Con bọ trong đoàn lô tô là chuột gì năm 2024

Lô Tô được cho là dựa theo trò Bingo của Ý ở thế kỷ XVI và du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 1980 của thế kỷ XX. Từ đó, trò chơi nhanh chóng trở nên thịnh hành, cùng theo chân các đoàn hội chợ đi tỉnh. Đặc biệt vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, ta sẽ nghe thấy câu hát bắt nhịp muôn thuở tại các gian lô tô:“Tôi móc con cờ ra, cờ ra con mấy, con mấy gì đây, mấy gì đây?” khiến người chơi hăng hái hưởng ứng. Từ những thể loại ca dao, hò vè, lý, tân cổ nhạc dân dã, gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân Việt, người hô sẽ biến tấu ca từ phù hợp để có thể diễn tả con số sao cho có vần, có điệu một cách duyên dáng. Có những lời rao hay đến độ khi nhà cái [người đọc số] vừa xướng xong, người chơi vỗ tay tán thưởng rần rần. Vì vậy, cách rao con số gần như là một nghệ thuật xưa vô cùng độc đáo. Kết hợp với những giai điệu bắt tai, yếu tố may rủi của Lô Tô càng khiến người chơi thêm hồi hộp, thích thú đoán xem số nào sẽ ra tiếp theo. Cứ như thế, Lô Tô nhẹ nhàng đi vào lòng người và trở thành một giá trị đẹp gắn liền với ký ức của nhiều người.

Vẫn dựa theo cách chơi Lô Tô thời bao cấp, bộ trò chơi Lô Tô của RuNam quy định chọn ra một người làm nhà cái và mỗi người chơi chọn mua cho mình một tờ giấy đặt bất kỳ. Người đọc số đọc đến đâu thì mỗi người sẽ đánh dấu hoặc đặt hạt vào những con số trùng trên tờ giấy đặt của mình. Người chơi có đủ 5 số theo hàng ngang đầu tiên dành chiến thắng. Điểm thú vị trong bộ Lô Tô là dùng hình ảnh chú Chuột để tượng trưng cho con số 15. Với những tờ giấy đặt có số 15, giá mua sẽ gấp đôi những tờ giấy đặt còn lại. Bù lại, nếu những hàng ngang có con số 15 thì chỉ cần đủ 4 số là thắng.

Bộ trò chơi Lô Tô bao gồm: 90 số bằng gỗ, 1 túi vải in kéo lụa đặc biệt, 48 tờ giấy đặt.

Tuy luật chơi có chút thay đổi nhưng vẫn không làm mất đi cái hay trong Lô Tô thuở ban đầu. Vào ba ngày tết, chỉ cần cả nhà cùng nhau trải manh chiếu trước sân, chơi Lô Tô phiên bản “Đám Cưới Chuột”, bên cạnh có bánh mứt. Chỉ thế thôi cũng đủ trọn vẹn niềm vui mùa sum vầy.

Bầu Cua Cá Chuột

Trò lắc bầu cua hay là bầu cua cá cọp [bầu cua tôm cá] vốn là trò chơi dân gian vô cùng phổ biến với người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Ngày nay, trò chơi đã được đội ngũ sáng tạo RuNam thay “bộ áo mới” để đón chào một mùa tết Canh Tý đầy khởi sắc.

Bộ sản phẩm gồm: 1 bàn cờ giấy lớn, 3 quân xí ngầu giấy và 1 bao thư đựng.

Nhóm phụ trách đã lấy cảm hứng trong dòng tranh in dân gian Đông Hồ và điểm xuyết hoạ tiết Toile de Jouy một cách tinh tế lên sản phẩm để tạo ra một diện mạo mới đầy tươi vui nhưng vẫn giữ lại được nét xưa trong bộ trò chơi dân gian này. Hoạ tiết Toile de Jouy tựa một lời chúc an khang thịnh vượng mà RuNam mong muốn trao đến mọi nhà. Bên cạnh đó, hình ảnh con gà được thay thế bằng linh vật của năm 2020 và hình ảnh ấy mang ý nghĩa như một cái dang tay chào đón năm Canh Tý sung túc, viên mãn. Chính vì lẽ đó, bộ trò chơi có tên gọi là “Bầu Cua Cá Chuột”.

Đám Cưới Chuột

Dựa theo trò chơi truyền thống “Cờ Cá Ngựa”, RuNam đã tạo ra bộ trò chơi “Đám Cưới Chuột”. Bên cạnh việc góp vui trong dịp Tết đến xuân về, thông qua bộ trò chơi “Đám Cưới Chuột” nhộn nhịp, nhiều màu sắc, đội ngũ sáng tạo RuNam mong muốn mang đến cho người xem, người chơi một sự suy ngẫm và trải nghiệm mới ở góc nhìn khác hơn, đặc sắc hơn về trò chơi dân gian Việt trong Tết cổ truyền.

Không chỉ đầu tư về ý tưởng độc đáo, RuNam còn chau chuốt, tỉ mẩn cả về thiết kế sản phẩm. Bộ cờ mang sắc màu, hình ảnh mộc mạc trong tranh Đông Hồ “Đám Cưới Chuột” ở từng chi tiết tạo hình nhân vật, hộp đựng và khung nhưng đâu đó vẫn hiện hữu nét tươi mới, hiện đại. Điều này có lẽ bởi vì vẻ đẹp văn hoá Á Đông chưa bao giờ là vô vị trong mắt người tân thời hay đương thời.

  • Đám Cưới Chuột – phiên bản thường

Đám Cưới Chuột [phiên bản thường] được làm từ 100% bằng giấy. Hộp và bàn cờ được lắp ráp theo kiểu ghép hình. Bên trong hộp sẽ có 2 viên xí ngầu và 1 chén tre thủ công. Phiên bản quy định 4 đội chơi.

  • Đám Cưới Chuột – phiên bản đặc biệt 1 & 2

Điểm khác biệt chủ yếu ở cả hai phiên bản đặc biệt nằm ở phần thiết kế, trang trí khung và bao bì. Với phiên bản đặc biệt 1, hộp gỗ được làm thủ công, quai giả da. Nắp hộp được thiết kế và in ở cả hai mặt. Phiên bản được sản xuất giới hạn ở số lượng 50, có đánh số 1/50 – 50/50 và được đựng trong 1 túi nỉ có treo logo RuNam bằng đồng. Với phiên bản giới hạn số 2, chỉ 10 bộ được tung ra thị trường và có đánh số 1/10 – 10/10. Ngoài ra, hộp gỗ sơn mài được làm thủ công. Cả hai mặt trên và dưới hộp đều mang hoạ tiết trang trí. Hộp được đựng trong 1 túi nỉ có thêu logo RuNam bằng chỉ kim tuyến vàng.

Điểm cộng cho cả hai mô hình đặc biệt này là năm tạo hình nhân vật trong trò chơi cực kỳ xinh xắn và hoàn toàn khác nhau: [i] chuột chú rể, [ii] chuột thổi kèn, [iii] chuột bê tráp, [iv] chuột cầm cờ và [v] nhân vật Mèo – chủ hôn đứng cạnh nhân vật chuột cô dâu được đặt chính giữa bàn cờ. Nhân vật được làm từ nhựa resin và phủ sơn giả kim loại [metalic] 4 màu để ứng với 4 đội chơi.

Chủ Đề