Cúi đầu học hỏi điều hay Chẳng ai chế nhạo, chê bai làm gì Đọc hiểu

Khi con người có chút thành tựu, tâm kiêu ngạo khởi lên, đó cũng là lúc ta dễ ngã ngựa nhất.

Trong xã hội cũng luôn có nhang nhãng những người kiêu căng tự phụ, hay chế giễu người khác, thậm chí mở miệng là chê người khác ngu... họ luôn gây khó chịu hay phiền phức cho người xung quanh bằng thái độ, hành động thiên về cái tôi vị kỷ của họ.

Có câu: "càng học càng thấy mình ngu", hay "sông càng sâu càng tĩnh lặng, lúa càng chín càng cúi đầu."

Ta hãy thương cho những người này, bởi vì chẳng qua là họ chưa có được đủ thành công, và chưa đạt tới vị trí đủ cao để thấy mình cần phải khiêm tốn. Và những người kiêu ngạo, theo quy luật nhân quả, sẽ có lúc họ thực sự trả nghiệp chế giễu bằng những thất bại, lúc đó thật tệ vì chính họ không đủ can đảm để chia sẻ với người khác vì chính họ cũng sợ người khác chê ngu, cười nhạo, coi thường.

Ai đi lên cao phải qua giai đoạn thấp, có tài năng là một phần, có thời thì mới lên được. Mà muốn giữ được thời thì thái độ sống là yếu tố tiên quyết.

"Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài đi với chữ tai một vần."

Bởi vì người tài xã hội có rất nhiều, và người tài mà có thái độ tốt cũng có rất nhiều.

Năm Kỷ Hợi là năm Tỷ - Kiển, càng chú ý hơn về thái độ sống. Thông điệp trong năm nay là: cái tôi càng cao càng dễ thất bại - càng khiêm nhường càng thành công.

Thầy tử vi Keidi / Katie Duyen Generes

Tử vi Kinh doanh & Cá nhân

Phong thủy Doanh nghiệp & Nhà ở

Thầy tử vi Keidi là ai: Giới thiệu thầy tử vi Keidi

Để đăng ký xem tử vi cùng thầy tử vi Keidi, vui lòng xem thông tin về dịch vụ và phí quẻ mới nhất và liên hệ: tại đây

Theo dõi facebook và kênh Youtube của thầy tử vi Keidi để nhận được những chia sẻ mới nhất về Tử vi - Phong thủy - Thời vận

  • Facebook thầy tử vi Keidi: tại đây
  • Kênh Youtube của thầy tử vi Keidi: tại đây

Thầy tử vi Keidi chia sẻ về thời vận năm 2022

Các dịch vụ cơ bản tại Keidi Horoscopes [ấn vào để tham khảo thông tin]:

☯️ Xem Lá số tử vi

☯️ Xem Thời vận theo tử vi

☯️ Đại vận cuộc đời [đại vận 10 năm, 60 năm]

☯️ Gieo quẻ Tarot

☯️ Gieo quẻ Dịch lý

☯️ Số điện thoại phong thủy

☯️ Số tài khoản phong thủy

☯️ Dịch vụ xem phong thủy

CÔNG TY TƯ VẤN & ĐÀO TẠO THE SUNGATE

1. Các khóa học Tiếng Anh:

2. Tử vi - Phong thủy - Thiết kế logo theo phong thủy:

Thông tin liên hệ:

  • Hotline/Zalo/Whatapps/Viber: 0971273139
  • Email:
  • Website: www.thesungate.com.vn
  • Trụ sở: 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • Văn phòng: 45 Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4, TPHCM

Trần Đình Sử

Nhà nghiên cứu người Anh Frank Kermode có nói đai ý, nếu nhà văn giúp người đọc hiểu biết đời sống thì nhà phê bình có vai trò khác, đó là giúp người đọc đọc hiểu cách hiểu đời sống của nhà văn. Theo tôi, nhà giáo cũng có nhiệm vụ tương tự, tức là giúp học trò đọc hiểu cách hiểu đời sống của nhà văn qua văn bản. Cách hiểu đời sống ấy thể hiện ở cách tạo nghĩa của văn bản theo thể loại, theo phong cách của thời đại và của tác giả. Khi đã biết cách hiểu của nhà văn đối với cuộc sống được miêu tả trong truyện rồi thì để học sinh tự giao lưu với tác giả, người kể chuyện và nhân vật của văn bản. Còn như thầy giáo đem cách hiểu đời sống của mình qua văn bản mà dạy cho học sinh, thì đã tước đi cái quyền giao tiếp của học sinh với nghệ thuật. Vậy nên dạy đọc hiểu trước hết là giúp người học hiểu cách hiểu, cách biểu đạt, cách tạo nghĩa của nhà văn bằng văn học. Bài này sẽ nói về đọc hiểu cách tạo nghĩa của văn bản tự sự.

Tự sự là một loại hình văn bản rất phổ biến của văn học, nghệ thuật, bao quát một số lượng rất lớn các thể loại văn học và phi văn học trong đời sống. Từ thần thoại sử thi, truyền thuyết, cổ tih, ngụ ngôn, truyện cười cho đến các truyện tôn giáo, truyện các thánh, các tác phẩm tự sự văn học như tiểu thuyết, truyện ngứn, truyện vừa, các thể nhật kí, hồi kí, tự truyện, các thể báo chí như phóng sự, kí sự, ghi chép, đều là tự sự. Mở rộng ra các vở kịchm ccs trò diễn như chèo, tuồng, cải lương, các vở balet, kịch hát, kịch nói, phim truyện, truyện tranh cũng đều là tự sự. Mở rộng nữa các tập lịch sử, như Sử kí, thông sử, sử biên niên, sử truyện, tiểu sử cũng đều là tự sự. Các câu chuyện mà người ta thường kể cho nhau nghe hàng ngày, ông này ốm, ông kia chết, bà kia ngoại tình…cũng đều là tự sự cả. Như thế tự sự chiếm vị trí rất lớn trong đời sống của con người, và đọc hiểu tự sự có ý nghĩa không nhỏ trong đời sống của mỗi người vậy.

Ở đây chúng ta chỉ giới hạn đọc hiểu trong phạm vi tự sự văn học, tức tự sự bằng ngôn từ. Trước mắt ta là những văn bản bằng ngôn ngữ, và khi đọc từng câu, trí tưởng tượng của chúng ta chuyển hoá các kí hiệu ngôn từ thành các bức tranh đời sống.

Tự sự văn học tuy thể loại hết sức đa dạng nhưng lại có những quy luật chung của loại hình để dựa vào mà tìm cách đọc hiểu. Tự sự là hình thức nghệ thuật con người dùng để thể hiện đời sống của nó, là cách con người hình dung cuộc sống của chính mình. Do đó trong tự sự có con người, các quan hệ, các hành vi, hành động, không gian, thời gian, xung đột, mâu thuẫn và những kết cục, sự chuyển hoá của các trạng thái. Vì thế, đọc tự sự cũng có phần giống như đọc chính cuộc sống đang diễn ra. Tất nhiên tự sự là nghệ thuật, nó có những quy luật riêng của nó.

