Công ty giao long công ty xây dựng chỗ nào năm 2024

Tại Khu công nghiệp (KCN) An Hiệp và Giao Long có một số doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và đang mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, số lượng công nhân không đáp ứng đủ cho các dây chuyền sản xuất.

Hiện KCN An Hiệp có 5 doanh nghiệp đi vào hoạt động, 2 doanh nghiệp đang khởi công xây dựng nhà máy, diện tích đất cho thuê đạt 78%. KCN Giao Long có 11 doanh nghiệp hoạt động, 1 doanh nghiệp chuẩn bị hoạt động và 4 doanh nghiệp chưa khởi công, tổng diện tích đất cho thuê đạt 85%.

Bà Phan Thị Thu Thủy, phụ trách nhân sự của Công ty TNHH một thành viên FAS (KCN Giao Long) cho biết, hiện công ty đã thu hút hơn 2.000 công nhân lao động vào làm việc nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu (cần 5.000 công nhân lao động). Hàng tháng, công ty gắn kết với Trường Cao đẳng Nghề Đồng Khởi tuyển dụng trung bình 500 lao động. Công ty TNHH một thành viên FAS, với công việc chính là sản xuất dây điện ô-tô, cần tuyển dụng lao động nữ, không đòi hỏi cao về trình độ học vấn, nhưng lại phải cần cù và tỉ mỉ với công việc. Tháng đầu tiên thử việc, người lao động vẫn được công ty trả nguyên lương (2,2 triệu đồng/tháng). Sau đó, khi đã ký hợp đồng lao động mới, công nhân mỗi ngày làm việc 8 giờ, mức lương tối thiểu 2,35 triệu đồng/tháng. Nếu mỗi ngày tăng ca 2 giờ thì lương của công nhân lao động sẽ được hưởng trên 3,5 triệu đồng/tháng.

Nhu cầu cần tuyển dụng lao động tại hai KCN An Hiệp và Giao Long là vấn đề “nóng” đang được các doanh nghiệp quan tâm tháo gỡ. Một số doanh nghiệp vừa tuyển dụng vừa đưa ra nhiều giải pháp thông qua chính sách ưu đãi để giữ chân công nhân lao động đang làm việc. Quý I-2012, Công ty TNHH May mặc Alliance One chính thức đưa chuyền 3 đi vào hoạt động, nhu cầu cần tuyển thêm 2.000 lao động, nhưng ngay thời điểm này đã vào cuộc tuyển dụng lao động. Để thu hút lao động, hầu hết doanh nghiệp trong hai KCN An Hiệp và Giao Long thực hiện chính sách vừa tuyển dụng vừa tự đào tạo tay nghề, người lao động không phải trả một khoản chi phí nào, ngược lại còn được nhận phụ cấp đào tạo. Khi người lao động được ký hợp đồng lao động, ngoài lương còn được nhận nhiều khoản ưu đãi của công ty như tiền chuyên cần, tiền thưởng vượt năng suất, tiền xăng xe đi lại, vào các ngày lễ lớn và Tết Nguyên đán được thưởng. Mỗi ngày, công ty hỗ trợ cho người lao động chi phí suất cơm trưa, trường hợp tăng ca người lao động được hỗ trợ thêm bữa cơm chiều. Hay Công ty TNHH một thành viên FAS, khi nước nhà là Nhật Bản bị ảnh hưởng sóng thần, công nhân lao động không có việc làm thường xuyên kéo dài 3 tháng nhưng công ty vẫn trả đủ 100% mức lương tối thiểu để giữ chân người lao động.

Công ty TNHH một thành viên Pung Kook, chuyên sản xuất túi xách, nhu cầu cần tuyển trên 3.000 công nhân lao động nhưng mới tuyển dụng được 2.700 công nhân lao động. Công ty Cổ phần thủy sản Hải Hương (KCN An Hiệp), nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động đang ráo riết tuyển dụng công nhân lao động.

Tại cuộc họp giao ban các KCN vùng trọng điểm kinh tế phía Nam vừa qua, cũng đã bàn sâu về lao động việc làm tại các KCN.

