Chức năng tiền đình tiếng anh là gì

Biểu hiện của rối loạn tiền đình sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Vì sao bị rối loạn tiền đình và rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình [vestibular disorders] là tình trạng bệnh gây mất thăng bằng tư thế do tổn thương liên quan đến hệ thống tiền đình.

Hệ tiền đình gồm những bộ phận nằm ở tai trong và não có chức năng giữ thăng bằng, duy trì tư thế, dáng bộ, đảm bảo phối hợp cử động giữa toàn thân, mắt và đầu. Bởi vậy, bất cứ một tổn thương nào tại hệ thống này đều có thể làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình, điển hình là chóng mặt, mất thăng bằng.

Các triệu chứng của rối loạn chức năng tiền đình thường lặp đi lặp lại, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

2. Vì sao bị rối loạn tiền đình?

Nguyên nhân nào gây rối loạn tiền đình? Rối loạn tiền đình không phải là bệnh nguyên phát mà là hậu quả của các bệnh khác. Các nguyên nhân gồm có:

  • Do thiếu máu não, điều này dẫn đến việc lượng máu cung cấp cho cơ quan tiền đình bị giảm sút.
  • Tổn thương dây thần kinh tiền đình ốc tai [dây số 8]: U dây thần kinh số 8, viêm dây thần kinh số 8 do virus.
  • Tổn thương tai: Viêm tai trong, tai giữa do vi khuẩn hoặc virus, bệnh Meniere… hoặc nhiễm độc tai do thuốc.
  • Bất thường về mạch máu não, u não, sau đột quỵ..‏.
  • Do các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tuyến giáp, suy thận mạn…
  • Đột quỵ: Rối loạn tiền đình nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ nhồi máu não.

Triệu chứng của rối loạn tiền đình phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, tùy từng bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu khác nhau.

  • Triệu chứng rầm rộ nhất ở rối loạn tiền đình ngoại biên người bệnh dễ bị chóng mặt: có thể là các cơn chóng mặt thoáng qua, mất thăng bằng, choáng váng, không đứng vững, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
  • Nếu bệnh nặng có thể dẫn tới tình trạng các cơn chóng mặt kéo dài, giảm thính lực nặng, nôn mửa, giảm nhịp tim, giảm tập trung, vã mồ hôi, đứng khó hoặc dễ bị té ngã…
  • Với người mắc rối loạn tiền đình trung ương thường đi đứng khó khăn dáng đi như người say rượu, chóng mặt kèm theo nôn mửa, giảm thính lực, khó phối hợp các động tác…

Nếu tình trạng rối loạn tiền đình nặng có thể dẫn tới tình trạng các cơn chóng mặt kéo dài.

4. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

- Rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu. Những triệu chứng của rối loạn tiền đình kéo dài [chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng…] sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều này khiến bệnh nhân dễ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán.

- Chấn thương. Người bệnh dễ bị chấn thương do té ngã khi cơ thể mất thăng bằng, đi đứng gặp khó khăn. Việc té ngã dễ dẫn đến những chấn thương không mong muốn đặc biệt nguy hiểm hơn khi tham gia giao thông, lúc thức dậy vào buổi đêm, khi làm việc ở nơi có độ cao.

5. Có mấy loại rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình được chia thành hai loại dựa vào vị trí tổn thương.

Rối loạn tiền đình ngoại biên [thường gặp ở 90-95%]

Do tổn thương bộ phận tiền đình ở tai trong và dây thần kinh số 8. Nguyên nhân thường do viêm hoặc u dây thần kinh số 8, viêm tai giữa, tai trong, bệnh Mernier, hoặc các bệnh chuyển hóa…

Các triệu chứng thường rầm rộ, chủ yếu là chóng mặt, mất thăng bằng. Rối loạn tiền đình ngoại biên ít nguy hiểm đến tính mạng và dễ điều trị.

Rối loạn tiền đình trung ương [khoảng 5-10%]

Do tổn thương nhân tiền đình hoặc đường liên hệ giữa các nhân tiền đình trong thân não, tiểu não. Nguyên nhân thường do nhồi máu não, xuất huyết não, u não hoặc viêm não…

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai [hai bên] có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng duy trì tư thế, dáng, phối hợp với cử động của mắt, đầu và thân mình.

