Chứng thư định giá được lập thành mấy bản

Chứng thư thẩm định giá thể hiện kết quả của quá trình thẩm định giá để phục vụ vào nhiều mục đích khác nhau và cụ thể là theo mục đích trong hợp đồng thẩm định giá.
Thẩm định giá là việc xác định giá trị một cách phù hợp, khách quan nhất đối với một tài sản. Vậy chứng thư thẩm định giá là gì? Bài viết này, TBT Việt Nam sẽ giải thích vấn đề này để quý

Chứng thư thẩm định giá thể hiện kết quả của quá trình thẩm định giá để phục vụ vào nhiều mục đích khác nhau và cụ thể là theo mục đích trong hợp đồng thẩm định giá.

Thẩm định giá là việc xác định giá trị một cách phù hợp, khách quan nhất đối với một tài sản. Vậy chứng thư thẩm định giá là gì? Bài viết này, TBT Việt Nam sẽ giải thích vấn đề này để quý khách hàng hiểu rõ.

Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.

Chứng thư thẩm định giá được quy định cụ thể trong khoản 17 Điều 4 Luật giá năm 2012.

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị của tài sản bằng tiền phù hợp với địa điểm, giá thị trường vào thời điểm thẩm định. Thẩm định giá được sử dụng vào những mục đích như:

– Làm căn cứ phê duyệt chi ngân sách nhà nước.

– Xác định tài sản phục vụ việc vay vốn ngân hàng.

– Thanh lý tài sản.

– Thi hành án…

So sánh chứng thư thẩm định giá và báo cáo kết quả thẩm định giá

+ Giống nhau: đều do doanh nghiệp lập và được lập theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

+ Khác nhau:

Tiêu chí Chứng thư thẩm định giá Báo cáo kết quả thẩm định giá
Nội dung Có các nội dung như của báo cáo kết quả thẩm định giá, nội dung khác nhau sẽ nằm ở kết quả thẩm định. Có đầy đủ thông tin về quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định và ý kiến của doanh nghiệp về tài sản thẩm định.
Mục đích sử dụng Thông báo cho khách hàng và các bên liên quan của doanh nghiệp thẩm định giá biết về kết quả của báo cáo kết quả thẩm định giá, phần nội dung của chứng thư sẽ nêu những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá. Được sử dụng làm căn cứ cho khách hàng và các bên liên quan đến doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định theo đúng mục đích trong hợp đồng thẩm định giá.

Trên đây là giải đáp cho chứng thư thẩm định giá là gì? Chứng thư thẩm định giá mang giá trị pháp lý như thế nào và nội dung của chứng thư thẩm định giá sẽ được chúng tôi đề cập trong phần tiếp theo.

Giá trị pháp lý của chứng thư thẩm định giá

– Được sử dụng để làm một trong những căn cứ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, có quyền sử dụng tài sản, các bên liên quan xem xét, đưa ra quyết định đối với tài sản.

– Kết quả thẩm định giá phải được sử dụng đúng mục đích đã nêu trong hợp đồng thẩm định giá, văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Kết quả thẩm định giá có hiệu lực được ghi trong nội dung của chứng thư thẩm định giá và kết quả này chỉ được sử dụng trong thời gian đã nêu đó.

Mẫu chứng thư thẩm định giá

Mẫu chứng thư thẩm định giá được quy định tại Phụ luc 05 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC về ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07. Chứng thư thẩm định giá sẽ bao gồm các nội dung:

– Số hợp đồng thẩm định, văn bản yêu cầu thẩm định.

– Thông tin cơ bản của khách hàng thẩm định giá.

– Các thông tin về tài sản thẩm định.

– Mục đích, thời điểm thẩm định.

– Căn cứ pháp lý thẩm định, cơ sở xác định giá trị tài sản.

– Giả thiết.

– Phương pháp thẩm định.

– Kết quả thẩm định giá tài sản cuối cùng.

