Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024

BP - Theo sách “Đại Việt thông sử”, Lê Trang Tông (1533-1548) là vua nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Lê Duy Ninh. Ông còn được dân gian ưu ái cho biệt danh Chúa Chổm. Vào đầu thế kỷ XVI, nhà Hậu Lê suy yếu. Sau khi các cuộc khởi nghĩa Trần Tuân, cha con Trần Cảo bị dẹp, quyền hành lọt vào tay các tướng lĩnh. Các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau. Năm 1527, Mạc Đăng Dung thu được thắng lợi, giết hai anh em vua Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc.

Năm 1533, cựu thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc, chạy vào Thanh Hóa lập lực lượng riêng rồi đón và lập Lê Duy Ninh tại Ai Lao, tức là Lê Trang Tông, tái lập ra nhà Hậu Lê. Sử sách ghi Trang Tông là con của Lê Chiêu Tông, sinh năm 1514. Theo sử cũ chép lại rằng, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi đã giam vua Lê Chiêu Tông (cha của Lê Trang Tông) ở phường Đông Hà, nhà vua giấu được quả ấn “ngọc tỷ truyền quốc”.

Lúc đó, có cô bán rượu xinh đẹp, ăn nói có duyên, người làng Lủ (Kim Lũ) gần bên sông Tô Lịch thường mang rượu, bánh đến bán cho lính canh ngục. Thấy Lê Chiêu Tông bị giam, cô đã chuốc rượu cho quân canh, chờ dịp lẻn vào tình tự với vua. Khi được tin cô đã có thai, vua Chiêu Tông lén giao cho cô chiếc ấn ngọc làm dấu tích và dặn trốn đi, sau này sinh con trai sẽ có ngày phục thù. Sau đó, nhà vua bị họ Mạc giết chết, cô gái làng Lủ lánh đi nơi khác, sinh ra con trai, đặt tên là Chổm.

Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024

Nhà nghèo, Chổm phải đi làm thuê và kiếm củi nuôi mẹ, những lần vào thành bán củi thường la cà vào ăn ở các quán cơm cửa ô. Chổm ăn hàng nào là hàng ấy hôm đó bán đắt như tôm tươi. Vậy nên các hàng thi nhau chèo kéo mời Chổm ăn, uống rượu và sẵn sàng cho nợ. Được thể, Chổm đánh chén hoang tàn, tiêu pha bạt mạng, nợ đìa khắp nơi. Ai đòi, Chổm cũng chỉ bảo: Chờ lúc tôi làm nên sẽ trả.

Tướng Nguyễn Kim, cựu thần triều Lê chiêu quân diệt Mạc, muốn tìm một người dòng chính nhà Lê để bố cáo cùng thiên hạ, tạo danh chính ngôn thuận nên đã cải dạng ra Bắc thăm dò. Một đêm, có vị thần báo mộng rằng: Cứ cho người đón ở sông Tô, nếu thấy ai “cờ son, nón sắt” đấy chính là nhà vua. Hôm sau, Nguyễn Kim đích thân chờ mãi, đến trưa mới thấy một bè củi lờ đờ trôi đến. Trời mưa, anh chàng đen đủi trên bè đội chảo gang nấu kẹo thay nón; tay cầm cây sào có quấn cái khố đỏ. Ông đoán ra “cờ son, nón sắt” chắc là đây, bèn gọi vào hỏi gia thế và bắt đưa về gặp mẹ. Mẹ Chổm khi biết rõ đây là người có thiện chí phù Lê mới đưa ngọc tỉ ra và kể đầu đuôi. Hai mẹ con Chổm được bí mật đưa về Ái Châu (Thanh Hóa), Chổm được tôn lên làm vua...

Từ đó, Lê Trang Tông là chỗ dựa cho lực lượng chống Mạc với danh nghĩa khôi phục nhà Lê. Mọi công việc chinh chiến chống nhà Mạc đều do Nguyễn Kim và con rể là Trịnh Kiểm đảm nhiệm. Năm 1545, Nguyễn Kim bị một viên hàng tướng nhà Mạc giết chết bằng thuốc độc, binh quyền từ Nguyễn Kim được chuyển qua tay Trịnh Kiểm. Ngày 29 tháng giêng năm 1548, Trang Tông qua đời, hưởng thọ 34 tuổi. Trịnh Kiểm lập con ông là Thái tử Huyên lên nối ngôi, tức là Lê Trung Tông.

Sau khi nhà Mạc bị diệt, triều đình nhà Lê trở lại Thăng Long, khi kiệu vua đến cửa ô, tiếng đồn vang khắp nơi, các chủ hàng cơm rượu ùn ùn kéo đến chào đón và đòi nợ cũ. Vua sai quan lính lấy tiền trả họ; thấy thế, nợ một họ đôn lên gấp mười và khối kẻ cũng mạo nhận là chủ nợ đến đòi khống. Quan hầu cận đếm tiền mãi, trả mỏi tay chưa hết nợ, mà người đòi vẫn kéo đến, bèn tung tiền cho ai nhặt được bao nhiêu thì lấy...

Lời bàn:

Theo sách “Đại Việt thông sử”, Lê Trang Tông là vị vua đầu tiên của nhà Lê Trung hưng. Và theo nội dung của giai thoại trên thì trong dân gian thời ấy đã mặc nhiên thừa nhận Chúa Chổm chính là vua Lê Trang Tông, thế nhưng trong các sách chính sử lại không có một dòng nào nói về vấn đề này. Thậm chí, một số sách còn khẳng định việc gắn vua Lê Trang Tông là Chúa Chổm chỉ là do dân gian dựng nên. Mặc dù vậy, nhưng nhà Lê Trung Hưng tính từ Lê Trang Tông đến vua Lê Chiêu Thống (Lê Mẫn Đế) trải qua 16 đời vua, với 255 năm trị vì. Và đây cũng là thời gian đất nước triền miên trong cảnh binh đao vì sự tranh giành ngôi báu và quyền lực của các dòng họ.

Tuy thay nhau làm vua tới 16 đời, nhưng thực sự ngôi báu của nhà Lê Trung hưng chỉ là cái danh, mà thực quyền tất thảy trong tay các chúa Trịnh. Thậm chí với chúa Trịnh Tùng còn có quyền thay vua, cho vua sống thì được sống mà muốn vua chết thì phải chết. Chính cái thời nhiễu nhương ấy, người dân mơ ước có một ông vua xuất thân từ tầng lớp thường dân ngồi trên ngai vàng để lo cho dân cũng là điều dễ hiểu. Chỉ có điều người xưa quên rằng đã là vua, là chúa ở trong cung cấm, hưởng vinh hoa phú quý thì làm sao lo được cho thiên hạ?

Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc mơ của Hoàng đế Huy Tông (1082-1135), một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và là nhạc công xuất sắc. Một đêm, hoàng đế nhìn thấy trong giấc ngủ của mình một bóng xanh huyền bí xuyên qua một khe nứt trên mây sau một trận mưa như trút nước. Khi thức dậy, ông đã viết về cảnh này trong một bài thơ, và hướng dẫn những người thợ gốm của mình làm đồ sứ có màu sắc như mô tả. Những người thợ thủ công trên khắp đất nước đã phải vò đầu bứt tai suốt thời gian dài, cho đến khi lò nung ở Nhữ Châu gửi đến tác phẩm đầu tiên với màu men “Vũ quá thiên thanh vân phá xứ” – Bầu trời sau cơn mưa (nửa lam, nửa thanh lại hơi ánh hồng). Một điểm đặc biệt của gốm Nhữ là các vết rạn, vết nứt trên lớp men. Đặc tính này đến từ chất men mã não nguyên khoáng, mang lại cho gốm Nhữ những hoa văn nổi bật trên bề mặt và vô số bong bóng nhỏ trong men, tùy theo nhiệt độ và vị trí lò nung mà đạt được.

Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024
Ảnh so sánh chén được đấu giá HKD 56,350,000 tại Hongkong năm 2018. Và chiếc chén do Tita chế tác từ men mã não truyền thống, với vẻ đẹp bầu trời xanh sau cơn mưa.

Gốm Nhữ chỉ tồn tại khoảng 20 năm, sau đó suy tàn, và tất cả các lò Nhữ diêu đều bị phá bỏ cùng với kỹ thuật sản xuất hoàn toàn bị biến mất. Trên thế giới hiện nay chỉ còn chưa đến 100 mảnh gốm Nhữ được xác nhận là của thời nhà Tống, được bảo tồn tại Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh, Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc và Bảo tàng Anh, Luân Đôn… Nhưng ngay cả với một lịch sử tồn tại ngắn ngủi như vậy, đồ gốm Nhữ Diêu vẫn luôn được các nhà sưu tập gốm sứ săn lùng và được đấu giá lên tới hàng chục triệu Usd trên các sàn đấu giá cho các tác phẩm thời Tống.

Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024

Ngày này, những tác phẩm Nhữ diêu được TITA tiếp nối, chế tác từ đất và men nguyên khoáng mã não quý hiếm tại vùng Nhữ, Hà Nam, thủ đô Nam Tống, theo đúng truyền thống. Mục tiêu của chúng tôi là đạt được màu men Vũ quá thiên thanh vân phá xứ (bầu trời sau cơn mưa, chỗ mây tan), nửa lam, nửa thanh, lại hơi ánh hồng, vẻ đẹp tinh khiết bóng mịn mềm mại như ngọc, đúng những đặc tính của gốm Nhữ đã từng quyến rũ bao nhiêu người yêu nghệ thuật gốm sứ.

Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024
Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024

Xem thêm về các tác phẩm Nhữ diêu của chúng tôi tại: https://tita.art/product-category/nghe-thuat-gom-su/nhu-dieu/

Chia sẻ bài viết:

Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024
Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024
Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024
Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024

Củi mục hoàng đế tiến hóa lịch sử năm 2024

lemy.mai296

Tôi là Mai Lệ Mỹ hiện là Manager tại TITA Art, thông qua những tinh hoa của nghệ thuật Á Đông, chúng tôi mong muốn tìm về văn hóa tịnh tâm giữa cuộc sống ồn ào.