Tiền đình gồm tiền đình xương và các ống bán khuyên xương.

Các tín hiệu âm thanh sẽ dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác [dây số 8] truyền về não, được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh. Cơ quan đảm nhiệm chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng điện thần kinh là ốc tai. Ba vòng bán khuyên được gắn liền với ốc tai tạo hình 3D trong không gian, giúp cho cơ thể nhận biết vị trí của mình trong không gian ba chiều.

Tiền đình xương

Là một phần của mê nhĩ xương, là một hốc xương rỗng ở giữa, có hình bầu dục, thẳng góc với trục của xương đá có hình hộp chứa xoang nang và cầu nang

  • Mặt ngoài: có cửa sổ bầu dục bị xương bàn đạp từ hòm nhĩ ấn vào
  • Mặt trong: có ngách bầu dục do soan nang tựa vào và ngách cầu do cầu nang tựa vào.

Ống bán khuyên xương

Có 3 ống hình vành hướng theo 3 chiều không gian của mặt sau tiền đình xương

  • Vành ngang: vuông góc với trục xương đá
  • Vàng đứng dọc: song song với trục xương đá
  • Vành nằm ngang: vuông góc với hai vành trên

Các ống thông hai đầu với tiền đình. Một đầu phình rộng gọi là phình bán khuyên, các ống bán khuyên có tác dụng giữ thăng bằng và điều chỉnh về hướng chiều cho cơ thể. Nếu tổn thương ống bán khuyên, khi ngả đầu về bên đó sẽ kích thích cả 3 ống gây ra chóng mặt.

Tiền đình màng

Là một phần của mê nhĩ màng [mê nhĩ màng nằm trong mê nhĩ xương].

Gồm có hai bọng là soan nang và cầu nang. Nội dịch ở trong hai bọng thông với nhau và thông vào tiền đình màng qua ống nội dịch, ống này ở đầu phình ra và tịt lại gọi là túi bịt nội dịch

Ống bán khuyên màng

Là một phần của mê nhĩ màng, ống bán khuyên màng nằm trong ống bán khuyên xương, chiếm ⅕ thể tích nền đi từ mảnh xoắn ốc tới ống xoắn ốc.

Tiền đình có chức năng chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi cơ thể di chuyển, khi cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác của cơ thể, từ đó giúp cho cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh nằm trong não bộ

Phản xạ tiền đình - mắt: giúp cho mắt nhìn cố định vào vật trong khi đầu xoay. Ví dụ khi đầu xoay sang trái , mắt chuyển động sang trái, mắt chuyển động sang phải để giữ cho ảnh nằm trên vùng trung tâm võng mạc. Khi mắt đã chuyển dời đến chỗ xa nhất [khóe mắt] thì lại rất nhanh chóng trở về giữa mắt. Nếu đầu vẫn tiếp tục quay, mắt lại chuyển theo hướng ngược lại với hướng quay của đầu. Đây là hiện tượng rung giật nhãn cầu. Cử động chậm của mắt để nhìn cố định vào vật là do các ống bán khuyên. Tổn thương các đường tiền đình có thể gây rung giật nhãn cầu khi xoay đầu.

Phản xạ đá tai receptor trong các túi nhỏ bị kích thích bởi gia tốc thẳng của đầu khi rơi từ trên cao xuống và gây ra phản xạ co các cơ chi dưới trước khi bàn chân chậm đất nhằm tránh cho chân bị tổn thương khi xuống cầu thang hoặc nhảy từ cao xuống.

Để có một sức khỏe tốt, phòng được bệnh rối loạn tiền đình cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các thực phẩm như rượu bia, thuốc lá đặc biệt đối với người cao tuổi. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Những người làm việc trong văn phòng quá lâu, cần có thói quen đứng dậy thay đổi tư thế sau mỗi 45 phút làm việc.

Tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng lo âu, cần giữ tinh thần thoải mái, thư giãn nhẹ nhàng bằng cách nghe nhạc, chạy bộ, tham gia sinh hoạt cộng đồng để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hạn chế tiếp xúc với những nơi có tiếng ồn lớn, tiếng động mạnh như còi xe nói riêng, các phương tiện giao thông nói chung.

Chủ Đề