Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì

  • Nhóm Nhi - Sơ Sinh
  • Lượt xem 10632

BỆNH VÀNG DA SƠ SINH

1.Bệnh vàng da sơ sinh là gì? Vàng da ở trẻ sơ sinh là tăng phá hủy hồng cầu giảm chức năng của men chuyển hóa do gan sản xuất và chu trình ruột gan tăng . Tăng bilirubin gián tiếp trong máu có thể diễn tiến nặng đến vàng da nhân, biến chứng này còn tùy thuộc nhiều yếu tố: non tháng hay đủ tháng, trẻ khỏe hay bệnh lý, bất đồng nhóm máu. 2. Xảy ra ở giai đoạn nào? Thời gian xuất hiện vàng da: - Sớm [1-2] ngày: huyết tán [ đồng nhóm máu ABO, nhóm máu khác ] -Từ 3-10 ngày phổ biến có biến chứng hoặc không biến chứng - Muộn ngày 14 trở đi: vàng da sữa mẹ, vàng da tăng bilirubin trực tiếp - Bỏ bú, co giật 3.Tại sao cần phải phát hiện và điều trị sớm? Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh [còn gọi là vàng da nhân] do Bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. 4.Làm thế nào để phát hiện vàng da? Cha mẹ cần theo dõi vàng da ở trẻ dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày. Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay… của trẻ để xác định trẻ bị vàng da. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy, nên khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn. Đây là cách nhận biết vàng da dễ nhất mà cha mẹ có thể lưu ý để theo dõi trẻ.

Vàng da được chia thành 2 mức độ:

- Nhẹ: Da hơi vàng ở mặt, thân mình; trẻ vẫn bú tốt - Nặng: Da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.

5. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh Một số biểu hiện của vàng da sinh lý: - Vàng da sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến 5 sau đẻ - Thường không kéo dài quá 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ non tháng - Vàng nhẹ, thường từ mặt đến thân, chi, vàng nhạt dần - Thể trạng chung: bình thường - Phân vàng, tiểu trong Một số biểu hiện của vàng da bệnh lý: - Vàng da xuất hiện sớm hoặc muộn, kéo dài trên 14 ngày - Vàng nhẹ hoặc đậm. Xuất hiện ngay vàng toàn thân. Vàng tăng dần - Thể trạng chung: kém - Phân vàng hoặc bạc màu, nước tiểu vàng Khi trẻ có 1 trong số các dấu hiệu sau thì gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị kịp thời: - Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ tuổi - Vàng toàn thân, vàng đến cả lòng bàn tay, lòng bàn chân - Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ non tháng - Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú kém, co giật, sốt, phân bạc màu ... Để nhận định được đúng dấu hiệu vàng da ở trẻ nhỏ yêu cầu cần bộc lộ vùng da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên là tốt nhất hoặc ánh sáng trắng. Do vậy, các bà mẹ cần quan sát màu sắc da của con mình hàng ngày dưới ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn trắng để phát hiện sớm dấu hiệu vàng da. 6.Làm gì khi trẻ bị vàng da? Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Cần theo dõi xem trẻ có bú tốt, lên cân và đi phân vàng có không, đồng thời quan sát diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7- 10 ngày sau sinh. Đối với trường hợp nặng: trẻ bị vàng da toàn thân[ vàng da ở bụng, rồi xuống tới chân] thì mức độ bệnh đã nặng, cần phải đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, xác định. Tốt nhất, thấy vàng da rõ ràng đến phần ngực, bụng thì cần đưa bé tới bệnh viện ngay. 7.Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiện nay? Cho đến nay, tại các khoa Sơ sinh, vàng da sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính, đó là: - Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng [qua cho bú hoặc truyền dịch], truyền Albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp. - Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. - Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao. 8.Tại sao chiếu đèn có thể điều trị được vàng da sơ sinh? - Sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400-500nm, cực điểm 450-460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubine [ánh sáng màu xanh dương]. - Năng lượng ánh sáng xuyên qua da để tác động lên các phân tử Bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử Bilirubin gián tiếp [độc cho não của trẻ] thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan [qua mật] và thận [qua nước tiểu]. 9.Khi nào có chỉ định chiếu đèn?

