Có nên chải tóc sau khi sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Sự thay đổi nội tiết tố, thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh lý khác... là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sau sinh. Rụng tóc ở phụ nữ sau sinh có thể khắc phục nếu bạn biết chăm sóc tóc đúng cách.

Rụng tóc sau sinh có thể kéo dài 5 đến 6 tháng hoặc cũng có thể nhiều hơn thế. Phần lớn chứng rụng tóc thường do sự biến đổi nội tiết tố cũng như dinh dưỡng của mẹ, bên cạnh đó ở một số mẹ, tình trạng này là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Nếu như cảm thấy không yên tâm về tình trạng rụng tóc của cơ thể, bạn nên tới thăm khám bác sĩ.

Trong cùng thời điểm, sẽ có tới 90% các nang tóc phát triển, chỉ 10% các nang tóc sẽ bắt đầu chuyển sang thời gian nghỉ. Sau mỗi 2 đến 3 tháng, lượng tóc cũ rụng đi sẽ nhường chỗ cho tóc mới mọc lên. Tình trạng này ở phụ nữ sau sinh sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Các nguyên nhân rụng tóc sau sinh bao gồm:

  • Nội tiết tố cơ thể thay đổi

Trong quá trình thai nghén, nội tiết tố cơ thể prolactin, oxytocin, progesterone, estrogen mỗi người phụ nữ thay đổi một cách đáng kể. Nội tiết tố ở nữ giới sau khi tăng cao tối đa giúp tinh trùng tới gặp trứng cũng như để nuôi thai và sau sinh lượng hormone sẽ sụt giảm đột ngột, đây là một trong những nguyên nhân rụng tóc sinh lý sau sinh.

Thay đổi nội tiết tố nữ sau sinh là nguyên nhân khiến chị em bị rụng tóc

Thay đổi nội tiết tố nữ sau sinh là nguyên nhân khiến chị em bị rụng tóc

  • Dinh dưỡng tập trung nuôi con

Trong quá trình thai nghén, dinh dưỡng tập trung nuôi thai nhi, sau sinh dinh dưỡng lại tập trung vào bầu sữa giúp mẹ nuôi con. Khi cơ thể người mẹ thiếu hụt dinh dưỡng, tuần hoàn đưa máu đến những nang tóc sẽ gián đoạn lúc này tóc bị tổn thương, rụng nhiều, dễ rụng.

Không những tâm sinh lý bị thay đổi sau sinh, thêm vào đó là áp lực việc nuôi con, việc gia đình, cũng như việc cơ quan,... khiến mẹ căng thẳng, và stress kéo dài, đây cũng chính là một trong những thủ phạm đã khiến mái tóc mẹ sau sinh gặp thương tổn nặng nề.

Sự thay đổi sau quá trình sinh nở dẫn tới việc rụng tóc sau sinh nhiều, vậy rụng tóc sau sinh kéo dài bao lâu?

Trước tiên, bạn nên duy trì một chế độ bổ sung dinh dưỡng vitamin đầy đủ, kết hợp với thể dục nhẹ nhàng và một số sản phẩm chăm sóc tóc hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng rụng tóc sau sinh.

Nếu sau 1 năm tình trạng này vẫn không thuyên giảm thì. Có thể bạn bị rụng tóc do nguyên nhân nào đó khác. Khi ấy, bạn nên tới bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ giúp bạn xem xét tình trạng cũng như chẩn đoán bệnh chính xác.

Một số cách khắc phục rụng tóc sau sinh như sau:

  • Bớt lo lắng, căng thẳng
  • Không buộc tóc quá chặt hay búi, tết tóc
  • Thực hiện một chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học
  • Sử dụng các chế phẩm giúp bổ sung vitamin
  • Chăm sóc mái tóc đúng đúng cách
  • Không chải tóc nhiều
  • Đổi kiểu tóc ngắn
  • Sử dụng phụ kiện cho tóc để che đi khuyết điểm của làn tóc mỏng manh...

Khi có hiện tượng rụng tóc nhiều, áp dụng các biện pháp khắc phục không hiệu quả, bạn có thể đến khám chuyên khoa Da liễu Bệnh viện ĐKQT VINMEC để được chẩn đoán rụng tóc bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có chữa được không?

