Trắc nghiệm địa lý 12 học kì 1 có đáp án

Câu 2:

Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía:

A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.

B. Phía đông Phi - lip - pin và phía tây của Việt Nam.

C. Phía đông Việt Nam và tây Phi - lip - pin.

D. Phía bắc của Xin - ga - po và phía nam Ma - lai - xi - a.

Xem đáp án

Chọn: C.

Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía đông Việt Nam và tây Phi - líp - pin.

Câu 7:

Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là:

A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.

C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.

D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

Xem đáp án

Chọn: A.

Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế ở vùng Biển Đông là biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông nước ta.

Câu 8:

Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với thiên nhiên Việt Nam?

A. Làm cho khí hậu mang tính hải dương điều hòa.

B. Làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng.

D. Làm cho khí hậu mang tính chất lục địa điều hoà.

Xem đáp án

Chọn: A.

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm tăng độ ẩm và lượng mưa; đồng thời giảm tính khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

Câu 11:

Tính chất ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện ở:

A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.

B. Chịu ảnh hưởng của hai mùa gió.

C. Trong năm có hai mùa rõ rệt.

D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương.

Xem đáp án

Chọn: A.

Tính chất ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện ở độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương, lượng mưa trung bình năm tương đối cao.

Câu 15:

Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì:

A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3.

B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3.

C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.

D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.

Xem đáp án

Chọn: C.

Do mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan nên đất feralit thường bị chua.

Câu 19:

Tại sao vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta?

A. Địa hình có độ cao lớn nhất nước ta.

B. Vị trí nằm xa biển nhất nước ta.

C. Tác động của gió mùa Đông Bắc.

D. Nằm xa Xích đạo nhất cả nước.

Xem đáp án

Chọn: C.

Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc đầu tiên và cũng là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc cuối cùng kết hợp với địa hình có hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc [đón gió] nên mùa đông lạnh nhất cả nước.

Câu 20:

Các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta được hình thành do?

A. Hướng núi kết hợp với độ cao địa hình.

B. Sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa.

C. Độ cao địa hình và dải hội tụ nhiệt đới.

D. Hoàn lưu gió mùa và vị trí gần biển.

Xem đáp án

Chọn: B.

Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là do có sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa. Nơi khuất gió mưa ít, nơi đón gió mưa nhiều.

Câu 24:

Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?

A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m.

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Xem đáp án

Chọn: B.

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Câu 28:

Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Đà Rằng.

B. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Đà Rằng.

C. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Đà Rằng.

D. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Đà Rằng.

Xem đáp án

Đáp án: C.

Sông Mê Công [đỉnh lũ tháng 10] có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Đà Rằng [đỉnh lũ tháng 11].

Câu 29:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết Biển Đông không giáp với nước nào khu vực Đông Nam Á:

A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.

B. Đôngtimo, Lào, Mianma.

C. Lào, Mianma Phi-líp-pin.

D. Xin-ga-po, Đông Ti Mo và Ma-lai-xi-a.

Xem đáp án

Đáp án: B.

Biên giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Maliaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

Câu 32:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ Nam ra Bắc theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.

C. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.

D. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang

Xem đáp án

Đáp án: D.

Hướng dẫn trả lời: Đi từ nam ra bắc theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Bờ Y [Kon Tum], Lao Bảo [Quảng Trị], Cầu Treo [Hà Tĩnh], Tây Trang [Điện Biên].

Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh chung đường biên giới với Cam Pu Chia:

Xem đáp án

Đáp án: B.

Các tỉnh của nước ta có chung đường biên giới với Cam Pu Chia là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Video liên quan

Chủ Đề