Tự sự tuy có phần giống với cuộc sống thực, song không nên quên rằng tự sự là sáng tạo nghệ thuật, là một thế giới tạo nghĩa, chứ không phải là thế giới miêu tả sự thật, cái có thật ngoài đời. Cho dù có miêu tả sự thật đi nữa thì khi đã vào văn bản, chúng đã có ý nghĩa mới do văn bản tạo ra, không còn là sự thật nguyên sơ.  Ý nghĩa của chúng do cấu tạo của văn bản quy định.

Nếu cuộc sống là dòng chảy vô thuỷ vô chung thì văn bản là hữu hạn. Nó có mở đầu và kết thúc, tạo nên một cái khung, trong khoảng đó tạo nên ý nghĩa của văn bản. Mở đầu và kết thúc là một cách tạo nghĩa chúng ta sẽ nói đến sau.

Theo lí thuyết tự sự học hiện đại, bất cứ  văn bản tự sự nào cũng có một cấu tạo có thể chia tách làm hai thành phần: câu chuyện và lời văn hay diễn ngôn. Do lời văn tự sự thường có vẻ trong suốt cho nên người ta trước nay chú ý đến câu chuyện mà ít nói tới lời kể chuyện. Bây giời thì người ta quan tâm tới chuyện kể. Câu chuyện cũng có hai thành phần: sự kiện và thực tại. Câu chuyện gồm các sự kiện, biến cố, còn thực tại gồm có nhân vật, quan hệ, môi trường, cảnh vật đồ vật hoàn cảnh, bối cảnh. Do lí luận văn học cổ đại ở phương Tây bắt đầu từ Aristote, mà ông này trước hết chỉ nghiên cứu kịch, cho nên ông chỉ quan trước hết đến hành động, tức phương diện sự kiện của câu chuyện mà ít chú ý đến phần thực tại. Tất nhiên ông cũng có nói tới lời thoại, trang trí, âm nhạc, dàn đồng ca, nhưng những người kế thừa chỉ nói đến cốt truyện, sự kiện. mà bỏ qua phần thực tại. Phần này mãi đến thời cận đại mới được chú ý, còn phần diễn ngôn thì mãi đến thời hiện đại mới được quan tâm. Trong bài này chúng tôi sẽ dựa vào các thành phần vừa nêu để nói về cách đọc tự sự.

Trước hết, mọi văn bản tự sự đều có câu chuyện, có chuyện. Người ta đến với văn bản tự sự trước hết chỉ vì trong đó có chuyện, có chuyện hay, thích xem chuyện, nghe đọc chuyện. Chuyện chính là điều gây nên hứng thú của tự sự. Vậy chuyện là gì? Một nhà văn Anh là E. M. Forster cho rằng câu chuyện là chuỗi sự kiện, cái này kéo theo cái kia buộc ta phải theo dõi, không dứt ra được. Một người khác cho rằng sức mạnh của câu chuyện là tạo ra đợi chờ, đọc xong câu này ta chờ câu tiếp, cứ thế cho đến hết. Khi ta kể chuyện trẻ em thường hỏi: rồi sau thế nào? Trả lời bằng khái niệm  tức là có sự việc, sự kiện, biến cố nào đấy xảy ra. Nhưng nói thế vẫn chưa rõ. Vậy sự kiện là gì? Sự kiện là một việc xảy ra ngoài mong đợi, bất ngờ, khiến người ta phải thay đổi, đổi mới hoặc làm nảy sinh nhận thức, quan niệm mới về con người và cuộc sống. Theo sơ đồ cốt truyện truyền thống có năm thành phần: thắt nút, phát triển, đỉnh điểm [cao trào], mở nút, kết thúc, thì đó là sơ đồ vận động của một sự kiện. Ví dụ có hai con dê cùng qua một cái cầu độc mộc từ hai phía ngược nhau [thắt nút], hai con không con nào chịu nhường đường [phát triển],  hai con húc nhau giữa cầu [cao trào],  cả hai con đều rơi xuống nước [mở nút và kết thúc]. Đó là truyện ngụ ngôn. Anh Khoai đồng ý ở làm công cho phú ông để chờ ngày đến hạn được lấy cô chủ. [thắt nút]. Anh Khoai chăm chỉ làm việc cho phú ông [phát triển]. Phú ông đem gả con gái cho người khác [phát triển], anh Khoai phản đối, bị phú ông ra điều kiện đi tìm cây tre trăm đốt, nếu không tìm được thì sẽ mất vợ [tiếp tục phát triển]. Anh Khoai không tìm được tre trăm đốt, khóc than, được ông tiên cho câu thần chú khắc xuất, khắc nhập [ cận cao trào]. Mở nút truyện này diễn ra mấy đoạn. Phú ông không nghe lời anh Khoai, bị niệm “khắc nhập”, cả nhà dính vào nhau và vào cây tre [cao trào, đỉnh điểm]. Đến khi phú ông bất đắc dĩ đồng ý gả con gái cho Khoai thì mới được niệm “khắc xuất” [mở nút]. Nếu hai con dê biết nhường nhau qua cầu thì không có chuyện. Cũng vậy, nếu anh Khoai không muốn làm công, hoặc phú ông giữ lời hứa, sau ba năm gả con gái cho Khoai thì chuyện không xảy ra, không có chuyện. Như thế chuyện phải là những sự kiện xảy ra mà làm trái, vi phạm một điều cấm nào đó [phạm cấm], ngoài mong đợi, hoặc làm điều chưa từng có, khiến cho đời sống mất thăng bằng, rối loạn, khủng hoảng, đòi hỏi phải giải quyết, hoặc thay đổi để tạo ra thăng bằng thì mới có là câu chuyện. Kết truyện như thế làm nảy sinh một tư tưởng. Đọc hiểu câu chuyện là đọc hiểu sự kiện của truyện nói lên điều gì, sự giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong chuyện nói lên ý nghĩa gì. Cám ăn trộm giỏ tép của Tấm rõ ràng là vi phạm lẽ phải thông thường, nhưng Cám không dừng lại ở đó. Tiếp theo cô còn giết bống, rồi giết Tấm, đoạt ngôi hoàng hậu, giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi, một chuỗi tội ác khủng khiếp, thì việc giết Cám là đòi hỏi để lấy lại thăng bằng và yên ổn, bởi còn Cám là còn cái mầm tai hoạ. Các nhân vật truyện cổ tích đã xấu thì toàn xấu, đã tốt thì toàn tốt, nó chưa biết tu dưỡng để ngày thêm tiến bộ, cho nên chỉ có cách thủ tiêu nó thì mới hết chuyện. Ví dụ người anh trong truyện Cây khế đã ngả xuống biển chết, Lí Thông phải biến thành bọ hung…Có những truyện trong đó hình như không có chuyện gì. Ví dụ truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Thực ra đó là chuyện hai đứa trẻ tối chờ xem đoàn tàu từ Hà Nội về. Đó là chuyện khác thường của hai đứa trẻ, người dân ở ga xép không ai làm thế cả.  Đọc kĩ ta sẽ thấy chúng đã từng ở Hà Nội. chỉ do bố mất việc mà chúng phải về ở cái ga xép tăm tối và bẩn thỉu này. Sự kiện thức xem tàu này có rất nhiều ý nghĩa, vừa hoài niêm, vừa nhớ tiếc vừa ao ước. Sự kiện xem tàu chạy qua ga này là một chuyện ít tính chuyện, bởi vì nó không dẫn đến hậu quả nào, nó chỉ là sự kiện tâm lí. Có tác phẩm sự kiện không diễn ra. Ví dụ triuyện Đôi mắt của Nam Cao, anh Độ từ vùng kháng chiến về mời anh Hoàng ra tham gia kháng chiến, nhưng sau khi biết thái độ của anh Hoàng đối với nhân dân, kháng chiến, anh Độ không mời nữa, thế là coi như không có gì xảy ra với anh Hoàng. Chuyện chỉ xảy ra với anh Độ: từ hi vọng đến thất vọng và bỏ ý định mời Hoàng. Một chuyện không xảy ra cũng là một sự kiện.

