Có nên học ngành công tác xã hội không

Công tác xã hội còn được biết đến với tên tiếng Anh là Social Work, thuộc khối ngành xã hội. Đây vừa là một ngành lý thuyết, nghiên cứu chuyên sâu lại vừa có tính ứng dụng cao, đóng góp vào cải thiện điều kiện an sinh xã hội, cung cấp hỗ trợ tích cực cho cộng đồng. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành công tác xã hội khá nhiều, từ khối A đến D, cụ thể là: A00, A01, C00, C03, C04, C14, D01, D02, D03, D04, D05, D06, D78, D79, D80, D81, D82, D83, D15, D41, D42, D43, D44 và D45.

Học ngành Công tác xã hội ra làm gì? có dễ xin việc không?

I. Ngành Công tác xã hội học những gì? Có khó không?

Từ tên gọi công tác xã hội, chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào hình dung được về lĩnh vực này. Ngành công tác xã hội cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hoạt động xã hội, từ các mối quan hệ giữa người với người, cách điều tiết, can thiệp và giải quyết vấn đề phát sinh, hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức, các nhóm đặc thù [nhóm người dễ tổn thương, người khuyết tật...], tư vấn xây dựng chính sách an sinh xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội nước nhà.
Chương trình học của ngành công tác xã hội cũng sẽ kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết với thực hành thu thập dữ liệu, phân tích, báo cáo, thống kê để tìm giải pháp. Bên cạnh đó, bạn sẽ học và rèn luyện kỹ năng mềm, tâm lý học, khoa học xã hội, pháp luật đại cương, văn hóa... Chương trình đào tạo của các trường không giống nhau nhưng đều nhằm hướng dẫn, giúp sinh viên xây dựng nền tảng vững chắc cả về chuyên môn và kỹ năng cũng như tố chất, đạo đức.

II. Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công tác xã hội

1. Các vị trí việc làm ngành công tác xã hội

  • Công chức: Nhiều bạn tốt nghiệp ngành công tác xã hội xã thi công chức và làm tại ủy ban nhân dân xã, phòng Thương binh và Xã hội, các vị trí khác ở các phòng ban trên quận, huyện, sở và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ...
  • Cán bộ truyền thông xã hội.
  • Nhân viên dự án [phát triển cộng đồng].
  • Trợ lý dự án phát triển cộng đồng.
  • Giáo viên kỹ năng xã hội.
  • Chuyên viên tại tổ chức phi chính phủ.
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, viện chính sách, trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên cả nước.

Ngoài ra, với tấm bằng ngành công tác xã hội, nhiều bạn lựa chọn đi làm các công việc hành chính văn phòng, nhân sự, tuyển dụng, báo chí truyền thông, quảng cáo. Một số công ty cũng tuyển các vị trí như nhân viên cán bộ xã hội ...

Các vị trí việc làm ngành Công tác xã hội Hot

2. Mức lương ngành công tác xã hội

Khác với nhận định của nhiều người khi nói về khối ngành xã hội nói chung đều là thu nhập hàng tháng sẽ không cao, cơ hội tăng thu nhập cũng không nhiều, mức lương của ngành công tác xã hội khá ổn, nhất là các vai trò trong tổ chức phi chính phủ. Dĩ nhiên, khi làm nghiên cứu, giảng dạy hay công chức, lương hàng tháng theo bậc lương quy định của nhà nước và thường tính theo thâm niên. Thế nhưng, với hầu hết các vị trí, bạn có thể nhận từ 5 - 10 triệu/tháng, có trình độ ngoại ngữ xuất sắc, bạn có thể nhận 15 - 20 triệu/tháng.

III. Học ngành Công tác xã hội ở đâu tốt?

Thực tế, có rất nhiều trường đại học [không tính cao đẳng] đào tạo ngành công tác xã hội. Trong khoảng chục năm gần đây, số trường mở thêm chương trình đào tạo ngành này gia tăng nhanh chóng, chứng minh sức hút, tầm quan trọng của ngành công tác xã hội.
Một số trường đào tạo ngành công tác xã hội được đánh giá tốt trên cả nước là:

1. Miền Bắc

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.
  • Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.
  • Đại học Lao động Xã hội [Cơ sở Hà Nội].
  • Đại học Y tế Công cộng.
  • Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Đại học Thủ đô Hà Nội.
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam.
  • Đại học Lâm nghiệp [Cơ sở 1].
  • Đại học Tân Trào.
  • Đại học Thăng Long.
  • Đại học Công Đoàn.
  • Đại học Hải Phòng.
  • Đại học Hùng Vương.

