Chức vụ của binh nhì chiến sỹ là gì năm 2024

Chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hạ Giang, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật về Nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện Nghĩa vụ quân sự. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại thì chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định cụ thể như sau:

1. Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:

  1. Phó trung đội trưởng và tương đương;
  1. Tiểu đội trưởng và tương đương;
  1. Phó tiểu đội trưởng và tương đương;
  1. Chiến sĩ.

2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:

  1. Thượng sĩ;
  1. Trung sĩ;
  1. Hạ sĩ;
  1. Binh nhất;

đ) Binh nhì.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được phong, thăng cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ; có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được thăng quân hàm trước thời hạn; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn về chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

Kỳ tuyển quân năm 2022 đã tới, mấy ngày qua có nhiều bạn đọc gửi câu hỏi tới Báo Quân đội nhân dân Điện tử với nội dung liên quan đến công tác tuyển quân và những chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ. Trong đó có bạn Đỗ Ngọc Long ở xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang hỏi: Đề nghị Báo Quân đội nhân dân Điện tử cho biết chức vụ, cấp bậc đối với hạ sĩ quan, binh sĩ như thế nào?

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi, Báo Quân đội nhân dân Điện tử trả lời như sau: Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ như sau:

1. Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ: Phó trung đội trưởng và tương đương; Tiểu đội trưởng và tương đương; Phó tiểu đội trưởng và tương đương; Chiến sĩ.

2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ: Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ. Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có 2 bậc quân hàm: Binh nhất, Binh nhì.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được phong, thăng cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ; có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được thăng quân hàm trước thời hạn; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc.

BÁO QĐND ĐIỆN TỬ

Chức vụ của binh nhì chiến sỹ là gì năm 2024

Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào?

Bạn đọc Triệu Thế Tài ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội gửi câu hỏi tới fanpage Báo Quân đội nhân dân Điện tử với nội dung: Đề nghị Báo Quân đội nhân dân Điện tử cho biết thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý thế nào?

Chức vụ của binh nhì chiến sỹ là gì năm 2024

Thời gian khám sức khỏe và thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022 diễn ra khi nào?

Bạn đọc Nguyễn Văn Hoàng ở xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hỏi: Đề nghị Báo Quân đội nhân dân Điện tử cho biết thời gian khám sức khỏe và thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022 là khi nào?

Chức vụ của binh nhì chiến sỹ là gì năm 2024

Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì?

Bạn đọc Nguyễn Tiến Trung ở xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hỏi: Đề nghị Báo Quân đội nhân dân Điện tử cho biết công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BQP, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có hai bậc quân hàm: Binh nhất, Binh nhì.

2. Thời điểm phong cấp bậc Binh nhì cho binh sĩ là khi nào?

Cụ thể tại Điều 6 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định về thời điểm phong cấp bậc Binh nhì cho binh sĩ như sau:

(1) Công dân được gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận.

(2) Công dân qua tuyển sinh quân sự vào học tập tại các trường, được cấp có thẩm quyền công nhận là quân nhân thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày được công nhận quân nhân.

(3) Binh sĩ dự bị hạng hai khi được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm.

3. Ai có thẩm quyền phong cấp bậc Binh nhì cho binh sĩ?

Việc phong cấp bậc Binh nhì cho binh sĩ sẽ do các đối tượng có thẩm quyền sau đây thực hiện:

- Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định phong cấp bậc Binh nhì đối với quân nhân thuộc quyền;

- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) quyết định phong quân hàm Binh nhì đối với công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

(Khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BQP)

4. Quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ

Theo Điều 9 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:

+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;

+ Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

+ Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;

+ Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

5. Hạ sĩ quan, binh sĩ có các chức vụ, cấp bậc quân hàm nào?

Cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

- Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:

+ Phó trung đội trưởng và tương đương;

+ Tiểu đội trưởng và tương đương;

+ Phó tiểu đội trưởng và tương đương;

+ Chiến sĩ.

- Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:

+ Thượng sĩ;

+ Trung sĩ;

+ Hạ sĩ;

+ Binh nhất;

+ Binh nhì.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].