XEM THÊM:

Người xưa quan niệm rằng, sau sinh phụ nữ phải kiêng tắm, gội ít nhất trong vòng 1 tháng. Vì theo lý giải của các bà, các mẹ, việc tắm sớm sẽ khiến sản phụ dễ bị cảm lạnh, nhiễm phong hàn. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn phản khoa học. Trong quá trình vượt cạn, cơ thể người mẹ ra rất nhiều mồ hôi, máu, rồi cả sữa nữa. Nếu không tắm gội, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây nhiễm trùng vết khâu, vi khuẩn từ mẹ có thể truyền sang em bé. Mà bé sơ sinh do sức đề kháng còn non yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công, gây hại cho sức khỏe của bé.

Các bác sĩ khuyên, sau sinh người mẹ phải được lau sạch mồ hôi, vệ sinh vùng kín và thay quần áo sạch sẽ mới được cho bé bú. Bạn nên dùng nước ấm để lau người, vệ sinh vùng kín. Và sau từ 3-4 ngày sau sinh là có thể tắm gội bình thường. Nhưng lưu ý là khi tắm mẹ nên tắm nhanh, không ngâm mình trong bồn nước quá lâu, tắm ở nơi kín gió, sau khi tắm mặc quần áo dài tay. Nên gội đầu ở bồn nước, với những mẹ sinh mổ nên hạn chế cúi người để gội đầu, sau khi gội nhanh chóng sấy khô.

Dân gian cho rằng, sau sinh cơ thể người phụ nữ rất yếu nên tránh vận động và di lại mà nên “nằm ổ” ít nhất một tháng. Điều này là không đúng, các bác sĩ khuyên sau sinh thường khoảng từ 6-8 tiếng mẹ hoàn toàn có thể đi lại vận động nhẹ nhàng. Hoạt động này sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt cho việc phục hồi sau sinh đồng thời kích thích tử cung co thắt dể phục hồi, vận động nhẹ nhàng cũng giúp ích cho việc phòng chống táo bón sau sinh rất tốt. Với những mẹ sinh mổ nên tránh vận động mạnh trong vài ngày đầu. Tuy nhiên, mẹ có thể nằm trên giường vung vẩy chân tay nhẹ nhàng cũng rất tốt cho việc phục hồi.

Nên tránh làm việc, vận động quá sức trong vòng 1 tháng đầu. Tuyệt đối không mang vác đồ vật quá nặng, nên nhờ người thân giúp đỡ trong những trường hợp này.

Theo quan niệm của người xưa, sau sinh cơ thể người phụ nữ yếu nên dễ bị cảm lạnh. Việc nằm hơ với than sẽ giúp sản phụ tránh cảm lanh, em bé tay chân cứng cáp hơn. Nhưng đây là cách làm nguy hiểm. Vì than có chứa C02 cả mẹ và bé nếu thường xuyên hít thở khí này sẽ bị các bệnh về đường hô hấp vô cùng nguy hiểm.

Chưa kể, đến nếu “nằm ổ” trong phòng kín với khí than trẻ sơ sinh dễ bị nghẹt thở nguy hiểm hơn có thể bị tử vong. Nằm than cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho bé, trẻ có thể bị bỏng da nếu tiếp xúc với than nóng. Vậy nên, đừng bao giờ kiêng cữ theo cách này mẹ nhé. Phòng ngủ của hai mẹ con nếu mùa hè vẫn phải thoáng mát, để không khí trong lành. Mùa đông nên tránh nơi gió lùa mặc ấm.

Người xưa rất coi trọng điều này vì làm như vậy sẽ tránh gió lùa vào, sợ em bé bệnh. Nhưng điều này chưa đúng, vì nếu nằm trong phòng kín sẽ thiễu oxy, môi trường ẩm thấp dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh cho cả mẹ và con. Đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho mẹ và các bệnh về da cho bé. Vậy nên, sau sinh mẹ nên ngủ trong phòng thoáng mát, phòng phải có ánh sáng bên ngoài chiếu vào. Nhưng nên tránh đặt giường ngủ gần cửa sổ, hoặc nơi có gió lùa từ bên ngoài vào là được.

Theo quan niệm của người xưa, sau sinh nếu sản phụ ăn quá nhiều chất bổ, những thực phẩm ví dụ như sò, cá, thịt, tôm sẽ khiến sữa có mùi tanh khó chịu, bé sẽ không thích sữa mẹ. Và thực phẩm tanh dễ gây tiêu chảy cho cả mẹ và con. Thế nhưng các bác sĩ khuyên, phụ nữ sau sinh thường thiếu chất, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất như chất đạm, vitamin, tinh bột… mới mau chóng bình phục sức khỏe và có nguồn sữa tốt cho bé bú. Vậy nên các mẹ phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.  Chỉ cần không nên ăn quá nhiều chất béo, kiêng các đồ ăn có tính hàn [như dưa leo, bí đao, khổ qua, dừa…], những thức ăn tanh như cua ốc, đồ chua và nước đá vì sẽ bị đầy hơi, khó tiêu; ăn thật nhiều rau xanh, củ quả màu đỏ để phòng chống táo bón dồng thời bổ sung vitamin cho cơ thể.