Các tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết truyền thống từ cổ xưa cho đến thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều là tác phẩm có câu chuyện. Để hiểu câu chuyện ta nên tóm tắt câu chuyện thành cốt truyện, tức là rút gọn câu chuyện vào một sơ đồ, một công thức hay một kết hợp gồm các sự kiện chính, qua đó có thể hiểu được tư tưởng của chuyện. Vì câu chuyện là thành phần của tự sự, cho nên gọi là cốt chuyện hay cốt truyện đều được. Ví dụ truyện ngụ ngôn thể hiện một bài học xử thế, truyện cổ tích có cốt truyện ác giả ác báo hay khuyến thiện trừng ác, ở hiền gặp lành. Cốt truyện trong Hai đứa trẻ thì thể hiện hoàn cảnh sống và tâm tư tình cảm của nhân vật. Việc tìm hiểu câu chuyện, tóm tắt thành cốt truyện là một yêu cầu bắt buộc để hiểu tác phẩm.

Để hiểu được văn bản tự sự, nếu chỉ tìm hiểu câu chuyện, cốt truyện thôi thì chưa đủ, mà cần tim hiểu mối quan hệ giữa câu chuyện với truyện kể. Truyện kể chính là văn bản kể chuyện, trong đó các sự kiện của câu chuyện được xếp đặt ở các vị trí, thứ tự gây chú ý cho người đọc và thể hiện trọng tâm trình bày của người kể chuyện. Tính liên tục của câu chuyện hoàn toàn theo thứ tự nhân quả, còn thứ tự của truyện kể thì sắp xếp theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Vì thế sư mở đầu và kết thúc của câu chuyện và của truyện kể không trùng khít nhau. Ví dụ trong truyện Chí Phèo của Nam Cao, truyện kể mở đầu với “Hắn vừa đi vừa chửi…”, còn câu chuyện thì bắt đầu ở chỗ “Một buổi sáng tinh sương, một người đi đặt ông lươn bắt gặp…”. Đoạn kết thúc của truyện kể và câu chuyện có thể không trùng hợp nhau, bởi biết đâu Thị Nở có thai, sẽ có một Chí Phèo khác xuất hiện. Trong Hai đứa trẻ, mở đầu và kết thúc của câu chuyện và truyện kể không trùng hợp nhau. Truyện kể thì có đầu và kết, nhưng câu chuyện của Liên thì biết kết thúc thế nào? Truyện kể kết thúc rồi, mà số phận của chị em Liên vẫn còn treo đấy với nỗi buồn và ước mơ của hai cô gái nhỏ. Câu chuyện của tác phẩm có thể rất rộng và dài, nhưng truyện kể thì chỉ là một cái khung cửa đủ cho người kể chuyện chỉ cho ta nhìn thấy một số điều thiết yếu của câu chuyện ấy.

Trong lịch sử văn học, trong các truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết, truyện truyền kì, sự phân biệt câu chuyện và truyện kể chưa thật rõ nét, nói chung chúng thường trùng khít nhau. Nhưng trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại thì sư phân biệt này rất rõ, vì vây khi đọc các loại truyện này người đọc cần phân biết hai phương diện này để phát hiện cái nhìn riêng của nhà văn đối với câu chuyện. Chẳng hạn ở Truyện Kiều truyện kể và câu chuyện có thể nói là hoàn toàn trùng khít, không cần phân biệt, nhưng đối với Sống mòn, Chí Phèo, chẳng hạn, thì lại rất cần sự phân biết đó. Sự phân biết này có ý nghĩa rất to lớn đói với đọc hiểu văn bản tự sự.

Sự phân biệt câu chuyện và truyện kẻ không chỉ ở chỗ trật tự sự kiện khác nhau, mở đầu và kết thúc khác nhau, mà còn ở chỗ, câu chuyện chỉ bao gồm chuỗi sự kiện, còn truyện kể bao gồm nhiều thành phần hơn mà ta gọi là thành phần ngoài cốt truyện. Đó là  sự miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật, miêu tả hoàn cảnh xã hội và môi trường thiên nhiên, các lời bình luận hay triết lí, trữ tình [mà trước đây gọi là “ngoại đề”. Thực ra bảo là ngoài đề là không đúng. Chẳng có lời bình nào ngoại đề cả], các đoạn hồi ức, mơ mộng của nhân vật, các đoạn độc thoại nội tâm, dòng ý thức. Khái niệm cốt truyện không bao hàm các thành phần này. Nhưng chúng lại là rất quan trọng đối với tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại. Ví vậy khi đọc truyện ngắn hay tiểu thuyết hiện đại thì cần quan tâm truyện kể nhiều hơn so với câu chuyện. Các thành phần ngoài cốt truyện này sẽ giúp ta phân biệt các phong cách kể chuyện: hoặc thiên về tâm lí, về nội tâm nhân vật hay thiên về các thuộc tính xã hội hay thiên về phong cảnh thiên nhiên, thiên về triết lí hay trữ tình. Nếu đọc tự sự mà ta chỉ biết cốt truyện thì vô tình ta đã bỏ rơi mất các nét phong cách quan trọng của thiên truyện. Nên lưu ý rằng trong văn tự sự hiện đại, phương diện cốt truyện, tức là các sự kiện chính, đã bị thu hẹp lại mức tối thiểu và mở rộng tối đa các yếu tố ngoài [hoặc phi ] cốt truyện và chuyển trọng tâm vào đó. Các truyện Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh…đều như thế. Nếu ta chỉ đi tìm cốt truyện, nhiều khi bỏ qua mất nội dung chính của tác phẩm.Đọc Nỗi buồn chiến tranh ta sẽ thấy không có câu chuyện chiến tranh nào cả. Có câu chuyện tình yêu tan vỡ, nhưng không phải làchuyện chính. Câu chuyện chính là việc viết tiểu thuyết về chiến tranh, bắt đầu từ chương 1 cho đến chương cuối. Đó là tiểu thuyết viết về chiên tranh sao cho khác trước.