Ông Huỳnh Văn Nuôi cho biết: Thông tin về lao động đã đến được với người tìm việc. Kết quả, các doanh nghiệp ở 2 KCN An Hiệp và Giao Long đã tuyển dụng được hơn 3.000 lao động, nâng tổng số công nhân lao động đang làm việc tại hai KCN này lên hơn 10.000 lao động. Hiện, các doanh nghiệp ở KCN An Hiệp cần tuyển 1.000 lao động và KCN Giao Long cần tuyển 2.000 lao động. Để thu hút lao động, các doanh nghiệp phải quan tâm hai vấn đề cốt lõi, đó là con người và chế độ tiền lương. Hiện tại, công nhân lao động ở hai KCN Giao Long và An Hiệp được nhận mức lương trung bình trên 2,5 triệu đồng/tháng, chỉ thấp hơn so với thành phố Hồ Chí Minh (do mức sinh hoạt ở nơi đây cao), chênh lệch không đáng kể so với KCN ở các tỉnh. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi thu hút lao động ở nông thôn, công nhân lao động quê ở Bến Tre đang làm việc tại KCN của các tỉnh, thành trở về làm việc ở KCN tỉnh nhà.

Theo ông Huỳnh Văn Nuôi - Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh, từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, Ban Quản lý các KCN đã phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức hội thảo tuyển dụng lao động, với sự tham gia của các doanh nghiệp, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố.

Hiện trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 25 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu tuyển dụng lao động (LĐ), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực may mặc, chế biến thủy sản, sản xuất bộ dây điện dùng cho xe hơi… với nhu cầu tuyển dụng khoảng 2.961 người.

Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), toàn tỉnh có 2.604 DN, với số LĐ sử dụng 86.690 người. Có 2 khu công nghiệp (KCN) là An Hiệp và Giao Long, với tổng số 47 DN hoạt động, giải quyết việc làm cho 34.680 LĐ. Thu nhập bình quân của người lao động (NLĐ) từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Trên địa bàn tỉnh có 3 DN có vốn đầu tư nước ngoài cắt giảm LĐ trong 3 tháng tới, với số LĐ dự kiến cắt giảm 2.086 LĐ. Các DN này hoạt động trong lĩnh vực may mặc và giày da. Hiện nay, các DN cắt giảm LĐ chủ yếu là NLĐ hết hạn hợp đồng. Nguyên nhân cắt giảm là do các công ty trên địa bàn tỉnh không ký được hợp đồng các đơn hàng chủ yếu ở các nước châu Âu nên phải thu hẹp sản xuất.

Công ty giao long công ty xây dựng chỗ nào năm 2024

Sở LĐ-TB&XH thường xuyên phối hợp với Liên đoàn LĐ tỉnh, Công đoàn các KCN tỉnh nắm bắt tình hình tư tưởng NLĐ thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng đối với các DN cắt giảm LĐ.

Phó trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Lê Tuấn Kiệt cho hay: Tại KCN Giao Long, có Công ty TNHH Unisoll Vina và Công ty TNHH Dệt may túi xách Family Việt Nam cắt giảm nhiều LĐ. Bên cạnh đó, có DN như Công ty TNHH may mặc Alliance One tuyển dụng mới LĐ, nên công nhân chuyển qua lại giữa các DN trong KCN. Do đó, tình hình LĐ KCN tại tỉnh nhìn chung vẫn khá ổn.

Hiện có 25 DN có nhu cầu tuyển dụng LĐ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực may mặc, chế biến thủy sản, sản xuất bộ dây điện dùng cho xe hơi… với nhu cầu tuyển dụng khoảng 2.961 người.

Trước tình hình cắt giảm LĐ, việc làm trong DN, Sở LĐ-TB&XH cho biết, các giải pháp đã thực hiện như: Đối với NLĐ chấm dứt hợp đồng LĐ, các DN thực hiện đúng quy định của pháp luật như thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi NLĐ, hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ. Sở LĐ-TB&XH thường xuyên phối hợp với Liên đoàn LĐ tỉnh, Công đoàn các KCN tỉnh nắm bắt tình hình tư tưởng NLĐ thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng đối với các DN cắt giảm LĐ.