Có nên dùng thuốc xịt mũi cho trẻ

Nếu trẻ chỉ nghẹt mũi khi trời lạnh, không có dịch mũi xanh, phụ huynh tránh dùng dụng cụ áp lực mạnh, xịt rửa hàng ngày gây tổn thương niêm mạc.

Con em 5 tuổi, thường chảy dịch mũi xanh, đặc biệt khi trời trở lạnh. Em rửa mũi cho con hàng ngày nhưng không thuyên giảm. Bé không sốt, vẫn ăn uống và vui chơi bình thường. Rửa mũi nhiều có ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé không thưa bác sĩ? (Ngô Thùy Giang)

Trả lời:

Con của bạn 5 tuổi, thường xuyên chảy dịch mũi xanh kéo dài gần một năm có thể bị ứ đọng dịch trong đường thở, nhất là mũi của bé. Có hai bệnh thường xuyên gây ra trường hợp này là viêm amidan; viêm VA (có thể là viêm VA đã kéo dài trở thành mạn tính). Bên cạnh đó viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi xoang dị ứng cũng khiến tăng xuất tiết dịch mũi.

Những trường hợp như của bé nhà bạn, bác sĩ có thể cần phải nội soi để xem VA có to hay không, có amidan quá phát hay không. Vì khi chúng quá phát làm cho dịch xuất tiết không chảy ra được, đọng lại khiến vi khuẩn phát triển gây ra hiện tượng chảy dịch mũi xanh. Bạn đã rửa mũi cho con nhưng không giảm, tôi khuyên bạn nên đưa con đi khám để bác sĩ có thể rửa sâu hơn hoặc xem xét có nên nạo VA, cắt amidan (nếu có) vì để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Rửa mũi nhiều, không đúng cách lâu dài sẽ tổn thương niêm mạc mũi của bé. Nếu bé bình thường, không có vấn đề hô hấp, bác sĩ không khuyến khích rửa mũi thường xuyên. Trường hợp bé có xuất tiết mũi nhiều, dịch mũi trong thì không cần thiết phải rửa mà thấm mũi để giảm khó chịu cho bé. Nhưng khi nước mũi đặc lại, phụ huynh có thể hỗ trợ cho con bằng cách rửa mũi. Dung dịch rửa mũi tốt nhất là nước muối sinh lý (nước muối đẳng trương). Dụng cụ rửa mũi sạch, tránh gây ra áp lực quá mạnh khiến tổn thưởng thương niêm mạc mũi của con. Phụ huynh rửa mũi cần tránh tình trạng bé hít dịch mũi trở lại gây sặc đường thở.

Phương pháp rửa mũi tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Nếu bé dưới một tuổi, mẹ có thể cho bé nằm nghiêng trên giường, cố định đầu của bé để tránh giẫy giụa. Bạn bơm nước muối vào mũi, sau đó vuốt nhẹ hai cánh mũi giúp nước muối tác động và rửa sạch mũi của bé. Sau đó, bạn có thể thấm nhẹ bên mũi hoặc dùng dụng cụ sạch hút mũi cho con.

Với bé lớn, phụ huynh có thể dùng bình xịt rửa mũi, áp lực phù hợp theo độ tuổi. Bạn cho bé ngồi vào trong lòng của bạn, giữ cố định đầu con. Khi xịt mũi bên nào, bạn cố gắng ép mũi bên đó để làm sạch. Nếu bé chảy mũi nhiều, dịch mũi xanh mới nên thực hiện rửa mũi 3-4 lần. Trường hợp nước mũi chảy nhưng dịch không xanh, bạn có thể rửa nhẹ nhàng khoảng 1-2 lần.

Đặc biệt, vào lúc đông lạnh như hiện nay, trẻ hơi nghẹt mũi, phụ huynh có thể nhỏ nước muối sinh lý vào hai mũi của con để làm ẩm mũi, tránh khô. Đây là cách làm ẩm mũi trẻ chứ không phải rửa mũi.

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Có nên dùng thuốc xịt mũi cho trẻ

SKĐS – Viêm mũi dị ứng khiến trẻ ngạt mũi, khó thở, khó chịu, quấy khóc. Để giải quyết tình trạng này, nhiều bậc cha mẹ đã cho trẻ dùng thuốc nhỏ mũi có tác dụng thông mũi nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ…

1. Thuốc thông mũi là gì?

BS. Đặng Xuân Thắng Trường Đại học Y Dược, Đại học Duy Tân Đà Nẵng cho hay, thuốc thông mũi là các thuốc thường được dùng để điều trị tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi trong viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc thông mũi gồm:

1.1. Thuốc co mạch

Thuốc co mạch (như ephedrin, xylometazolin, phenylephrine…) có hoạt tính giống với các chất dẫn truyền thần kinh giao cảm, có tác dụng co mạch máu bị giãn ở niêm mạc mũi, làm thông mũi hiệu quả. Những loại thuốc này có thể được uống hoặc dùng tại chỗ. Các thuốc này giúp giảm sung huyết, giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi… 

BS. Thắng nhấn mạnh, thông thường không nên dùng các thuốc co mạch sau 4 giờ chiều vì thuốc có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ hoặc mất ngủ. Thận trọng khi chỉ định cho người bệnh suy tim, đau thắt ngực, đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis, người bệnh cao tuổi. Dùng ephedrin thường xuyên hay kéo dài tại màng niêm mạc có thể dẫn đến hiện tượng sung huyết mũi hồi ứng.

Có nên dùng thuốc xịt mũi cho trẻ

Viêm mũi dị ứng khiến trẻ ngạt mũi, khó thở.

1.2. Các thuốc thông mũi có chứa corticoid

Thuốc thông mũi kháng viêm thường có chứa corticoid (Becotide, nasacort hay flixonase…) kết hợp với kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng có kèm các triệu chứng hôi, chảy mủ đặc, màu vàng hay xanh...

Ngoài ra, có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi giúp thông thoáng đường thở. Nước muối sinh lý khá lành tính để dùng cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hàng ngày sẽ giúp rửa sạch chất nhầy, vi khuẩn, bụi bẩn, virus... ở trong mũi, đồng thời hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp cho trẻ. Không những thế, nước muối sinh lý rất an toàn, không gây rát hay khó chịu, không gây ra tác dụng phụ.

2. Mối nguy khi lạm dụng

Các thuốc thông mũi giúp nhanh chóng làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ. Tuy nhiên, theo BS. Đặng Xuân Thắng, khi sử dụng các bậc phụ huynh cần hết sức tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, tránh dùng kéo dài, tăng liều... Vì việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ở dạng nhỏ mũi, xịt mũi (thuốc tại chỗ), thuốc được hấp thu hạn chế, nguy cơ tác dụng không mong muốn của dạng này thường thấp hơn so với dạng uống. Thuốc được tiếp xúc với đích tác dụng nhanh hơn, lượng thuốc sử dụng ít hơn. Tuy nhiên, vẫn có một phần thuốc bị nuốt qua miệng và được hấp thu toàn thân.

 Dạng nhỏ mũi có lượng thuốc bị nuốt nhiều hơn so với dạng xịt mũi. Đây cũng là lý do mà phần lớn các chế phẩm điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi hiện nay thường được bào chế dưới dạng xịt mũi.

Có nên dùng thuốc xịt mũi cho trẻ

Sử dụng thuốc thông mũi cho trẻ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi/xịt mũi dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng thường là oxymetazolin, naphazolin… Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc co mạch thông mũi trong 3 đến 5 ngày, không dùng quá 7 ngày để tránh hiện tượng nghẹt mũi trở lại, dẫn đến bệnh viêm mạn tính niêm mạc mũi, khó điều trị. Việc dùng kéo dài khiến trẻ có thể bị nhiễm độc toàn thân gây nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ.

Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi/xịt mũi có chứa chất làm co mạch cho trẻ dưới 2 tuổi. Bởi thuốc có thể gây co mạch toàn thân (co mạch ở cả tim, gan, thận...) đưa đến tai biến gây tím tái, vã mồ hôi, choáng... Ngoài ra, ở trẻ dưới 6 tuổi cũng không nên dùng thuốc nhỏ mũi co mạch do còn thiếu các dữ liệu an toàn.

Các thuốc nhỏ mũi/xịt mũi chứa glucocorticoid chủ yếu có tác dụng tại chỗ. Tránh dùng kéo dài, liều cao.

Các thuốc này có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu hay có vết máu trong chất tiết của mũi, làm khô và teo niêm mạc mũi, loét vách mũi... thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, suy tuyến thượng thận... Do đó, việc sử dụng thuốc có chứa corticoid cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng cho trẻ bị ngạt mũi.

Các bậc phụ huynh cần hết sức tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, tránh dùng kéo dài, tăng liều... Vì việc lạm dụng thuốc thông mũi có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Hướng dẫn cách sử dụng an toàn

Để dùng các thuốc thông mũi trị viêm mũi dị ứng an toàn, BS. Đặng Xuân Thắng khuyên, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ.

- Phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

- Không được tùy tiện tăng liều hoặc bỏ thuốc giữa chừng, vì có thể gây hiệu ứng ngược.

- Theo dõi trẻ thường xuyên, tránh để tình trạng ngạt mũi kéo dài.

- Khi có bất kỳ triệu chứng khác thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Căn bệnh đã bị xóa sổ từ năm 1980 bỗng bùng phát mạnh: Báo động đại dịch lớn tiếp theo?