Ngoài sự kiện, cốt truyện và truyện kể, nhân vật có vị trí rất quan trọng. Ở phương Tây từ thế kỉ XVIII trở đi tiểu thuyết không chỉ đặt trọng tâm ở câu chuyện sự kiện. Mặc dù tính truyện rất nổi bật, câu chuyện rất lắt léo, thú vị, như truyện của V. Hugo, Balzac, Stendhal, người đọc nhiều khi nghẹt thở vì chờ đợi đọc tiếp các tình tiết, song trọng tâm đã chuyển dần sang phương diện tồn tại mà chủ yếu là nhân vật và hoàn cảnh của nhân vật. Trên kia đã nói tự sự bao giờ cũng có nhân vật, nhưng sự kiện vẫn là chính. Nhưng từ thế kỉ XIX trọng tâm tự sự đặt ở nhân vật. Nhân vật không chỉ là kẻ hành động, một vai trong truyện, mà còn là một con người, một tính cách, một trạng thái tâm lí,  một thế giới độc đáo, một cá tính không lặp lại. Đối với các tiểu thuyết loại này, nếu ta chỉ tập trung tìm hiểu câu chuyện, cốt truyện mà bỏ qua nhân vật, không phân tích nhân vật, thì ta sẽ không thể hiểu được tác phẩm. Trong tiểu thuyết này, truyện kể là lịch sử phát triển của tính cách [M. Gorki]. Như thế người đọc phải phân tích các yếu tố của hoàn cảnh, quan hệ xã hội, phong tục văn hoá  và tình huống cụ thể để hiểu hành động và tính cách nhân vật, từ đó hiểu được ý nghĩa của tác phẩm. Lí luận chủ nghĩa hiện thực, lí thuyết phản ánh đã cung cấp nhiều cách hiểu quan hệ nhân vật và hoàn cảnh, có thể giúp phân tích tính cách nhân vật. Đặc biệt là phân tích tâm lí, bởi vì tâm lí là tác nhân thúc đẩy người ta hành động.  Ví dụ truyện ngắn Tchekhov có truyện kể một ông giáo nông thôn yêu một cô gái mà không dám tỏ tình.  Động cơ tâm lí mạnh hơn động cơ bên ngoài. Nhiều tác phẩm dùng quy luật tâm lí để giải thích sự đổi thay của con người. Ví dụ truyện Chí Phèo, Chí từ  lương thiện bị biến thành con quỷ dữ, rồi từ con quỷ dữ lại khát khao muốn trở lại làm người lương thiện, truyện Vợ chồng A Phủ cô Mị từ con người yêu đời  sau khi làm dâu thống lí Pá Tra đã coi như người chết, rồi sau khi nhìn thấy A Phủ lại đột nhiên sống dậy, cứu A Phủ và cứu mình. Quy luât tâm lí ở đây lớn lắm. Lúc đầu cô Mị  vì muốn sống tự do, cô sẵn sàng lao động để trả nợ cho bố chứ không chịu làm cô dâu trừ nợ.  Khi bị ép buộc, cô sẵn sàng ăn lá ngón cho chết.  Nhưng vì thương bố, buộc phải làm dâu trừ nợ thì cô coi như đã chết.  Cô sống như người đã chết rồi.  Chỉ vì nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, nước mắt rỉ ra, chợt nhớ đến mình, cô tự nhiên cởi trói cho A Phủ, rồi chạy theo A Phủ. Ở đây không có cái gì định trước, mà mọi sự diễn ra như là sự thôi thúc của bản năng sống. Phân tích tâm lí ở đây có thể vận dụng thuyết bản năng sống và bản năng chết của S. Freud. Bản năng sống là bản năng tính dục, ham khoái lạc, hoạt động, đấu tranh để sinh tồn. Bản năng chết là bản năng thích nghỉ ngơi, huỷ diệt.  Khi con người đứng trước vô vọng họ bị chi phối bởi bản năng buông xuôi, nghỉ ngơi, tỉnh lặng. Mị đã có lúc buông xuôi, đến đâu thì đến, không hề phản kháng, coi mình như đã chết. Nhưng rồi bản năng sống lại vượt lên và cô đã thắng. Còn trong Chí Phèo, Chí đã muốn trở lại làm người lương thiện, muốn làm bạn với Thị Nở để có một gia đình như mọi người, đó là bản năng sống mà cuộc làm tình với Thị Nở đã hé mở, nhưng không được. Quá mỏi mệt với cuộc sống đâm thuê chém. mướn không lối thoát, Chí đã chọn cái chết, vừa huỷ diệt kẻ thù của mình, vừa tự sát. Các ví dụ này cho thấy bên trong thể loại tự sự, nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực đã đã đem quy luật tâm lí làm cách thức biểu nghĩa, và người đọc có thể dựa vào các quy luật ấy mà hiểu văn bản. Ví dụ về bệnh ngủ của Thị Nở, nghe buồn cười, cứ tưởng nhà văn bịa ra, nhưng thực tế trong y học có bệnh ấy thật. Tôi đã chứng minh về điều này. Cuộc làm tình với Thị Nở có tác dụng làm cho Chí dịu lại, bớt hung hãn. Trận ốm của Chí, tuy là ngắn ngủi, những cũng góp phầm làm cho Chí thay đổi, Chí tự biết về mình, bởi từ trước đến nay hắn chưa ốm bao giờ. Các chi tiết ấy đều có nghĩa trong việc biểu đạt sự đổi thay của nhân vật. Do đó, nếu chỉ thấy nhân vật chửi, say, làm tình, ốm, mà không hiểu nghĩa của chúng thì cũng chưa hiểu cách biểu đạt của nhà văn.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng chủ nghĩa hiện thực để đọc nhân vật như đọc một con người thật ngoài đời thì cũng đánh mất luôn tính chất nghệ thuật của nhân vật.  Có người đã phân tích cơn ghen của Othello và cái độc ác của Iago trong kịch của Shakespeare như là người thực, không phải nhân vật văn học thì rơi vào sự dung tục. Việc quy nhân vật vào nội dung giai cấp, nội dung xã hội cũng làm nghèo và thô thiển nội dung văn học, trong khi đó nhân vật văn học có ý nghĩa nhân loại. Phân tích cô Kiều như một con bệnh ủy hoàng thì cũng vô nghĩa. Ví dụ một thời người ta quy nhân vật AQ của Lỗ Tấn vào thành phần cố nông, nhưng ý nghĩa của tính cách AQ là thể hiện phép thắng lợi tinh thần mà con người trong những hoàn cảnh nhất định thường có tư tưởng đó. Cũng vậy Don Quijote cũng có tính nhân loại chứ không phải chỉ có thành phần  giai tầng hiệp sĩ lỗi thời.

