Có nên gội đầu cho trẻ mỗi ngày

6 sai lầm “chết người” khi tắm bé

-  Ngày nào cũng tắm “cho sạch”

Mẹ không nhất thiết phải tắm cho bé hàng ngày, nhất là những hôm trời trở lạnh do trẻ không phải làm việc như người lớn, cơ thể chỉ bị ít cáu bẩn. Mẹ chỉ cần vệ sinh sinh hàng ngày cho trẻ với nước ấm, đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân.

Không nên ngày nào cũng tắm cho bé, đặc biệt là những ngày lạnh [ảnh minh hoạ]

-  Gội đầu cho bé trước tiên

Nhiều mẹ có thói quen gội đầu trước rồi mới bắt đầu tắm cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần gội đầu cho bé sau khi đã vệ sinh mặt để não bộ kịp tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi của cơ thể. Sau khi gội đầu xong, mẹ cũng phải lau khô đầu ngay, tránh để nước vào tai bé.

-  Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi tắm bé

Đồ dùng tắm bé không đơn giản như người lớn và sức khỏe của con còn rất non nớt. Vì thế, mẹ phải biết và chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết trước khi tắm cho bé. Tuyệt đối không được “chạy đi, chạy lại” khi đang tắm.

Các vật dụng cơ bản khi tắm bé: chậu dài, chậu tròn, sữa tắm, dầu gội, khăn tắm, khăn sữa, tã giấy, quần áo, bao tay, bao chân, dụng cụ vệ sinh: gạc, bông, tăm,…

-  Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh

Tắm nước quá nóng hay quá lạnh cho bé vào bất kể mùa nào cũng đều có hại cho làn da mỏng manh của con. Khi pha nước tắm, mẹ cũng nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ cho thêm nước nóng đến khi đủ độ ấm. Mẹ có thể dùng khuỷu tay hoặc cổ tay để cảm nhận nhiệt độ nước có thích hợp không hoặc chính xác hơn có thể dùng nhiệt kế. Nên để nước tắm bé ở khoảng 37 – 38 độ C.

Nhiệt độ lý tưởng cho nước tắm bé là 37-38 độ C

-  Tắm cho bé nơi thoáng gió

Nhiều mẹ chủ quan nghĩ thời tiết không lạnh thì có thể tắm bé ở phòng rộng cho “thoáng”. Các bác sĩ nhi khoa cho biết tắm trẻ sơ sinh trong không gian thoáng gió chính là một sai lầm lớn của mẹ. Trẻ có thể bị lạnh và dễ bị cảm ngay cả trong mùa hè nên mẹ phải hết sức cẩn thận.

-  Thời gian tắm cho bé quá muộn

Các mẹ vẫn giữ thói quen tắm cho con muộn sau 4 giờ chiều, kể cả khi trời lạnh vì suy nghĩ nếu tắm muộn sẽ khiến con sạch sẽ nhất. Nhưng thực tế, thời gian lý tưởng nhất mẹ nên tắm cho bé là từ sau 14h đến trước 16h chiều mỗi ngày.

Quy trình tắm bé chuẩn

Dưới đây là quy trình tắm bé chuẩn được khuyến cáo bởi Bộ Y tế

Bước 1: Cởi bỏ quần áo của trẻ rồi quấn lên người trẻ 1 chiếc khăn tắm

Ảnh minh hoạ

Bước 2: Bế trẻ lên đúng tư thế: cánh tay đỡ lưng, bàn tay đỡ đầu

Bước 3: Tiến hành rửa mặt cho bé theo thứ tự: mắt, mũi, tai, mồm

Ảnh minh hoạ

Bước 4: Gội đầu cho bé: làm ướt tóc, xoa dầu gội đầu chuyên dụng, xoa từ trước ra sau đầu rồi rửa sạch, lau khô

Bước 5: Tiến hành tắm bé theo thứ tự: Cổ -> nách, cánh tay -> Lưng, mông, chân -> Bộ phận sinh dục

Bước 6: Lau khô toàn thân. Mặc quần áo, quấn tã cho trẻ để giữ ấm

Ảnh minh hoạ

Bước 7: Chăm sóc nếu rốn chưa rụng

Ảnh minh hoạ

Bước 8: Đặt trẻ lên giường và ủ ấm

Ảnh minh hoạ

Lưu ý trước khi tắm bé phải rửa sạch tay và tắm theo trình tự: vùng sạch trước, vùng bẩn sau.

Những sai lầm khi tắm bé ở trên có thể gặp ở bất cứ mẹ nào, nhất là với những ai mới lần đầu làm mẹ. Đôi khi các mẹ nắm rất chắc lý thuyết nhưng lại lúng túng trong việc thực hành. Nhưng hiện nay, các mẹ hoàn toàn có thể “học” và thực hành trước kỹ năng tắm bé trước khi sinh để đảm bảo đúng quy trình tốt nhất cho con.

Mẹ được hướng dẫn tắm bé tại lớp tiền sản miễn phí của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc [ảnh minh hoạ]

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khi các mẹ đăng ký thai sản trọn gói sẽ được thực hành tắm bé dưới sự hướng dẫn của các điều dưỡng nhiều năm kinh nghiệm tại lớp tiền sản miễn phí. Không chỉ tắm bé, mẹ còn được học cách massage cho bé, cho bé bú đúng cách, thai giáo, dinh dưỡng…và rất nhiều những kiến thức bổ ích khác cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Đặc biệt, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ giúp mẹ tắm và chăm sóc rốn cho bé trong giai đoạn bé mới sinh tại nhà, giúp mẹ yên tâm và tự tin hơn.

Vì sự an toàn và sức khỏe cho con, hãy là người mẹ thông thái bằng cách chuẩn bị đầy đủ những kiến thức và lựa chọn các dịch vụ tốt nhất cho hai mẹ

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa ch: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email:

Phone: 0904 970909

Tổng đài hỗ trợ: 1900 558896


Ở mỗi giai đoạn khác nhau mẹ lại có những kỹ năng gội đầu khác nhau cho trẻ để khuyến khích con yêu thích sự tắm gội.

1. Trẻ 0 - 3 tháng tuổi

Mẹ có thể cho trẻ vào chậu nằm và dùng khăn mềm lau phần đầu trẻ​

Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh còn khá yếu và chưa thể tự ngồi vào chậu hoặc đứng để mẹ tắm gội. Đặc biệt trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi, phần cổ chưa cứng nên việc gội đầu cho trẻ cần phải cẩn thận và chính xác để tránh làm ngã trẻ, mỏi cổ, nước vào mắt, tai...

Cách gội tốt nhất là mẹ kẹp chân trẻ vào nách, sau đó mẹ hãy dùng một tay đỡ lưng và phần cổ, một tay còn lại gội đầu. Hoặc mẹ cũng có thể cho trẻ nằm trên hai chân của mình [đối với trẻ từ 6 tháng trở đi], một tay đỡ phần cổ lưng và một tay gội đầu. Hoặc mẹ cho trẻ nằm nghiêng vào chậu tắm và dùng khăn mềm lau đầu cho trẻ.

Ở giai đoạn này, mẹ không thực sự cần phải gội đầu cho trẻ bằng xà phòng vì nó có thể gây tổn thương mắt nếu mẹ chưa đủ kỹ năng để xử lý. Mẹ chỉ cần sử dụng nước ấm, dùng khăn mềm và lau sạch phần đầu của trẻ là được.

Thời gian gội đầu: Mẹ có thể gội mỗi ngày cho trẻ nếu trời nóng, mỗi lần gội chỉ nên kéo dài từ 30 giây - 1 phút, không nên gội quá lâu vì có thể khiến trẻ bị lạnh. Nếu trời lạnh, mẹ chỉ cần gội 3 lần/tuần cho trẻ là được.