2. Miền Trung

  • Đại học Khoa học, Đại học Huế.
  • Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Vinh.
  • Đại học Quy Nhơn.
  • Đại học Đà Lạt.
  • Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Các trường đào tạo ngành Công tác xã hội chất lượng

3. Miền Nam

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.
  • Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
  • Đại học Lao động Xã Hội [Cơ sở phía Nam].
  • Đại học Trà Vinh.
  • Đại học Mở TP.HCM.
  • Đại học Cửu Long.
  • Đại học Sư phạm TP.HCM.
  • Đại học Thủ Dầu Một.
  • Đại học Hùng Vương.
  • Học viện Cán bộ TP.HCM.
  • Đại học Dân lập Văn Lang.

Đối với nhiều người, ngành công tác xã hội không chỉ đơn thuần là một ngành học hay sự chuẩn bị cho công việc trong tương lai. Nhiều bạn học ngành này, học chuyển từ các chuyên ngành khác sang học thạc sĩ, nghiên cứu sinh công tác xã hội vì hiểu rằng đây là lĩnh vực ý nghĩa, đóng góp nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng.

MỤC LỤC:
I. Ngành Công tác xã hội học những gì? Có khó không?
II. Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công tác xã hội
III. Học ngành Công tác xã hội ở đâu tốt?

Đọc thêm: Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Đọc thêm: Các vị trí việc làm ngành Quan hệ công chúng

Công tác xã hội chẳng phải là một tên gọi xa lạ gì với nhiều người hiện nay, với nhiều bạn trẻ, sau khi tốt nghiệp cấp 3 sẽ có định hướng lựa chọn ngành học này cho mình. Ngành công tác xã hội được đào tạo tại nhiều các cơ sở giáo dục khác nhau, một chuyên ngành chuyên sâu các môn học để nhằm mang đến những sự giúp đỡ cho “mảnh đời” kém may mắn, những cá nhân, nhóm hoặc là công đồng để phục hồi các chức năng xã hội của họ hoặc tăng cương chứng năng xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội được bền vững.

ngành công tác xã hội là gì

Công tác xã hội là ngành học phù hợp với rất nhiều bạn trẻ khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ thích hoạt động vì cộng đồng và tập thể, thích sự giúp đỡ người khác. Ngành công tác xã hội giảng dạy và đào tạo với mục tiêu là đêm đến nguồn nhân lực có tài năng, đạo đức để đáp ứng cho nhiều vấn đề đời sống xã hội con người hiện nay. Thông qua đó giúp giải quyết các vấn đề và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tích cực hơn. Từ quá trình học sinh viên sẽ xây dựng cho mình được các kỹ năng về nghiên cứu, giảng dạy, can thiệp vào các vấn đề xã hội để tìm hướng giải quyết, các tư vấn và xây dựng các chính sách xã hội phù hợp với từng vấn đề cụ thể.

Ngành công tác xã hội tại Việt Nam là một lựa chọn rất hãy để theo học, hiện nay tại nước ta còn tồn tại rất nhiều các vấn đề cần có sự giúp đỡ và giải quyết của nhân lực ngành công tác xã hội. Cơ hội việc làm đối với sinh viên sau tốt nghiệp cũng rất rộng mở với nhiều vị trí công việc và môi trường làm việc khác nhau.

Bạn đang muốn có đáp án cho ngành công tác xã hội là làm gì thì đây sẽ là câu trả lời chi tiết và đầy đủ nhất mà bạn cần. Những cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường với tấm bằng cử nhân công tác xã hội có thể tìm kiếm như sau:

 Định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp công tác xã hội

Thứ nhất, cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp khác nhau trong và ngoài nước. Khi làm việc tại các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bạn sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ, tham mưu về các chiến lược trong hoạt động chăm sóc đời sống của nhân viên, cán bộ trong doanh nghiệp. Thông qua kết nối doanh nghiệp với công nhân, doanh nghiệp với xã hội để đem lại những mối quan hệ tốt đẹp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vùng.

Thứ hai, trở thành một nhân viên phát triển cộng đồng khi tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng hiện nay của các cơ quan, tổ chức xã hội, chính phủ, phi chính phủ.

Thứ ba, cơ hội làm việc tại vị trí là một nhan viên công tác xã hội trong các cơ sở trợ giúp người yếu thế trong xã hội tại rất nhiều các tỉnh thành khác nhau.

Thứ tư, cơ hội làm việc với vai trò là một nhà quản trị công tác xã hội trong các ban ngành về soạn thảo và đưa ra các chính sách xã hội hiện nay.