Ngoài quy luật tâm lí, nhân vật văn học còn đóng vai có tính kí hiệu ở trong truyện. Nhà nghiên cứu Pháp là Greimas lập sơ đồ tác phẩm tự sự gồm sáu thành phần: Chủ thể – khách thể, Người gửi – người nhận, Kẻ trợ thủ – kẻ địch thủ. Chủ thể là kẻ mong muốn một cái gì, chủ động làm một điều gì. Khách thể là cái đối tượng mà chủ thể muốn có. Người gửi là nhân tố tác động đến chủ thể, là động cơ thúc đây nhân vật hành động. Người nhận là kẻ thụ hưởng thành quả của hành động của nhân vật. Trợ thủ là kẻ đã giúp cho chủ thể đạt được mục đich, còn địch thủ là kẻ gây trở ngại cho hành động của chủ thể. Sáu vai này được thể hiện trong hầu hết các nhân vật của tác phẩm. Có khi một nhân vật đóng nhiều vai, có khi một vai do nhiều nhân vật đóng. Ví dụ trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, chủ thể là Quản ngục, khách thể là sản phẩm thư pháp của Huấn Cao. Người gửi là lòng ham mê cái đẹp của Quản ngục, người thụ hưởng là Quản ngục. Trợ thủ là Huấn Cao, người cho chữ và các thuộc hạ của Quản ngục. Địch thủ là luật lệ của nhà tù.  Nều bị phát giác thì quản ngục có thể bị phạt nặng. Thế mới biết Quản ngục đang chơi một trò rất nguy hiểm và liều lĩnh. Trong sơ đồ này Quan ngục là nhân vật chính, người muốn sở hữu thư pháp của Huấn Cao, mà ông Huấn chỉ là vai trợ thủ, mặc dù Huấn Cao là nhân vật chính diện, trung tâm. Trong truyện Chí Phèo Chí là chủ thể, qua tiếng chửi ta biết hắn muốn thay đổi tình trạng sống hiện thời của hắn, tức muốn làm một người lương thiện. Khách thể của hắn là trạng thái sống của người lương thiện, sống như mọi người bình thường. Người gửi là ở đây là cuộc sống đâm thuê chém mướn, gây thù chuốc oán với dân làng. Hắn chỉ làm ác khi đã say rượu, còn khi tỉnh là một kẻ yếu đuối. Người nhận là Chí. Kẻ trợ thủ bất ngờ của Chí là Thị Nở, thị sẽ giúp hắn làm hoà với mọi người. Địch thủ của hắn là bà cô, Bá Kiến, thị Nở và dân làng Vũ Đại.  Với đám địch thủ đông như thế thì Chí thất bại là chắc chắn, vì hắn rất cô đơn, và hắn phải chọn con đường tự sát bên xác kẻ thù. Trong Hai đứa trẻ chủ thể là Liên và An. Khách thể là đời sống ấm êm ở Hà Nội mà các em muốn tìm lại. Người gửi là cuốc sống tẻ nhạt, tối tăm, nghèo nàn không có tương lại nơi phố huyện. Trợ thủ là chiếc tàu Hà Nội đêm đêm nhắc cho chúng nhớ về một nơi sáng sủa sạch sẽ, cho nên cố thức để chờ xem tàu đi qua. Địch thủ là cuộc làm ăn khó khăn của người mẹ.  Xem thế thì thấy cái sơ đồ sáu thành phần của Greimas có thể giúp người đọc tự sự phân rõ các vai trò của các nhân vật trong truyện, từ đó hiểu văn bản được sâu hơn. Nhận rõ vai mới có ý thức về mối quan hệ của các nhân vật với nhau và với quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong truyện.

Hiểu câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật rồi còn phải tìm hiểu tác giả hàm ẩn trong truyện. Chúng ta biết khi viết truyện tác giả thực tế đứng ngoài truyện. Những gì muốn nói trong truyện tác giả phải giữ im lặng, nhường quyền biểu đạt cho người kể chuyện. Nhưng như thế không phải là tác giả vắng mặt trong tác phẩm. Tác giả hiện diện với tư cách một người hàm ẩn, thể hiện qua các nguyên tắc miêu tả và đánh giá có tính chi phối đối với người kể chuyện. Ví dụ trong Hai đứa trẻ tác giả hàm ẩn thể hiện ở lòng đồng tình với những số phận nghèo nơi phố huyện và nỗi băn khoăn cho tương lai của mấy đứa trẻ. Tác giả hàm ẩn của Hạnh phúc của một tang gia hay của Số đỏ nói chung là kẻ vạch trần, chế nhạo mọi sự dối trá và ích kỉ của những người thị dân làm ra vẻ tân thời, văn minh. Biểu hiện của tác giả hàm ẩn là người kể chuyện với điểm nhìn và giọng điệu trần thuật.