Thức ăn phải được nấu chín, không ăn thực phẩm tái sống, món ăn có nhiều gia vị vì dễ gây rối loạn tiêu hóa cho cả mẹ và con. Nên thay đổi thực đơn nhiều món, không lặp đi lặp lại một món [ví dụ như chỉ món giò móng] để sữa mẹ giúp bé hấp thu được nhiều loại dinh dưỡng khác nhau.

Người xưa cho rằng, phụ nữ sau sinh nếu gần gũi chồng quá sớm dễ bị tiền sản mòn [ gầy yếu, xanh xao]. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa đúng đắn, theo khuyến cáo phụ nữ sinh thường sau 2 tháng là có thể sinh hoạt trở lại. “Chuyện ấy” không chỉ giúp mẹ giảm căng thằng, trầm cảm sau sinh mà còn có lợi cho phục hồi tử cung. Riêng phụ nữ sinh mổ thường là 4-6 tháng mới yêu tùy thuộc mức độ phục hồi của vết thương sau sinh.

Theo dân gian phụ nữ mới sinh, tuyệt đối không được đánh răng vì điều này sẽ răng sẽ gây ê buốt, đau răng có thể dẫn đến rụng răng về già. Kiêng cữ này hoàn toàn phản khoa học, sau sinh người mẹ phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có thể thay thế kem đánh răng bằng nước súc miệng có pha muối loãng và sức vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Không đánh răng, sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn gây các bệnh về răng miệng phát triển, gây hại cho sức khỏe của mẹ, có thể ảnh hưởng đến em bé nữa.

Người xưa cho rằng chải đầu sẽ làm cho da đầu yếu, dễ rụng tóc. Điều này không đúng, vì lúc vượt cạn mồ hôi ra nhiều nên tóc thường bị bết lại. Vì thế, phải được gội đầu để làm sạch tóc. Nhưng nhớ gội bằng nước ấm, sau khi gội làm khô tóc ngày và dùng các sản phẩm từ thiên sẽ tốt hơn. Mẹ vẫn được chải tóc nhưng chải nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho tóc.

Đây là một hủ tục vô cùng sai lầm và hoàn toàn lạc hậu, nhiều mẹ chồng bắt con dâu phải uống nước tiểu em bé để “gọi” sữa về. Điều này là phản khoa học và hại cho sức khỏe của mẹ vì nước tiểu em bé là chất thải, chứa nhiều vi khuẩn. Trong khi đó, trà chứa chất cafein gây khó ngủ. Vậy nên, hãy loại bỏ ngay những kinh nghiệm dân gian sai lầm này. Bên cạnh đó, mẹ uống thật nhiều nước để bù lượng nước mất đi trong cơ thể. Ăn uống bổ dưỡng, khoa học và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho việc phục hồi và tăng nguồn sữa sau sinh.

Người xưa cấm phụ nữ sau sinh không được đọc sách báo và xem tivi vì vì cho rừng sẽ làm suy giảm thị lực, về già mau mờ mắt. Thế nhưng ngày nay những điều này không còn đúng, các mẹ nên thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách báo để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ. Xem các chương trình giải trí trên truyền hình sẽ giúp mẹ đối phó với buồn chán sau sinh, chống trầm cảm. Nhưng nhớ là cái gì quá cũng không tốt mẹ nhé.

  • Không cần quá cứng nhắc trong việc phải tuân theo những việc kiêng cử đã quá cổ hủ, nên làm những kiêng cử đúng, phù hợp
  • Cố gắng giữ gìn vệ sinh thân thể thật tốt để tránh viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập. Hãy thương xuyên pha nước muối ấm để lau rửa vùng kín sau sinh
  • Cần nghĩ ngơi thư giản, giữ gìn sức khỏe, tránh xa những không khí độc hại
  • Ăn uống để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp sữa cho bé
  • Không uống thuốc bãi, tránh để tinh thần căng thẳng, lo lắng

Trên đây là những kiêng cữ sau sinh đã cũ và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ hãy lập kế hoạch kiêng cữ sau sinh một cách khoa học [đúng theo lời bác sĩ dặn] để nhanh hồi phục sức khỏe chăm sóc bé yêu nhé!

Video liên quan

Chủ Đề