Chứng minh Học thầy không tày học bạn

Tổng hợp những bài làm văn giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho câu ca dao thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn – Bài làm 1

Như chúng ta đã biết rằng, ngày nay chính trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Có thể thấy được rằng chính sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết và không thể bỏ qua được. Nhưng, quả thật chúng ta dường như không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, học ở nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp, cũng như chính bản thân của mỗi người cũng nên tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Có lẽ chính vì vậy, ta như thấy được những câu tục ngữ Việt Nam ta đã có câu nói rất hay và ý nghĩa đó chính là câu “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên đồng thời cũng chính là để có thể giải thích, làm rõ vấn đề đó.

Câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” dường như cũng chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh vậy. Nhưng có thể thấy được chính nó dường như cũng không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.

Tất nhiên ta cũng phải biết được rằng câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định. Khi học sinh chúng ta ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, đồng thời cũng chính là người chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải. Nhưng quả thật ta biết được rằng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, hay chính trong cuộc sống, khi con người chúng ta vui chơi, giải trí, chúng ta cũng nên cần phải mở mang kiến thức, cũng như những hiểu biết để có thể mà hoàn thiện bản thân. Và ta cũng nên biết được còn có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Thế rồi ta như thấy được chính trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Thế rồi ta như thấy được còn có những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau thật là dễ dàng những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, ta cũng cần thấy được đó chính là việc khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái hơn rất nhiêud. Khi là bạn bè cùng trang lứa trao đỏi với nhau thì sẽ có cảm giác tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và quả thực chữ “không tày” trong câu tục ngữ này dường như cũng đã có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.

Thật vậy, đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì mỗi người học sinh cũng cần chăm chỉ, học hỏi và như phải cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, cô giảng trên lớp. Đồng thời chúng ta cũng cần phải biết kết hợp với khả năng, suy nghĩ, có cả những sự liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Thực sự chúng ta cũng cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó quả thật cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Có lẽ rằng chính con người chúng ta, đặc biệt là những học sinh cũng nên cần có thái độ tự tin, tránh việc chúng tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học sinh cũng nên học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, chúng ta cũng hãy cố gắng và như cố để có thể biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Sống trng cuộc đời này thì mỗi người cũng ohải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, đồng thời cũng như phải học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình trở lên tốt nhất được. Bạn và tôi hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Đặc biệt hơn đó chính là mỗi chúng ta khi mà tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân. Bạn cũng hãy nhớ rằng đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, hay đó cũng chính là bàn đạp để tiến cao hơn nữa.

Xem thêm:  Văn học và tình thương

Tóm lại con người chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, đồng thời cũng phải biết để có thể tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó có thể vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Qủa thật đó mới là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” như thế nào là hợp lí nhất thì làm. Chúng ta phải biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích sớm nhất và thành công nhất.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn – Bài làm 2

Như chúng ta đã biết, trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp, tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.

Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.

Vậy thì “học thầy không tày học bạn” là gì? Về nghĩa đen câu này có nghĩa là việc học thầy thì không bằng việc học bạn. Nghĩa bóng nó nói đến việc chúng ta học những kiến thức ở trường thì không bằng việc chúng ta học ở nhiều nguồn nhiều nơi khác không chỉ là bạn bè. Tóm lại câu tục ngữ đề cao việc học tập ở mọi người mọi lúc và mọi nơi. Câu tục ngữ là sự so sánh không cân bằng giữa “học thầy” và “học bạn”. Tất nhiên câu tục ngữ không hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ nâng cao vai trò của người bạn trong việc học tập. Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định. Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.

Xem thêm:  Giải thích câu ca dao: Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Khi tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.

Nói chung chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Đó chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất và đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời. Câu tục ngữ trên sẽ luôn đúng đắn trong mọi thời đại và sẽ là lời nhắc nhở vô cùng giá trị đối với mỗi chúng ta.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn – Bài làm 3

Trong dân gian có câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” nhưng bên cạnh đó cũng có câu “Học thầy không tày học bạn”. Vậy hai câu trên có mâu thuẫn, đối lập nhau không? Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bài học về kinh nghiệm học tập mà ông cha ta đã đúc kết nên,