Nói cách khác tác giả hàm ẩn thể hiện ở trong cách kể chuyện. Cách kể chuyện thể hiện ở người kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu. Người kể chuyện là kẻ mà toàn bộ văn bản truyện kể là thuộc về nó. Văn bản truyện kể là văn bản của người kể chuyện. Nhà văn nhân danh người kể ấy mà viết ra. Dễ dàng nhận diện người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” như truyện Lão Hạc, Đôi mắt, Nhật kí người điên, Số phận con người. Người kể chuyện ngôi thứ nhất kể chuyện của mình hoặc chuyện mà mình chứng kiến. Các truyện như Hai đứa trẻ, Chí Phèo có người kể vô hình, thường gọi là người kể theo ngôi thứ ba. Các dấu hiệu của người kể không rõ rệt, giống như câu chuyện tự kể. Ngày nay người ta không gọi là người kể theo ngôi nữa, bởi vì xét về ngữ pháp, ngôi thứ ba là ngôi được nói đến, nó vắng mặt trong các cuộc thoại, cho nên nó không thể kể được. Chỉ có ngôi thứ nhất là kể được mà thôi. Ngôi thứ hai cũng không kể được, bởi vì ngôi hứ hai là ngôi nghe người khác kể. Như vậy thực chất người kể ngôi thứ ba là người kể ngôi thứ nhất giấu mình. Ví dụ [Tôi thấy] “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng vậy cứ rượu xong là hắn chửi.” Sự khác biệt giữa người kể ngôi một và ngôi ba chỉ là ngôi một người kể lộ diện, còn ngôi ba gíấu mình. Sự khác biệt giữa các người kể chuyện không phải do ngôi, mà do điểm nhìn tự sự. Người kể ngôi thứ ba [giấu mình] là người kể toàn tri, tức người kể biệt tất cả mọi chuyện về nhân vật, còn người kể ngôi thứ nhất [hạn tri] là người kể chỉ kể những gì mà anh ta với tư cách cá nhân biết được. Anh ta không thể kể những gì xảy ra trong tâm hồn người khác mà anh ta không biết. Ví dụ người kể trong truyện Lão Hạc không thể biết những tâm tư thầm kín của lão. Người kể ngôi thứ ba cũng có thể kể với điểm nhìn hạn tri, ví dụ truyện ngắn Kẻ sát nhân của Hemingway, người kể chỉ kể những gì nhìn thấy bên ngoài, mà không biết động cơ bên trong của nhân vật. Còn trong truyện Chí Phèo thì nói chung người kể biết hết. Nhưng mức độ hiểu biết của người kể khác nhau phụ thuộc vào điểm nhìn. Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng, phạm vi tri thức, hiểu biết mà người kể dựa vào để kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri giả định rằng anh ta biết hết mọi chuyện về nhân vật, về hoàn cảnh mà nhân vật sống, biết hết từ nguyên nhân đến kết quả. Hầu hết chuyện cổ, truyện thời trung đại, truyện dân gian đều có điểm nhìn toàn tri. Văn học cận, hiện đại dần dần phát hiện ra điểm nhìn hạn tri, người kể chỉ kể trong giới hạn hiểu biết của mình, do đó tạo ảo giác về sự chân thực của người kể khi sử dụng người kể ngôi thứ nhất. Nhưng đáng chú ý nhất là hiện tượng người kể bề ngoài là theo ngôi thứ ba, toàn tri, nhưng bên trong lại sử dụng điểm nhìn của nhân vật. Ví dụ truyện Chí Phèo mở đầu kể theo ngôi kể toàn tri. Nhưng sau đó đã kể theo điểm nhìn của Bá Kiến, của Chí Phèo, của Thị Nở, của người dân làng Vũ Đại, hình thành một lối kể chuyện đa chủ thể. Ví dụ câu mở đầu: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng vậy, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì, trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời.Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả, nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại…” Hai câu đầu là điểm nhìn của người kể giấu mình. Câu ba điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo. Câu bốn, năm, bảy là điểm nhìn của người nghe chửi, dân làng Vũ Đại. Chỉ mấy câu mà đã có ba loại điểm nhìn, điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại đã tham gia vào câu chuyện từ đầu cho đến cuối, chi phối sự đánh giá nhân vật trong tác phẩm. Mô hình người kể chuyện giấu mình kết hợp với điểm nhìn của nhân vật là mô hình tự sự phổ biến của tự sự hiện đại. Ví dụ trong Hai đúa trẻ người kể giấu mình với điểm nhìn của nhân vật Liên, hay tiểu thuyết Sống mòn người kể chuyện mang điểm nhìn của nhân vật Thứ. Khi bắt đầu đọc một truyện ta phải nhận được ngay người kể chuyện theo điểm nhìn nào. Ví dụ Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có người kể chuyện giấu mình với điểm nhìn của người quản ngục. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia có người kể toàn tri. Truyện Bến quê có người kể mang điểm nhìn hạn tri của nhân vật.

Điểm nhìn trần thuật có nhiều loại: loại không thay đổi từ đầu đến cuối, loại thay đổi điểm nhìn. Chí Phèo thuộc loại thay đổi, luân phiên điểm nhìn. Vợ chồng A Phủ cũng thuộc loại này. Sự luân phiên điểm nhìn ở đoạn miêu tả cảnh Chí Phèo ăn cháo hành rất thú vị. Thị Nở nhìn Chí ăn mà thấy: Ôi sao mà hắn hiền, còn Chí nhìn Thị Nở lại muốn làm nũng với Thị như với mẹ. đoạn này miêu tả như trong phim.

Ngoài điểm nhìn mang nội dung tri thức, còn có điểm nhìn không gian, thời gian, tâm lí, ngôn ngữ, tuỳ trường hợp cụ thể ma vận dụng, phân tích tác phẩm. Ví dụ trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân có điểm nhìn không gian của điện ảnh quay từ trên cao xuống, nhìn sông Đà như chiếc dây thừng, lại có điểm nhìn thời gian, thấy sông Đà từ thời tiền sử, cổ tích tuổi xưa, điểm nhìn thơ Đường “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”, điểm nhìn của tiểu thuyết vũ hiệp thời trung đại khi nhìn thạch trận. Khái niệm điểm nhìn sẽ giúp chúng ta khám phá nhiều nội dung ẩn kín của văn bản.

Khi đọc hiểu văn bản tự sự cần tìm hiểu loại hình người kể chuyện không đáng tin cậy. Người kể chuyện đáng tin cậy là người kể có quan điểm và thái độ phù hợp với quan điểm và thái độ của tác giả hàm ẩn. Ví dụ người kể chuyện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là hoàn toàn đáng tin cậy. Người ấy khen ai, chê ai, đều là kẻ đáng khen hoặc đáng chê. Không có chuyện khen kẻ đáng chê hoặc là ngược lại, chê kẻ đáng khen. Người kể chuyện không đáng tin cậy lại khác. Người ấy có thái độ sai khác so với tác giả hàm ẩn, thường đưa những tin không đáng tin cậy hoặc chê khen không thoả đáng. Ví dụ người kể chuyện trong truyện Chí Phèo có yếu tố đáng tin cậy và yếu tố không đáng tin cậy. Khi người kể hỏi: Nhưng ai là người sinh ra Chí Phèo? Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết” Đó là nhận xét đáng tin cậy. Còn phần nhiều ngay đoạn mở đầu, khi kể tiếng chửi của Chí Phèo, người kể đã có phần phụ hoạ với dư luận của làng Vũ Đại, khi miêu tả Thị Nở hay tả Chí Phèo đã có ý cường điệu cái xấu của Thị Nở và của Chí Pheo, có phần tàn nhẫn. Lối kể này đòi hỏi người đọc phải có thái độ độc lập trong phán đoán. Khi mới đọc chân dung Thị Nở ta bật cười vì cách miêu tả ngộ nghĩnh, lúc đó ta vô tình vào hùa với người kể không đáng tin cậy. Nhưng đọc kĩ truyện ta sẽ thấy cười như thế là ác và ta sẽ điều chỉnh thái độ của mình đối với nhân vật. Đằng sau tiếng cười là sự đồng cảm với bất hạnh của nhân vật. Nếu đọc truyện Chí Phèo mà ta chỉ thấy buồn cười là ta chưa hiểu truyện, Ta phải đi sâu vào bi kịch của nhân vật để thấy sự đáng thương, đồng cảm với nhân vật trong khát vọng đổi thay cuộc đờì của hắn. Việc sử dụng người kể không đáng tin cậy là một sáng tạo đột phá của Nam Cao trong văn học tự sự của Việt Nam, nó đòi hỏi một cách đọc mới.

Ngoài các yếu tố tự sự nói trên, khi đọc văn bản tự sự còn có thể sử dụng các yếu tố văn học khác, ví như không gian và thời gian nghệ thuật, các yếu tố biểu tượng nghệ thuật. Không gian, thời gian trong truyện kể có như một phương tiện kết cấu, đồng thời chúng là yếu tố có ý nghĩa biểu tượng. Không gian trong Chữ người tử tù là một không gian tội ác, giam hãm và tra khảo người, hành hạ người, nó không thể là không gian để người ta thưởng thức những con chữ đẹp vuông vức trên tấm lụa bạch với ngụ ý đạo đức cao thượng. Ấy thế mà người tử tù đã viết những chữ như thế trong tư thế cổ đeo gông nặng, mà người tù lại đứng cao, còn quản ngục thì cúi xuống, nghe những lời dạy bảo chân thành: Hãy thay chốn ở đi. Đây không phải là nơi để treo những bức chữ nói lên cái chí tung hoành của một đời người. Và quản ngục nói trong nước mắt: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Sự đối lập hai không gian ấy đã tôn lên ý nghĩa của truyện. Trong tự sự, sự kiện luôn chỉ xảy ra trong sự đối lập của không gian. Ju. Lotman nói rằng, sự kiện [biến cố] là sự dịch chuyển của nhân vật qua ranh giới của trường nghĩa. Nghĩa là giữa hai không gian có một ranh giới ý nghĩa không thể vượt qua. Nếu nhân vật không vượt qua thì sự kiện không xảy ra, còn nếu vượt qua, dù là trong tâm tưởng thì cũng đã có sự kiện. Ví dụ một người trong hàng ngũ cách mạng, mà trong đầu óc đã có ý nghĩ đầu hàng, hoặc một người có vợ mà trong đầu đã nghĩ đến ngoại tình thì đó đã là sự kiện.  Đó là sự đối lập của đen/ trắng, tốt/ xấu, nô lệ/tự do, tù ngục/giải phóng, tăm tối /ánh sáng. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ có đối lập giữa không gian tối tăm, nghèo nàn, bẩn thỉu của phố huyện có ga xép chạy qua và  không gian sáng choang, đẹp đẻ của toa tàu đêm đêm chạy qua. Nó gợi nhớ đến một Hà Nội hoa lệ, giàu có, sung túc mà hai đứa trẻ đã tứng được sống. Khát vọng hướng về ánh sáng chính là sự kiện trong thiên truyện này. Vì nó mà đêm đêm hai đứa trẻ cố thức để nhìn ngắm. Trong Vợ chồng A Phủ có đối lập giữa nhà Thống lí Pá Tra, nơi địa ngục trần gian, với hang núi, không gian tự do, mà cuối cùng Mị đã cởi trói cho A Phủ và cùng chạy trốn theo A Phủ. Trong Đôi mắt của Nam Cao có đối lập giữa không gian của các làng kháng chiến và không gian khép kín của anh Hoàng. Nhân vật Độ muốn kéo Hoàng ra vùng tự do, nhưng phải bỏ ý định, vì thấy Hpàng hoàn xa lạ với quần chúng kháng chiến. Trường hợp này việc huỷ bỏ ý định là một sự kiện, nó thể hiện sự thay đổi cách đánh giá. Trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa cũng có hai không gian. Một không gian chứa cảnh đẹp thiên nhiên, sinh hoạt bề ngoài với không gian bề sâu đầy xấu xa, khốn khổ nhức nhối, mà nhà nghệ sĩ và anh cán bộ tư pháp chỉ thấy bề ngoài. Sự tình cờ giúp nhà nhiếp ảnh phát hiện được không gian bề sâu và anh nhận được một bài học. Trong truyện này không có gì thay đổi hết, chỉ có nhận thức là thay đổi thôi. Và đó là sự kiện của truyện.Một sự kiện của ý thức. Trong truyện Chí Phèo cũng có hai không gian: sự đâm thuê chém. mướn đã làm cho Chí Phèo cô lập, ai cũng tránh hắn, khiến hắn trở thành một ốc đảo, không ai liên hệ với hắn. Chỉ duy nhất một người xấu xí, dở hơi và ngu ngốc như Thị Nở mới không sợ hắn, dám đi qua ngỏ nhà hắn. Từ đó mới có cuộc làm tình và Chí muốn thông qua thị mà làm lành với mọi người. Nhưng thị Nở là một kẻ dở người, thị cũng bị mọi người xa lánh, và thị ngu ngốc, chỉ vâng lời bà cô. Cho nên cái phao mà Chí muốn dựa vào chỉ là cái bong bóng. Đó là bi kịch của Chí không sao thoát ra được.  Rõ ràng phân tích không gian là một biện pháp bổ sung hữu hiệu để đọc hiểu tự sự.

Thời gian cũng là một yếu tố rất quan trọng để phân tích tự sự. Thời gian có thể gắn với từng đoạn đời của nhân vật. Nhân vật Mị trong vợ chồng A Phủ có ba đoạn đời: trước khi làm dâu trừ nợ cho Pá Tra, khi làm dâu cho Pá Tra và sau khi chạy thoát khỏi nhà Pá Tra. Mỗi đoạn có một cuộc đời. Sự phân biệt các đoạn đời giúp ta hiểu rõ về nhân vật. Chí Phèo cũng có hai đoan đời: đoạn trước khi đi tù và sau khi đi tùvề. Đoạn sau khi đi tù về cũng có hai đoạn: đoạn đâm thuê chém. mướn và đoạn  muốn đổi thay cuộc đời. Truyện Chí Phèo tính từ mở đầu cho đến kết thúc chỉ viết về đoạn đời thứ ba của Chí mà thôi. Hai đoạn trước chỉ là phần dùng để giải thích sự đổi thay của Chí. Từ đoạn đời này sang đoạn đời kia cũng là một cuộc đổi thay trong thời gian.  Mỗi sự kiện trong truyện, tức là một đổi thay của nhân vật cũng đưa nhân vật từ trường nghĩa này sang trường nghĩa khác, và cái thời điểm đổi thay cũng là một ranh giới của sự kiện. Trong tự sự cần phân biệt thời gian truyện kể và thời gian câu chuyện. Thời gian truyện kể được đánh dấu bằng điểm mở đầu và điểm kết thúc. Thời gian câu chuyện tính từ khi nhân vật được sinh ra. Ví như trong truyện Chí Phèo, thời gian truyện kể tính từ “Hắn vừa đi vừa chửi…” cho đến hết truyện, gồm 6 ngày. Thời gián câu chuyện tính từ “Một buổi sáng tinh sương một người đi đặt ống lươn bắt gặp…” cho đến hết truyện, gồm cả đời Chí.  Thời gian truyện kể quyết dịnh ý nghĩa của các sự kiện. Ý nghĩa cuộc đời Chí chỉ có ý nghĩa thực sự trong 6 ngày cuối cùng. Đó là cuộc vật lộn để trở lại làm người lương thiện và đã thất bại trong bi kịch. Toàn bộ đời Chí đều chỉ là quá khứ của 6 ngày đó. Tiếng chửi mở đầu truyện không phải là tiếng chửi đổng của thằng say như có người hiểu. Mà đó là tiếng chửi có hai ý nghĩa: Một là nó cho thấy Chí đã chán ghét cuộc đời của hắn đến tận độ và muốn thay đổi. Hai là thể hiện sự cô đơn cùng cực của hắn. Ngay tiếng chửi của hắn mà cũng chẳng ai nghe, không ai hiểu. Kẻ duy nhất quan tâm là người kể chuyện, khi người đó hỏi “Nhưng biết ai là người đẻ ra Chí Phèo? Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.”Từ đó mà đặt ra một vấn đề có ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Trong truyện thời gian truyện kể luôn là hiện tại. Thời gian của sự kiện xảy ra trước đó là thời gian quá khứ, còn những gì sẽ xảy ra sau khi kết thúc sẽ là tương lại. Ví dụ, khi thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và nghĩ đên sự có chửa và cái lò gạch cũ, đó là chuyện tương lai. Đọc truyện cần phân biệt rõ hiện tại, quá khứ và tương lai của nhân vật. Có truyện không có quá khứ và tương lai như truyện cổ tích, truyện trung đại. Có truyện không có tương lai, vì nhân vật chỉ toàn hồi tưởng quá khứ.

Khi truyện có nhiều người kể chuyện thì nên chú ý các tầng bậc kể chuyện. Ví dụ trong Rừng Xà Nu có hai người kể chuyện. Mon giấu mình.  Sau đó thì cụ Mết kể chuyện mà cụ đã chứng kiến. Cũng vậy trong truyện Số phân con người của Sholokhov có hai người kể chuyện. Chuyện người phóng viên kể và chuyện do nhân vật Socolov kể. Như thế tạo nên loại chuyện trong chuyện [truyện trong truyện].

Từ các phương diện trên ta có thể quan tâm đến kết cấu của truyện kể. Kết cấu là toàn bộ tổ chức của câu chuyện, nhằm đưa mọi yếu tố, bộ phận của truyện như con người, tức nhân vật, không gian thời gian, cảnh vật, đồ vật vào một thể thống nhất, nhằm bộc lộ ý nghĩa của truyện. Mục đích của kết cấu là nhằm thể hiện ý nghĩa của truyện. Một truyện mà không có ý nghĩa thì không có giá trị gì. Kết cấu truyện kể bao gồm mở đầu từ đâu, kết thúc ở đâu,  nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ, nhân vật nào tương phản với nhân vật nào, không gian, thời gian được tổ chức ra sao, vì sao chọn không thời gian ấy, ánh sáng và bóng tôi, chính diện và phản diện, quan hệ giữa nội tâm và ngoại hình, con người và hoàn cảnh. Phân tích kết cấu là chỉ ra ý nghĩa của quan hệ của các yếu tố ấy.

Đọc tự sự dòi hỏi phải đọc ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật. Ngôn ngữ văn học ở đây là các loại lời nói của các chủ thể cụ thể. Trong văn bản tự sự chỉ có hai loại lời nói của hai loại chủ thể thôi. Một là lời của người kể chuyện và hai là lời của nhân vật. Trong hai loại lời này lời của người kể chuyện luôn đóng vai trò chủ đạo, bao quát toàn truyện, lời của nhân vật chỉ là chi tiết của nhân vật được dưa vào văn bản. Trước đây người ta thường nhầm lời người kể chuyện là lời của tác giả. Thực ra không đúng, bởi vì trong văn bản tự sự tác giả ẩn mình trong nguyên tắc kể chuyện, chỉ đẻ người kể chuyện thay mình kể chuyện. Tác giả hiện hình cả trong lời người kể chuyện lẫn trong lời của nhân vật. Không được đống nhất người kể chuyện với tác giả. Khi nhân vật đứng ra kể chuyện [người kể xưng tôi, ví như truyện Lão Hạc], thi nhân vật đã đóng vai người kể chuyện. Lời người kể chuyện luôn luôn có vai trò chủ đạo trong việc tạo ra giọng điệu của truyện.

Trong truyện dân gian, truyện trung đại hai loại lời nói trên thường tách bạch nhau, nhưng trong tự sự hiện đại thì hai loại lời này thẩm thấu vào nhau, thâm nhập vào nhau rất đặc biệt. Đặc biệt là khi người kể chuyện giấu mình kể theo điểm nhìn của nhân vật thì lúc đó lời văn kể chuyện có hai giọng. Một giọng của người kể, một giọng của nhân vật. Ví dụ đoạn đầu của truyện Chữ người tử tù, đoạn tả cảnh chiều tối, có lời người kể và điểm nhìn, giọng điệu của nhân vật quản ngục, tỏ ra thương tiếc người tử tù nổi tiếng. Hay đoạn tả tình cảm của Mị trong vợ chồng A Phủ trong đêm mùa xuân, cô đơn, bị trói đứng, vừa có hai giọng: giọng người kể và giọng của nhân vật Mị. Trong Hạnh phúc của một tang gia có lời nhại của người kể đối với lời nói của các nhân vật trong truyện nếu người kể chuyện tập trung kể  và phân tích tâm lí, ý nghĩ của nhân vật, thì lúc đó nhân vật không cần nói nữa, hoặc nói rất ít, còn khi người kể chuyện không quan tâm miêu tả tâm lí nhân vật, thì lại phải để cho nhân vật nói nhiều, nói dài. Kết quả của sư xâm nhập của lời người kể chuyện và lời nhân vật ta có lời nửa trực tiếp [lời kể của người kể chuyện mà ý thức là của nhân vật. Sự xâm nhập của lời nhân vật vào lời người kể chuyện ta có lời kể độc thoại nội tâm, dòng ý thức. Đây là các hình thức lai ghép lời người kể và lời nhân vật trong truyện hiện đại. Giáo viên và học sinh sẽ làm quen và tìm hểu qua các văn bản truyện kể hiện đại.

Các yếu tố biểu nghĩa của văn bản tự sự sẽ được lặp đi lặp lại trong các văn bản tự sự. Chỉ cần học sinh chú ý, sẽ dần dần nắm vững và có tiềm năng đọc hiểu văn bản tự sự.

Hà Nội, 2015.

Video liên quan

Chủ Đề