Chưa tìm thấy kháng thể kháng hiv 1/2 là gì

Giải đáp chính xác thắc mắc về xét nghiệm chuẩn đoán nhiễm HIV, nhiễm HIV bao lâu xét nghiệm có kết quả, xét nghiệm bao lâu thì biết chính xác có nhiễm hay không? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.

Nhiều người đều đặt ra câu hỏi là nếu tôi nghi ngờ mình bị nhiễm HIV sau khi bị phơi nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ cao thì xét nghiệm máu sau 1, 2, 3, 6 tháng có chính xác không? xét nghiệm ở đâu tại Đà Nẵng?

Các xét nghiệm phơi nhiễm HIV có những loại nào

Xét nghiệm sau bao lâu thì chính xác? XÉT NGHIỆM HIV TẠI ĐÀ NẴNG

Các xét nghiệm HIV nói chung gồm hai loại: Loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV, loại thứ hai nhằm tìm ra chính con virus HIV hoặc các mảnh cấu tạo nên nó.

Trong tầm soát và chẩn đoán HIV, thông thường người ta sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, bao gồm cả test nhanh, Elisa, Western Blot… Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra bản thân virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Để biết những trường hợp phơi nhiễm HIV, bạn có thể xem tại bài viết phơi nhiễm HIV là gì?

Tùy vào loại xét nghiệm mà thời gian để có kết quả chính xác cũng khác nhau bạn nhé?

Thông thường. người ta sử dụng xét nghiệm tìm kháng thể HIV để sàng lọc và chẩn đoán HIV. Máy móc có thể nhận biết kháng thể kháng virus từ sau 3 tuần bị nhiễm, nhưng để xét nghiệm này có kết quả chính xác nhất phải sau ít nhất 3 tháng, và 6 tháng. Bản chất của những xét nghiệm này là tìm kháng thể kháng virus HIV nên đòi hỏi cơ thể phải có thời gian đủ để sản sinh kháng thể trong khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, được tính khoảng từ 3 – 6 tháng. Theo khuyến cáo, những người có hành vi có nguy cơ cao hoặc phơi nhiễm nên xét nghiệm vào các khoảng thời gian như sau:

Ví dụ như quan hệ tình dục không an toàn, dẫm phải kim tiêm có chứa máu của người nhiễm HIV, trong khoảng thời gian này bệnh nhân vẫn có thể dùng các loại thuốc kháng virus dự phòng phơi nhiễm.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặc biệt là cơ thể đã nhiễm virus HIV nhưng các kháng thể vẫn chưa được sản sinh hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỏ nên xét nghiệm không xác định được mầm bệnh hoặc cho là không có bệnh.

Thông thường, “thời kỳ cửa sổ” kéo dài từ 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp kéo dài hơn nhưng không quá 6 tháng, đa số sau 3 tháng mà các xét nghiệm cho kết quả âm tính có thể yên tâm rằng không mắc virus HIV.

Với trẻ sơ sinh nghi ngờ bị di truyền do mẹ thì chỉ có thể xác định chính xác sau khi bé đủ 18 tháng tuổi tức là 1,5 năm, những trường hợp này, người ta sẽ làm xét nghiệm PCR tìm chính con virus đó…

Thời gian để cho giá trị xét nghiệm trở nên chính xác là vào khoảng 3 – 6 tháng bởi vì lúc này cơ thể người bệnh mới sản sinh ra các kháng thể để chống lại virut HIV và thực chất hầu hết các loại xét nghiệm không phải tìm ra virus HIV mà là đi tìm kháng thể chống virus HIV.

Thời gian 22 ngày kể từ sau khi có hành vi nguy cơ cao hoặc phơi nhiễm [tức là khoảng 3 tuần sau], bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu HIV Ag/Ab để phát hiện ra cả kháng thể lẫn con virus… một cách khá chính xác nhất

Trong khoảng thời gian 3 tháng [12 tuần] sau khi có hành vi nguy cơ cao hoặc phơi nhiễm – thực hiện thêm xét nghiệm HIV/Anti HIV cho phép phát hiện kháng thể virus HIV một cách chính xác tuyệt đối [sau khi đã thực hiện xét nghiệm máu HIV Ag/ab combo]. Nếu cho kết quả âm tính thì khả năng không lây nhiễm rất cao và chắc chắn rồi đó bạn nhé

Trong khoảng thời gian 6 tháng [24 tuần], cần thực hiện tiếp xét nghiệm lần cuối để xác định chính xác khả năng nhiễm virus.

Dù thời gian xét nghiệm chính xác nhất là từ 3-6 tháng nhưng do tính chất nguy hiểm cũng như thời gian ủ bệnh HIV kéo dài, Phòng khám chúng tôi luôn khuyến cáo bệnh nhân đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, chứ không chờ đủ “thời gian cửa sổ” và thường xuyên định kỳ xét nghiệm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ:

Tất cả biểu hiện về HIV em đọc được ở các tài liệu thì ở cơ thể em đều có. Em rất sợ khi đi xét nghiệm máu. Một thời gian tinh thần dần ổn định hơn em quyết định đến Bệnh viện Huyết học Trung ương để kiểm tra. Hôm đó cách ngày em đã quan hệ không an toàn tròn 5 tháng. Và kết quả xét nghiệm của em là âm tính, như vậy đã yên tâm chưa ạ? [Phú]

Trả lời:

Chào bạn,

Câu hỏi của bạn xoay quanh khái niệm “thời kỳ cửa sổ” trong chẩn đoán HIV bằng xét nghiệm.

Quảng cáo

Các xét nghiệm tầm soát nhiễm HIV thông thường là xét nghiệm gián tiếp, nhằm phát hiện sự hiện diện trong máu của kháng thể kháng HIV. Thông thường, khi HIV xâm nhập vào cơ thể và đủ nồng độ để gây bệnh, HIV sẽ bắt đầu tiến trình sinh sản và phát triển của mình, cùng lúc này, cơ thể bắt đầu nhận biết và sản sinh kháng thể chống lại HIV.

Do vậy, việc phát hiện kháng thể kháng HIV trong máu giúp xác định gián tiếp sự hiện diễn của virus HIV. Nếu có mặt kháng thể kháng HIV chứng tỏ người này đã nhiễm HIV trước đó. Ngược lại, nếu xét nghiệm trả lời “không tìm thấy kháng thể kháng HIV” thì câu trả lời gián tiếp là “người đó chưa bị nhiễm HIV”.

Quá trình sản sinh kháng thể đòi hỏi một thời gian nhất định, thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”. Trong đa số trường hợp, khoảng thời gian này dao động từ vài tuần đến 3 tháng, một số rất ít có thể kéo dài hơn đến 6 tháng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mốc thời gian 3 tháng được cho là phổ biến và có giá trị trong chẩn đoán trường hợp âm tính, cụ thể như sau:

Quảng cáo

- Hai lần xét nghiệm âm tính cách nhau 3 tháng, không có lần phát sinh hành vi nguy cơ nào trong khoảng thời gian này.

- Một lần xét nghiệm âm tính cách thời điểm có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất là 3 tháng.

Hai trường hợp này, trên cơ bản, kết quả xét nghiệm âm tính được đồng nghĩa với chẩn đoán “người này không bị nhiễm HIV”.

Trường hợp của bạn, theo chia sẻ, đã có kết quả xét nghiệm âm tính vào thời điểm 5 tháng tính từ lần có quan hệ tình dục không an toàn với cô gái nhiễm HIV. Nếu tính từ thời điểm đó cho đến khi làm xét nghiệm, bạn không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV nào khác, thì kết quả này được cho là “có độ tin cậy cao”, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả này.

Ở đây, tôi xin nhấn mạnh, không chỉ quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mới là hành vi nguy cơ. Trong lây nhiễm HIV, do tính chất âm thầm của bệnh, tất cả các lần có quan hệ tình dục không bảo vệ với người không rõ tình trạng huyết thanh đều được xem là “hành vi nguy cơ”.

Nói cách khác, nếu trong thời gian vừa qua, bạn có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với một người nào đó, thì kết quả âm tính của lần xét nghiệm này sẽ giảm đi độ tin cậy. Nếu rơi vào trường hợp này, xét nghiệm HIV kiểm tra sau đó 3 tháng là khuyến cáo chung của ngành y tế. Một khuyến cáo khác của CDC – Hiệp hội quản lý Bệnh tật Mỹ, cho rằng bất cứ ai có hành vi quan hệ tình dục nên kiểm tra HIV định kỳ mỗi 3 tháng.

Lựa chọn hành vi tình dục vốn phụ thuộc vào từng cá nhân, và là quyền của mỗi người chọn cho mình những hành vi phù hợp. Để tránh có những lần “lo lắng, bất an” hay thậm chí “hoang mang vì những biểu hiện giống HIV”, tôi khuyên bạn nên chọn cho mình những biện pháp tình dục an toàn, trong đó, bao cao su luôn được xem là "người bạn" đáng tin cậy.

Thân ái.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

Video liên quan

Chủ Đề