Như đã biết, vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục là rất lớn. Thầy cô là những người định hướng, chỉ bảo cho chúng ta để chúng ta tiếp cận với tri thức của nhân loại. Tuy nhiên việc học tập không giới hạn tại một nơi, một đối tượng mà nó diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều đối tượng khác nhau. Chúng ta có thể học tập các kinh nghiệm lao động, sản xuất, các kỹ năng sống cơ bản từ ông bà, cha mẹ. Học từ những người xung quanh và bạn bè là một trong những đối tượng đó. Ở trường lớp, vai trò của thầy cô không thể nào phủ nhận nhưng không phải lúc nào thầy cô cũng theo sát chúng ta được, trong những hoạt động xã hôi, giờ vui chơi giải trí thì bạn bè là những người gần gũi ta hơn cả. Sống trên đời mấy ai nói mình không có ai làm bạn. Những người bạn sát cánh bên ta lúc vui buồn, khi thành công hay thất bại, nơi học tập hay trong công việc.Có những điều với thầy cô thì ta ngại nói ra nhưng với bạn bè thì lại khác. Ta có thể thoải mái bày tỏ tâm tư, khuyết điểm, những mặt yếu kém trước bạn của mình. Từ đó cùng tìm ra phương hướng giải quyết và được bạn góp ý, chỉ bảo. Chữ “không tày” chính là mang ý nghĩa trên.

Xem thêm:  Viết một đoạn văn [từ 8 đến 10 câu] về cảnh đẹp của quê hương em, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép

Thực tế chúng ta học được ở bạn bè những gì? Trong một lớp học, mặc dù xuất phát điểm giống nhau, cùng học trong một môi trường nhưng không phải tất cả đều có khả năng tiếp thu giống nhau. Vì thế bao giờ trong lớp cũng phân chia ra những người học giỏi, học kém mà giờ lên lớp hay sự tiếp xúc vớ thầy cô là có giới hạn nên vai trò của người bạn rất quan trọng. Ta kém, ta có thể học hỏi từ những bạn học giỏi hơn nếu ta không giấu dốt. Ngoài học tập về kiến thức thì chúng ta còn học hỏi được những kỹ năng sống, cách hòa nhập với mọi người, phương pháp học tập hiệu quả… Tuy nhiên không phải chúng ta chỉ học ở những người học giỏi hơn mình, nhiều khi bạn học giỏi không có nghĩa là bạn biết áp dụng vào thực tiễn, nhân cách tốt hay có hiểu biết xã hội rộng hơn người khác. Có nhiều khi chính những người học yếu, những người hay chơi bời họ lại có những va chạm với xã hội, có nhiều hiểu biết hơn. Mà việc học của chúng ta không phải mỗi kiến thức sách vở mà còn là học cách đối đáp, ứng xử, rèn luyện đạo đức.

Ngược lại với những người có ý chí cầu tiến, mục tiêu học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân thì cũng có những người tự kiêu hoặc quá tự ti, khép mình. Trước hết với những người tự kiêu, họ luôn cho mình là giỏi, là trung tâm của vũ trụ,luôn thấy rằng không ai bằng mình nên chẳng việc gì phải hạ mình đi học hỏi từ người khác. Đó chính là những người có tư duy hạn hẹp, “ếch ngồi đáy giếng” và sớm muộn thì cũng sẽ gặp những hậu quả khôn lường từ thói tự kiêu đó. Còn những người tự ti thì họ vừa đáng thương lại vừa đáng trách. Có khi họ tự ti về những khiếm khuyết của bản thân, xấu hổ vì sự tiếp thu chậm hơn mọi người và sợ mọi người chê cười. Đây là trường hợp thường xuyên bắt gặp trong mỗi lớp học. Mỗi chúng ta cần phải hiêu rằng, muốn học tập tốt hơn, muốn hoàn thiện bản thân và tích lũy tri thức thì chúng ta phải không ngừng học tập, không những học ở thầy cô, ông bà cha mẹ mà còn phải học tập ở ngay những bạn bè cùng trang lứa.

Qua những phân tích trên có thể thấy rằng “Học thầy không tày học bạn” là một bài học được đúc kết ngắn ngọn, súc tích mà không kém phần sâu sắc. Nó giống như một phương pháp, một kim chỉ nam cho học tập, để mỗi chúng ta mở rộng phạm vi và đối tượng để học tập, rèn luyện, tích lũy thêm vốn sống cho bản thân.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề