đội trưởng
Đại đội phó
Đại đội trưởng
Tiểu đoàn phó
Tiểu đoàn trưởng
Trung đoàn phó
Trung đoàn trưởng
Sư đoàn phó, Lữ đoàn trưởng
Sư đoàn trưởng

Thiếu úy
Trung úy
Thượng úy
Đại úy
Thiếu tá
Trung tá
Thượng tá
Đại tá
Thiếu tướng

Cấp bậc quân hàm biên chế chính thức tương đương với những chức vụ cao hơn chức vụ sư đoàn trưởng sẽ tùy yêu cầu của Quân đội và trình độ của cán bộ mà quyết định.

Điều 2. Tùy theo nhu cầu của Quân đội và khả năng của cán bộ, sĩ quan ở mỗi cấp có thể được bổ nhiệm giữ một trong những chức vụ như dưới đây  hoặc những chức vụ tương đương.

- Thiếu úy có thể giữ các chức vụ:

Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng

- Trung úy có thể giữ các chức vụ: 

Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng

- Thượng úy có thể giữ các chức vụ: 

Đại đội trưởng, Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng

- Đại úy có thể giữ các chức vụ: 

Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó

- Thiếu tá có thể giữ các chức vụ:

Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng

- Trung tá có thể giữ các chức vụ: 

Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, Sư đoàn phó

- Thượng tá có thể giữ các chức vụ: 

Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, Sư đoàn phó, Sư đoàn trưởng

- Đại tá có thể giữ các chức vụ: 

Lữ đoàn trưởng, Sư đoàn phó, Sư đoàn trưởng, Quân khu trưởng, Tư lệnh binh chủng, Phó chủ nhiệm Tổng cục, Tổng tham mưu trưởng

Việc bổ nhiệm các sĩ quan từ cấp Thiếu tướng trở lên giữ các chức vụ trong Quân đội sẽ tùy tình hình cụ thể mà quyết định.

Điều 3. Căn cứ vào tình hình tổ chức, biên chế của Quân đội và chức vụ của cán bộ hiện nay, để khuyến khích cán bộ nỗ lực học tập và cố gắng công tác, khi phong quân hàm lần đầu tiên, nói chung có thể phong dưới cấp bậc quân hàm biên chế chính thức một cấp, có trường hợp phong dưới hai cấp, có trường hợp phong ngang cấp.

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam [sau đây gọi chung là sĩ quan] là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định.

[Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008]

2. Ngạch, nhóm ngành sĩ quan quân đội nhân dân

- Sĩ quan chia thành hai ngạch:

+ Sĩ quan tại ngũ;

+ Sĩ quan dự bị.

- Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:

+ Sĩ quan chỉ huy, tham mưu;

+ Sĩ quan chính trị;

+ Sĩ quan hậu cần;

+ Sĩ quan kỹ thuật;

+ Sĩ quan chuyên môn khác.

[Điều 8, Điều 9 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008]

3. Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan

Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:

Cấp úy

Thiếu uý

Trung uý

Thượng uý

Đại uý

Cấp tá

Thiếu tá

Trung tá

Thượng tá

Đại tá

Cấp tướng

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân

Đại tướng

[Điều 10 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008]

4. Chức vụ của sĩ quan quân đội nhân dân

Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

[1] Trung đội trưởng;

[2] Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

[3] Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

[4] Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn;

Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

[5] Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

[6] Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; 

Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân;

Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển;

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh;

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

[7] Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng;

[8] Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng;

Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

[9] Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục;

[10] Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

[11] Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Lưu ý: Chức vụ tương đương với chức vụ [8] và [9] do Thủ tướng Chính phủ quy định; chức vụ tương đương với chức vụ [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7] do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

[Điều 14 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008]

5. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ cơ bản của sĩ quan được quy định như sau:

[1] Trung đội trưởng: Thượng úy;

[2] Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội: Đại úy;

[3] Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn: Trung tá;

[4] Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện: Thượng tá;

[5] Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn: Đại tá;

[6] Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; 

Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân; 

Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển;

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh;

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh: Đại tá;

[7] Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng: Thiếu tướng;

[8] Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Trung tướng;

[9] Chủ nhiệm, Tổng cục, Chính ủy Tổng cục: Trung tướng;

[10] Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Đại tướng;

[11] Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng.

Lưu ý: 

- Cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ tương đương với chức vụ [8], [9] do Thủ tướng Chính phủ quy định;

Tại chức vụ [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7] do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

- Sĩ quan ở lực lượng quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện thuộc địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng theo quy định của Chính phủ hoặc sĩ quan ở đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và có quá trình cống hiến xuất sắc thì được thăng quân hàm cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất quy định như trên.

[Điều 15 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008]

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

1 đại đội có bao nhiêu trung đội?

Một đại đội bộ binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam [ký hiệu là C] bao gồm 3 trung đội bộ binh và chỉ huy đại đội [hay đại đội bộ, gồm chỉ huy đại đội và một số chiến sĩ trinh sát, liên lạc, thông tin]. Tổng phiên chế của đại đội bộ binh trong Quân đội Nhân dân Việt Nam vào khoảng 90-100 người].

1 tiểu đoàn gồm bao nhiêu người?

Tiểu đoàn [thuật ngữ tiếng Anh: Battalion] là đơn vị nhỏ của tổ chức đơn vị quân đội, gồm 300-1000 lính, phân ra nhiều đại đội. Chỉ huy tiểu đoàn là trung tá. Nhiều tiểu đoàn kết hợp thành một trung đoàn hay lữ đoàn.

Người đứng đầu trung đội gọi là gì?

Trung đội trưởng: Thiếu úy đến Thượng úy. Đại đội phó: Trung úy đến Đại úy. Đại đội trưởng: Thượng úy đến Thiếu tá

Tiểu đoàn sư đoàn là gì?

Sư đoàn [tiếng Anh:division] một đơn vị quân đội, thường bao gồm từ 10.000 đến 25.000 binh sĩ, có quy mô tương đối lớn trong quân đội, nhỏ hơn quân đoàn, lớn hơn trung đoàn. Sư đoàn thường có khoảng mười ngàn đến hai mươi ngàn lính. Trong lục quân các nước một sư đoàn bao gồm các trung đoàn hay các lữ đoàn.

Chủ Đề