2. Giai đoạn từ 3 - 6 tháng

Ở giai đoạn này, cổ trẻ cũng bắt đầu cứng hơn, một số trẻ có thể biết ngồi khi bước vào 6 tháng tuổi. Trẻ cũng đã biết việc yêu thích hay không thích việc gội đầu và nếu mẹ chẳng may để nước chảy vào tai hoặc xà bông vào mắt có thể khiến trẻ khó chịu những lần sau.

Vì vậy gội đầu giai đoạn này cần phải thực hành nhuẫn nhuyễn và cẩn thận để tránh bé không yêu thích việc gội đầu và không chịu hợp tác cho những lần sau.

Về cách gội, mẹ vẫn tiếp tục để phần thân của trẻ kẹp vào chân của mình hoặc cho trẻ nằm trên bồn tắm và sau đó dùng một tay đỡ lưng, cổ, một tay còn lại gội đầu cho trẻ. Mẹ dùng miếng khăn mềm lau sạch phần đầu trẻ, 2 bên mang tai trẻ.

Nếu mẹ sử dụng xà bông gội đầu cho trẻ hãy đảm bảo xà bông ít bọt và không bị vào tai, mắt dù xà bông không gây cay mắt. Sau đó, mẹ dùng khăn mềm nhúng nước và lau sạch xà bông tới khi nào da đầu sạch thì thôi.

Với một số trẻ dạn dĩ mẹ có thể dùng vòi hoa sen để xối lên đầu trẻ giúp trôi bọt xà bông nhưng cũng đừng quên lau đầu trẻ ngay bằng khăn mềm khô để làm khô da đầu trẻ.

Thời gian gội đầu: Mẹ cũng chỉ nên gội đầu cho trẻ từ 30 giây - 1 phút và sử dụng loại xà bông ít bọt để gội dầu dễ dàng hơn.

3. Giai đoạn từ 6 - 12 tháng tuổi

Trẻ khá hiếu động giai đoạn này nên việc gội đầu cần phải cẩn thận hơn​

Bước sang giai đoạn này, trẻ đã hoàn toàn "lớn" so với giai đoạn 6 tháng trước và có vẻ yêu thích việc gội đầu hơn nếu mẹ không để nước vào tai, mắt trẻ. Trẻ cũng sẽ quậy hơn vào giai đoạn này khi gội đầu như dùng tay đập nước, chúi đầu xuống nước... Điều này sẽ khiến nước bắn vào mắt hoặc tràn vào tai nếu mẹ xử lý không kịp.

Vì vậy, khi gội đầu cho trẻ giai đoạn này, mẹ ngồi xổn và kẹp chặt phần mông, chân trẻ bên hông mẹ, sau đó, mẹ tiếp tục dùng tay trái giữ chắc đầu và cổ trẻ vì lúc này trẻ khá hiếu động có thể xoay đầu liên tục và dễ khiến nước tràn vào tai, mắt. Một mặt khác, mẹ hãy dùng ngón tay cái của mình để kẹp chặt phần tai trẻ giúp trẻ không bị nước tràn khi nghiêng đầu, khi gội phía bên đầu còn lại thì dùng ngón út kẹp tai lại.

Ngoài ra, khi gội xà bông cho trẻ, mẹ cần lựa chọn loại xà bông ít bọt, gội nhanh và dùng khăn mềm lau sạch đầu trẻ. Mẹ có thể sử dụng vòi hoa sen để xối nước lên đầu nhưng hãy lưu ý không xối nhiều phần trán vì có thể khiến nước tràn vào mắt, tai.

Thời gian gội đầu: Cũng như các giai đoạn khác, mẹ nên gội đầu cho trẻ từ 30 giây - 1 phút và lau nhanh bằng khăn mềm khô khi gội xong cho trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề