Công ty nước sạch dưới.bến.xe nước ngầm.là công.ty gì

Hiện nguồn cấp nước tập trung từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 1.530.000m/ngày đêm, trong đó nguồn nước ngầm khoảng 735.000m/ngày đêm tại 16 nhà máy ngầm và 12 trạm sản xuất nước cục bộ; nguồn nước mặt khoảng 795.000m/ngày đêm tại 5 nhà máy nước mặt. Trong đó, đưa Nhà máy nước Mê Linh tại xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, công suất 25.000m/ngày đêm vào cấp nước cuối năm 2021; chuẩn bị hoàn thành Nhà máy nước Phú Sơn [huyện Ba Vì] giai đoạn 2 nâng công suất lên 60.000m/ngày đêm dự kiến sẽ đưa vào vận hành quý 4/2023.

Về mạng lưới cấp nước, khu vực đô thị hệ thống mạng lưới cấp nước đã được phủ kín với tỷ lệ cấp nước đạt 100% và chỉ tiêu cấp nước khoảng 100 - 150 l/người/ngày. Tại khu vực nông thôn, từ năm 2021 đến tháng 6/2023 triển khai 5 dự án và có thêm 27 xã được đầu tư hệ thống đường ống cấp nước.

Về việc đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước, theo báo cáo của Sở Xây dựng, UBND Thành phố đã giao các nhà đầu tư triển khai 29 dự án xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có 22 dự án đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành, 4 dự án đang triển khai thực hiện và 3 dự án nhà đầu tư chưa thực hiện. Đến nay, còn 139/413 xã chưa hoàn thành việc cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.

Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội làm việc tại nhà máy nước sạch sông Đuống.

Đối với kết quả quy hoạch cấp nước, thực hiện chủ trương xã hội hóa dự án cấp nước tại khu vực nông thôn đã đem lại những kết quả nhất định. Tính từ thời điểm tháng 6/2016 chỉ có 37,2% số hộ dân nông thôn có nước sạch, đến hết năm 2020 một số dự án mở rộng mạng cấp nước cho người dân khu vực nông thôn hoàn thành, đã nâng tỷ lệ khu vực nông thôn có hệ thống cấp nước đạt khoảng 78%.

Đến hết năm 2020 toàn thành phố Hà Nội đã kêu gọi 23 nhà đầu tư triển khai 40 dự án cấp nước đầu tư vào cấp nước sạch trên địa bàn, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn dự kiến sẽ nâng công suất nguồn nước sạch toàn Thành phố lên khoảng 2.350.000m3/ngày đêm và 29 dự án phát triển mạng cấp nước với phạm vi dự án dự kiến sau khi hoàn thành sẽ cung cấp cho khoảng 96% người dân khu vực nông thôn.

Với các kết quả ghi nhận được, Đoàn giám sát của HĐND Thành phố cũng đã nêu bật một số tồn tại như một số dự án còn chậm triển khai hoặc triển khai nhưng không đảm bảo tiến độ mà nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư thiếu quyết liệt trong triển khai. Một số chủ đầu tư hạn chế về năng lực tài chính, vốn, công nghệ, mặc dù Thành phố đã có cơ chế tạo điều kiện để các chủ đầu tư được vay vốn từ Quỹ đầu tư song việc tiếp cận nguồn vốn còn gặp khó khăn do doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được vay vốn.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc

Qua giám sát, Ban Đô thị đã tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp để gửi tới UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết. Trong đó, các đơn vị kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo thẩm định hồ sơ, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án cấp nước hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuân thủ đúng quy định. Thành phố cần tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư, đôn đốc các chủ đầu tư dự án phát triển nguồn tập trung và đầu tư phát triển mạng cấp nước thực hiện dự án theo đúng tiến độ. Nghiên cứu giao một đơn vị đầu mối trong việc quản lý nhà nước về nước sạch trên địa bàn Thành phố để có sự thống nhất và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Đoàn giám sát của Ban Đô thị - HĐND thành phố Hà Nội khảo sát tại trạm cấp nước thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.

Cùng đó, các cơ quan chỉ đạo tập trung thực hiện theo kết luận thanh tra đối với các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn, đẩy nhanh việc hoàn thành công tác quyết toán đối với các trạm cấp nước sạch nông thôn, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân ở khu vực nông thôn đối với việc sử dụng nước sạch.

Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị quản lý vận hành trạm cấp nước khẩn trương điều chỉnh, bổ sung công nghệ lọc nâng cao chất lượng nước đáp ứng tiêu chuẩn nước sạch đô thị, có giải pháp chuyển đổi nguồn cấp nước từ khai thác nước ngầm sang nước mặt.

Về lâu dài, cần có chính sách, biện pháp, giải pháp đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn nước mặt. Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Cùng đó, sớm ban hành công bố danh mục, bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác trên địa bàn theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ.

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, kêu gọi các nhà đầu tư vào tiếp nhận quản lý vận hành, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nông thôn hiện có đang hoạt động theo đề án, phương án đã phê duyệt. Đồng thời xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để đóng dần các giếng khai thác nước ngầm đối với các địa bàn đã có nguồn nước sạch tập trung, quản lý tốt việc cấp phép khai thác nước ngầm, tổ chức giám sát, kiểm tra việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác nước ngầm theo quy định của pháp luật.

Hiện nay còn 139 xã [183.133 hộ dân] chưa hoàn thành việc cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. Sở Xây dựng đã tham mưu báo cáo UBND Thành phố giao 8 đơn vị đang cấp nước trên địa bàn triển khai cấp nước cho 121/139 xã theo hình thức xã hội hóa, thời gian thực hiện hoàn thành năm 2025; giao UBND huyện Ba Vì triển khai tại 3 xã miền núi của huyện [không thể tiếp cận hệ thống cấp nước tập trung] thực hiện đầu tư công.

Còn 15/139 xã tại 2 khu vực [Phúc Thọ 9 xã và Sóc Sơn 6 xã] tại mỗi khu vực đều có 2 nhà đầu tư đề xuất nên sẽ thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo quy định, dự kiến hoàn thành việc lựa chọn đơn vị cấp nước báo cáo UBND Thành phố trong quý III năm 2023 để các đơn vị thực hiện trong giai đoạn 2024-2025.

Chủ Đề