– Thông tin của thẩm định viên được giao nhiệm vụ.

– Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá.

– Thời gian có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá.

Về mẫu này, Quý vị có thể tải về mẫu chúng tôi cung cấp hoặc tham khảo trực tiếp văn bản Thông tư số 28/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Download Tại đây

Trên đây là các thông tin liên quan đến chứng thư thẩm định giá là gì? Quý khách hàng thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Thẩm định giá tài sản là gì?

Thẩm định giá trị tài sản là hoạt động xác định giá trị của tài sản ra đơn vị tiền mặt tại thời điểm định giá. Giá trị này xác được xác định theo giá trị thị trường theo những phương pháp, quy định của Luật giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và phục vụ những mục đích cụ thể của chủ tài sản hoặc bên yêu cầu định giá. Kết quả của hoạt động định giá đó sẽ là Chứng thư và báo cáo thẩm định giá do đơn vị thực hiện định giá phát hành.

Tại sao cần thẩm định giá?

Để hiểu được vì sao cần thẩm định giá thì cần hiểu tài sản định giá bao gồm Bất động sản và Động sản. Trong đó bất động sản bao gồm như: đất đai, nhà ở, các tài sản gắn liền với đất; Động sản là những gì không phải là bất động sản như: Doanh nghiệp, công trình xây dựng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng, tàu thuyền…

Các tài sản đều có giá trị kinh tế riêng và biến động theo thời gian, giao dịch của thị trường, vị trí địa lý, quan hệ cung – cầu... Vì vậy để xác định chính xác giá trị của tài sản đó làm căn cứ cho các giao dịch như: thế chấp vay vốn ngân hàng, mua bán, góp vốn cổ phần, phân chia tài sản, bảo hiểm, đấu thầu – thanh lý, chứng minh tài chính, thế chấp đảm bảo…thì cần đơn vị định giá độc lập, đủ năng lực chuyên môn và điều kiện pháp lý [được cấp Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá của Bộ tài chính] đứng ra xác định giá trị tài sản chính xác nhất.

Đây cũng là cơ sở để các chủ tài sản, khách hàng, cơ quan công quyền, ngân hàng…tiến hành các giao dịch, công việc liên quan đến giá trị tài sản đó.

Giá trị của chứng thư  và báo cáo thẩm định giá?

Chứng thư và báo cáo thẩm định giá tài sản là cơ sở pháp lý để chủ tài sản và các bên liên quan thực hiện các mục đích như:

  • Thế chấp vay vốn, bảo lãnh tín dụng với Ngân hàng.
  • Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh
  • Phát hành cổ phiếu, gọi vốn đầu tư
  • Phân chia tài sản, tranh chấp giá trị
  • Thu hồi công nợ, thanh lý tài sản
  • Lập dự án đầu tư, phê duyệt dự án
  • Đền bù, mua bảo hiểm tài sản, khiếu nại
  • Làm giá khởi điểm đấu giá
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế
  • Chứng minh năng lực tài chính, định cư
  • Các mục đích khác

Báo cáo và chứng thứ thẩm định giá ghi gì?

Nội dung của Báo cáo và Chứng thư thẩm định giá được Hội thẩm định giá Việt Nam [Bộ tài chính] quy định theo biểu mẫu trong các Tiêu chuẩn thẩm định giá 06. Theo đó nội dung của báo cáo và chứng thư thẩm định giá gồm:

  • Các thông tin về doanh nghiệp thẩm định giá
  • Các thông tin cơ bản về cuộc thẩm định giá
  • Thông tin tổng quan về thị trường, các thông tin về thị trường giao dịch của nhóm [loại] tài sản thẩm định giá
  • Thông tin về tài sản thẩm định giá
  • Cơ sở giá trị của tài sản thẩm định giá
  • Giả thiết và giả thiết đặc biệt [nếu có].
  • Cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá
  • Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá
  • Những điều khoản loại trừ và hạn chế
  • Các phụ lục kèm theo

Bên cạnh đó, phần cuối Báo cáo kết quả thẩm định giá phải ghi rõ được phát hành bao nhiêu bản chính bằng tiếng Việt [trong trường hợp Báo cáo kết quả thẩm định giá được phát hành bằng 02 ngôn ngữ trở lên] kèm theo Chứng thư thẩm định giá số bao nhiêu, ghi rõ ngày tháng năm phát hành tại Công ty/đơn vị định giá nào.

Báo cáo phải có đủ chữ ký, họ tên, số thẻ thẩm định của Thẩm định viên về giá; chữ ký, họ tên, số thẻ thẩm định của người đại diện doanh nghiệp thực hiện thẩm định giá hoặc người được ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá [nếu có] của doanh nghiệp định giá đó.

Đơn vị đủ điều kiện thực hiện định giá tài sản?

Thẩm định giá trị tài sản là hoạt động chuyên môn của ngành tài chính đòi hỏi đợn vị thực hiện phải có đủ nghiệp vụ, trình độ về tài chính, ngân hàng, bất động sản, quản trị doanh nghiệp, kiến thức pháp luật, thị trường…để tiến hành xác định chính xác giá trị của tài sản.

Hiện nay theo quy định của nhà nước, các cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ thẩm định giá ngoài yếu tố năng lực chuyên môn về định giá phải có đủ điều kiện pháp lý như:

  • Có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá do Bộ tài chính cấp
  • Có thẻ thẩm định viên
  • Có giấy Đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư cấp [đối với công ty]

Chi phí thuê dịch vụ thẩm định giá?

Phí thẩm định giá tài sản là mức phí mà chủ tài sản, đơn vị thuê định giá cần trả cho đơn vị thẩm định giá để thực hiện định giá tài sản. Mức phí trên được tính theo 2 cách:

  • Một là tỷ lệ phần trăm [%] của tổng giá trị tài sản đảm bảo sau khi đơn vị thẩm định giá sơ bộ giá trị của tài sản đó cộng với chi phí phát sinh [công tác phí, phí kiểm nghiệm [nếu có]...]
  • Hai là báo giá trọn gói Hợp đồng thẩm định giá theo thỏa thuận của hai bên.

Công ty thẩm định giá uy tín tại Việt Nam

Được thành lập và hoạt động chuyên sâu trong ngành định giá từ năm 2002, Thẩm định giá Hoàng Quân là đơn vị top đầu trong ngành thẩm định giá tại Việt Nam với 20 năm kinh nghiệm, uy tín. Chứng thư thẩm định của Hoàng Quân có tính pháp trên toàn quốc và được hơn 90% các Ngân hàng tại Việt Nam chấp thuận.

Đội ngũ Thẩm định viên về giá là: Tiến sỹ, Thạc sỹ kinh tế, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư cơ khí, Luật sư,….có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn thẩm định của Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam [VVA], Hiệp hội thẩm định giá Châu Á [AIA], Hiệp hội thẩm định giá Quốc tế [IVSC]. Đặc biệt, thẩm định giá Hoàng Quân là thành viên duy nhất tại Việt Nam gia nhập Hiệp hội Thẩm định giá Thế giới [WAVO].

Thẩm định giá Hoàng Quân cam kết

  • Thời gian Thẩm định giá siêu tốc  [chỉ từ 1 - 4 ngày]
  • Kết quả chính xác
  • Phí thẩm định cạnh tranh nhất
  • Chứng thư uy tín,có tính pháp lý và được hơn 95% Ngân hàng tại Việt Nam chấp thuận.
  • Tư vấn hướng dẫn định giá miễn phí
  • Bảo mật thông tin khách hàng
  • Bảo hành giá trị sau thẩm định

Thông tin chi tiết liên hệ

  • Hotline: 0901 186 700
  • Web: thamdinhgiahanoi.com

Video liên quan

Chủ Đề