Chỉ định: - Xuất hiện sau 24 giờ tuổi. - Vàng da sớm, vàng da lan rộng đến tay, chân [ vùng 3,4,5] - Vàng da tăng Bilirubine gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. - Chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: non tháng, bầm dập nhiều, xuất huyết nhiều, bướu huyết thanh, bướu huyết xương, sọ to, trẻ có tán huyết… Chống chỉ định: trong bệnh porphyrin/ niệu bẩm sinh, là một bệnh rất hiếm gặp. 10.Nên dùng loại đèn nào? Cách chọn dàn đèn: dàn đèn ánh sáng xanh dương có tác dụng tốt nhất, tiếp theo là ánh sáng xanh lá cây còn dàn đèn ánh sáng trắng có hiệu quả kém nhất. Kỹ thuật rọi đèn: dùng đèn rọi vào da trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể rọi đèn liên tục hay cách quãng, rọi đèn 1 chiều hay 2 chiều. 11.Tắm nắng cho trẻ có thể giúp điều trị vàng da sơ sinh không?

Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ ngay tại phòng nội trú sản

Ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da nhẹ mau hết hơn nhưng không thể điều trị kịp các trường hợp vàng da sơ sinh nặng. Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay Đối với các trẻ đủ tháng bình thường, bú tốt mà chỉ bị vàng da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể được chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ ở khu điều trị theo yêu cầu, dưới sự theo dõi của cả bác sĩ, nữ hộ sinh lẫn các thành viên trong gia đình. Lợi ích của chương trình này là: - Chiếu đèn sớm nên khi trẻ xuất viện thì đại đa số trẻ không còn nguy cơ vàng da nặng. - Không phải cách ly mẹ con. - Có thể tận dụng nguồn sữa mẹ tối đa, tránh mất sữa mẹ do trẻ phải xa mẹ. - Gia đình được trực tiếp chăm sóc và theo dõi trẻ, tạo tâm lý yên tâm, tránh lo lắng cho mẹ và gia đình. - Giảm bớt tình trạng quá tải tại khoa sơ sinh. - Giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bệnh viện.

Tại sao lại bị vàng da ở trẻ sơ sinh?

Ở trẻ sơ sinh non tháng, sau khi chào đời 2 - 3 ngày, thường xuất hiện vàng da. Ở những trẻ đủ thángi, vàng da là khá hiếm và chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 25 - 30%. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh là do sự tích tụ Bilirubin - chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng.

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Trẻ bị vàng da sinh lý bao lâu thì hết kết hợp với những triệu chứng để biết được rằng trẻ bị vàng da sinh lý chứ không phải vàng da bệnh lý. Thường trẻ sinh đủ tháng thì vàng da sinh lý sau 7 ngày là hết. Với trẻ sinh non thì bệnh vàng da có thể kéo dài đến 2 tuần.

Làm thế nào để biết trẻ sơ sinh bị vàng da?

Làm cách nào để biết bé bị vàng da? Bạn có thể biết con mình có bị vàng da hay không bằng cách ấn 1 ngón tay lên trán hoặc vùng ngực của bé. Sau đó nhấc ngón tay lên. Nếu da nơi bạn ấn vào có màu vàng, bé bị vàng da.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?.

Uống nhiều nước. Giữ hydrat hóa tốt trong cơ thể của bạn sẽ giúp con nhỏ của bạn chiến đấu với bệnh vàng da tốt. ... .

Thức ăn nguyên hạt và nhiều chất xơ ... .

Trà xanh hoặc trà thảo dược và cà phê ... .

Trái cây khô, rau mầm và các loại đậu. ... .

Chế độ ăn uống bổ sung protein. ... .

Rau quả tươi..

Chủ Đề