Thứ năm, cơ hội làm việc với vị trí cán bộ đào tạo về công tác, thực hiện việc nghiên cứu và phát triển đối với các dự án xã hội về các vấn đề xã hội hiện nay đáng quan tâm và nên có sự hỗ trợ.

Thứ sáu, cơ hội việc làm với bạn tại vị trí là nhà tư vấn về tâm lý cho các đối tượng xã hội khác nhau.

Việc làm tư vấn

 Định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp công tác xã hội

Thứ bảy, cơ hội được làm việc tại các bệnh viện, trường hợp với vai trò là nhân viên hỗ trợ về mặt xã hội.

Thứ tám, cơ hội làm việc tại các tổ chức phi chính phủ hoặc các trung tâm phát triển xã hội khác nhau trong cả nước hiện nay.

Thứ chín, cơ hội làm việc tại các trường đại học, đào tạo cao đẳng, trung cấp khác nhau với vị trí là giảng viên giảng dạy ngành xã hội học.

Có rất nhiều các cơ hội việc làm đối với sinh viên sau tốt nghiệp ngành công tác xã hội ra trường. Để có thể tìm việc làm phù hợp, bước đầu tiên bạn cần phải có những định hướng về ngành học và thông tin tuyển sinh khi chọn trường cho bản thân. Cùng tìm hiểu các thông tin bổ ích về tuyển sinh trong phần tiếp theo của bài viết này.

3. Các trường có ngành công tác xã hội

Với ngành học công tác xã hội hiện nay bạn có thể lựa chọn cho mình rất nhiều các trường đại học đào tạo ngành này khác nhau ở 3 vùng miền của tổ quốc. Sau đây sẽ là chi tiết các tên trường hiện đang đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công tác xã hội bao gồm:

  • Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Công Đoàn
  • Trường Đại học Y tế Công cộng
  • Trường Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Trường Đại học Lao động Xã Hội Hà Nội
  • Trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
  • Trường Đại học Lâm Nghiệp
  • Trường Đại học Hòa Bình
  • Trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên
  • Trường Đại học Tân Trào
  • Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Thanh Hóa

Lựa chọn trường học theo đuổi ngành

  • Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Quy Nhơn
  • Trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Lao động Xã hội cơ sở phía Nam
  • Trường Học viện Thanh thiếu Nam phía Nam
  • Trường Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Thủ Dầu Một
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  • Trường Đại học Cửu Long
  • Trường Đại học Trà Vinh

Với danh sách các trường đại học ở trên, bạn có nhiều cơ hội lựa chọn một ngôi trường đào tạo ngành học cho mình phù hợp nhất với điều kiện và mong muốn của bạn. Hiện nay, tại nước ta khi theo học ngành công tác xã hội không chỉ có các trường đại học đã nêu ở trên, mà còn có rất nhiều các trường cao đẳng khác nhau bạn có thể tìm hiểu để lựa chọn cho mình.

Ngành Kỹ thuật điện ra làm gì?

4. Ngành công tác xã hội thi khối nào?

Tổ hợp môn theo phương án kỳ thi THPT Quốc gia mới nhật đã tạo nên rất nhiều các khối tuyển sinh khác nhau với ngành học này để bạn có thể lựa chọn một khối phù hợp với khả năng học tập của bản thân như sau:

  • Khối xét tuyển sinh A00 gồm các môn toán học, hóa học, vật lý.
  • Khối xét tuyển sinh A01 gồm các môn tiếng Anh, toán học, vật lý.
  • Khối xét tuyển sinh C00 gồm các môn địa lý, lịch sử, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh C03 gồm có các môn lịch sử, toán học, ngữ văn.

Khối thi lựa chọn cho ngành công tác xã hội phù hợp cho khả năng

  • Khối xét tuyển sinh C04 gồm có các môn địa lý, toán học, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh C14 gồm có các môn ngữ văn, giáo dục công dân, toán học.
  • Khối xét tuyển sinh D01 gồm có các môn tiếng Anh, toán học, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D02 gồm có các môn tiếng Nga, toán học, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D03 gồm có các môn tiếng Pháp, toán học, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D04 gồm có các môn tiếng Trung, ngữ văn, toán học.
  • Khối xét tuyển sinh D05 gồm có các môn tiếng Đức, ngữ văn, toán học.
  • Khối xét tuyển sinh D06 gồm có các môn tiếng Nhật, toán học, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D15 gồm các môn thi Tiếng Anh, địa lý, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D41 gồm có các môn tiếng Đức, địa lý, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D42 gồm có các môn tiếng Nga, ngữ văn, địa lý.
  • Khối xét tuyển sinh D43 gồm có các môn tiếng Nhật, ngữ văn, địa lý.
  • Khối xét tuyển sinh D44 gồm có các môn địa lý, tiếng Pháp, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D45 gồm có các môn tiếng Trung, địa lý, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D78 gồm có các môn khoa học xã hội, tiếng Anh, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D79 gồm có các môn khoa học xã hội, tiếng Đức, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D80 gồm có các môn tiếng Nga, khoa học xã hội, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D81 gồm có các môn tiếng Nhật, khoa học xã hội, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D82 gồm có các môn tiếng Pháp, khoa học xã hội, ngữ văn.
  • Khối xét tuyển sinh D83 gồm có các môn tiếng Trung, khoa học xã hội, ngữ văn.

Có rất nhiều sự lựa chọn khối xét tuyển với ngành học này, bạn đã tìm được cho mình một khối là thế mạnh của mình để đạt điểm cao nhất, tăng cao cơ hội xét tuyển vào trường top đầu với chuyên ngành công tác xã hội mà bạn muốn theo đuổi hay chưa? Để lại comment dưới bài viết cùng thảo luận nhé!

4. Ngành công tác xã hội lấy bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn công tác xã hội xét tuyển vững bước vào trường

Ngành công tác xã hội được đào tạo tại nhiều các cơ sở giáo dục khác nhau, các trường đại học để bạn lựa chọn, bên cạnh khối thi và trường đào tạo đa dạng thì điểm chuẩn xét tuyển vào ngành cũng khác nhau. Tùy thuộc tùng trường, điểm chuẩn xét tuyển vào ngành cũng có sự khác biệt. Những năm gần đây ngành công tác xã hội có điểm chuẩn rời vào khoảng 18 điểm – 24 điểm, tùy thuộc vào từng trường đại học.

Dự kiến trong năm tới thì ngành học này giữa các trường cũng chỉ có mức điểm chuẩn xét tuyển vào trường trong khoảng từ 18 điểm – 24 điểm mà thôi. Để biết rõ hơn điểm chuẩn của trường bạn muốn vào học với ngành công tác xã hội, hãy để lại bình luận tên trường để nhận được thông tin chính xác nhất về điểm chuẩn của trường đó.

5. Mức lương ngành công tác xã hội

Với cơ hội việc làm đa dạng, tại nhiều các đơn vị trong và ngoài nước, các tổ chức quốc giá, chính phủ và phi chính phủ khác nhau đã tạo điều kiện việc làm cùng với mức thu nhập hấp dẫn cho sinh viên cử nhân công tác xã hội sau tốt nghiệp ra trường.

Thu nhập cho ngành công tác xã hội hiện nay như thế nào?

Một sinh việc sau tốt nghiệp có thể nhận được mức thu nhập vào khoảng 7 triệu – 9 triệu đồng/tháng với nhiều các vị trí công việc khác nhau trong ngành công tác xã hội hiện nay. Bên cạnh đó nếu bạn làm việc tại các tổ chức phi chính phủ thì thu nhập cho bạn còn tốt hơn rất nhiều rời vào khoảng 10 triệu – 14 triệu đồng/tháng. Đặc biệt cơ hội việc làm càng tốt khi bạn có kỹ năng và có thể giao tiếp ngoại ngữ là lợi thế dành cho bạn.

Việc làm du lịch

5. Tố chất cần có để theo đuổi lĩnh vực công tác xã hội

Để có thể đi lâu dài với ngành là một điều rất khó, ở ngành nào cũng vậy. Với công tác xã hội, bạn muốn cùng nó phát triển thì cần phải có những tố chất như:

Một là, tính trung thực và thật thà trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Hai là, bạn có niềm đam mê với công việc công cộng, thích giúp đỡ người khác và tìm được niềm vui từ giúp đỡ kẻ yếu thế trong xã hội.

Tố chất sẽ giúp bạn và công tác xã hội phát triển lâu dài

Ba là, bạn có một tâm hồn đẹp, bao dung và độ lượng cũng sẽ rất phù hợp với nghề.

Bốn là, bạn có kỹ năng tốt trong giao tiếp, ứng xử và khả năng về ngoại ngữ, tin học,…

Năm là, biết cách lập kế hoạch với từng dự án, làm việc theo nhóm và thực hiện các kỹ năng nghiên cứu. Có sức khỏe tốt và đi được xa sẽ là những cơ hội tốt để bạn phát triển với nghề.

Hy vọng qua chia sẻ về ngành công tác xã hội ra làm gì trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn định hướng nghề nghiệp, lựa chọn chuyên ngành và các thông tin hữu ích về tuyển sinh cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề